Con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày: Ác duyên có thể hoá giải nếu làm được điều này

Con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày: Ác duyên có thể hoá giải nếu làm được điều này

Con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày: Ác duyên có thể hoá giải nếu làm được điều này

Con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày: Ác duyên có thể hoá giải nếu làm được điều này

Con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày: Ác duyên có thể hoá giải nếu làm được điều này
Con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày: Ác duyên có thể hoá giải nếu làm được điều này
Chủ nhật, 29-12-2024 22:16, (GMT+07:00)
Con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày: Ác duyên có thể hoá giải nếu làm được điều này
03-07-2019 08:25

Mấy ngày nay, vụ việc con dâu đánh mẹ chồng bầm tím mặt mày ở Bình Phước đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu xưa nay vẫn thường khá tế nhị, nhưng căng thẳng, bộc phát đến mức độ này thì phải chăng, mỗi người đều nên nhìn lại chính mình?

Theo Vietnamnet, vào ngày 24/6 vừa qua, bà Đỗ Thị Tạo (65 tuổi) ngụ tại xã Long Hà, Phú Riềng, Bình Phước bị con dâu là chị N.T.T.T. (32 tuổi) đánh đập sau khi mâu thuẫn lớn tiếng qua lại; chị T. mới sinh con được 3 tháng.

Theo lời bà Tạo, bà hiện đang ở cùng gia đình con trai để chăm sóc cháu nội, con trai bà đi làm xa, bà cố gắng chăm sóc, đỡ đần, nấu nướng… nhưng con dâu thường hay “kiếm chuyện để gây gổ” và xúc phạm bà. Sự việc lên cao trào khi tối 24/6, theo thói quen, bà Tạo đi tiểu vào bô rồi để cạnh bồn cầu, định hôm sau đem ra vườn tưới rau. Lúc đó, chị T. đã lớn tiếng với mẹ chồng, xông vào đánh đập và túm tóc mẹ chồng như kẻ thù. Sau đó, chị T. khóc lóc xin lỗi và xin mẹ đừng kể với ai. Tuy nhiên, sáng hôm sau do cảm thấy sức khỏe không ổn nên bà Tạo nhờ người điện cho các con của mình đến. Khi ấy, các con bà mới tá hỏa và chụp ảnh của mẹ đăng lên mạng xã hội.

Là người ngoài cuộc, chúng ta khó lòng biết hết nội tình câu chuyện này. Bà Tạo bị hành hạ như vậy quả thực rất đáng thương, chị T. đánh mẹ chồng quả thực rất đáng giận, nhưng phụ nữ mới sinh con thường dễ bị stress, khó làm chủ tâm trạng, chúng ta lại cũng không hiểu hết những uẩn khúc, uất ức đằng sau.

Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội.

Hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh có một câu đối đề trên ngọc bích là: “Nguyện cho cha mẹ chồng trong thiên hạ bỏ ra ba phần thương yêu con gái để thương yêu con dâu của mình” và “Mong cho người làm con trai trong thế gian lấy bảy phần chiều theo ý vợ để chiều theo ý của cha mẹ mình”. Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu từ xưa đến nay vốn dĩ phức tạp như vậy, “oan gia trái chủ” không phải là hiếm.

Trong văn hoá truyền thống, người phụ nữ ứng với quẻ Khôn tượng trưng cho Đất. Mẹ chồng nàng dâu ở chung nhà, Khôn cộng với Khôn chính là tượng quẻ Thuần Khôn. Nếu chuyển hóa tốt thì Khôn Thổ sẽ chuyển thành Tịnh Thổ với đầy đủ thiện báo và phúc phận. Không giải quyết được thì oan gia kết thêm, oán chồng oán thì chính là Âm Thổ, địa ngục tại nhân gian.

“Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có viết:

Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu.
Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình. 

Dịch nghĩa:

Họa phúc không có lối mà do người tự triệu.
Báo ứng thiện ác như bóng theo hình.

Nói cách khác, nếu mẹ chồng bị con dâu khinh thường, xúc phạm thì rất có thể là vì nợ nghiệp từ tiền kiếp hoặc chính kiếp này. Nếu mẹ chồng có thể bao dung, nhẫn nhịn, dùng tình thương yêu con gái để đối đãi với con dâu thì dần dần có thể hoá giải oán cừu, mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Quá trình nhẫn nại chịu khổ cũng chính là quá trình hoàn trả nợ nghiệp, chuyển nghiệp thành đức, nhờ đó mà có được phúc phận nhân sinh để lại cho cháu con. Dân gian hay nói “Phúc đức tại mẫu”, rất là có đạo lý vậy.

Thế còn là con dâu, nếu bị mẹ chồng ức hiếp, chịu oan ức thì làm thế nào? Khi cảm thấy thật khó chịu đựng, dường như phải bộc phát ra mới hả giận, thì xin bạn hãy nghĩ đến quy luật Nhân Quả. Thiên Đạo là công bằng, có vay có trả. Nếu kiếp trước bạn chưa từng nợ ai, thì kiếp này họ sẽ không tìm bạn đòi nợ. Giả sử mẹ chồng bạn đối đãi với bạn vô lý quá phận mà bạn nhẫn nhịn được, thì bạn sẽ tích được rất nhiều đức, từ đó có được phúc báo tốt đẹp về sau.

Ngoài ra, theo luân thường đạo lý, làm con phải hiếu kính cha mẹ. Cuốn sách “Phép tắc người con” do tiên sinh Lý Dục Tú đời nhà Thanh biên soạn có viết: “Cha mẹ thương, hiếu đâu khó. Cha mẹ ghét, hiếu mới hay”. Một ví dụ chính là Mẫn Tử Khiên, học trò của Khổng Tử. Cậu bị mẹ kế ghét bỏ, trời rét bà may áo bông cho con ruột bà nhưng chỉ độn hoa lau làm áo cho Mẫn Tử Khiên. Tử Khiên đánh xe cho cha, run cầm cập nhưng không hé răng nửa lời. Đến khi cha cậu phát hiện, đùng đùng nổi giận đòi đuổi mẹ kế đi. Tử Khiên quỳ xuống xin cha đừng ruồng bỏ mẹ. Mẹ kế của cậu cảm động rơi lệ, từ đó thật lòng yêu thương Mẫn Tử Khiên, gia đình hoà thuận. 

Mẫn Tử Khiên khuyên cha bỏ qua cho người mẹ kế. (Ảnh minh họa: sfkorean.com)

Trong xã hội hiện đại cổ xuý tự do cá nhân, buông lỏng cá tính, người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi các quan niệm đấu tranh, “bình đẳng” nên phẩm chất nhu thuận, dịu dàng, thiện lương vốn có đã bị mai một nhiều. Nhiều người lầm tưởng rằng càng thoải mái bộc lộ “cái Tôi” của mình sẽ càng có lợi, càng vui vẻ, thực ra không phải. Giữa người với người, nhường nhịn một chút, nể vì nhau một chút, khiêm hạ một chút mới là trạng thái tốt đẹp chân chính. Người phụ nữ khiêm nhường không hề mất mát điều gì, ngược lại sẽ đắc được tất cả những điều nên đắc. Kính trên, nhường dưới, mẹ chồng và nàng dâu làm được như vậy thì nào xảy ra những sự việc đau lòng như trên?

Nếu nhìn xung quanh không có ai làm gương thì chúng ta có thể học hỏi từ người xưa. Triều nhà Minh, ở Vô Tích tỉnh Giang Tô có một người phụ nữ nông dân tên là Vương Thị, gia cảnh nghèo khổ, lại gặp phải năm mất mùa (1). Chồng cô đi làm xa, Vương Thị ngày đêm miệt mài dệt vải, dốc hết sức chuẩn bị cơm, thức ăn cho cha mẹ chồng, còn cô thì ăn cám và rau quả dại.

Một lần mẹ chồng tình cờ đi xuống bếp, nhìn thấy những thứ cô đang ăn, không nén nổi nước mắt tuôn rơi. Sau này Vương Thị sống thọ 80 tuổi, không có bệnh tật gì, yên lành ra đi. Người nhà mộng thấy một đoàn người cầm cờ tấu nhạc đến nghênh đón người phụ nữ hiếu hạnh ra đi. Trong xóm có vị cống sinh, mỗi lần đi qua cổng nhà Vương Thị đều nhất định đứng ngoài cổng kính lễ 3 vái, bày tỏ lòng tôn kính. 

Khiêm Từ - Theo dkn.tv

(1) Câu chuyện trích từ sách “Phép tắc người con” do Đại Kỷ Nguyên biên dịch từ bản gốc “Tài liệu giáo khoa Văn hóa” của trang mạng Chánh Kiến (zhengjian.org).

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP