Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ
Thứ hai, 13-01-2025 05:24, (GMT+07:00)
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ
22-10-2020 10:17

Trung Quốc là một quốc gia chiến lang, đàn áp người dân của chính mình và tìm cách cưỡng ép cả các nước láng giềng và các cường quốc phương Tây, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien nói.

(Từ trái qua phải) Cố vấn của tổng thống về Serbia-Kosovo Richard Grenell, cố vấn cấp cao của Tổng thống Jared Kushner và Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien đặt câu hỏi trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington vào ngày 4/9/2020. (Nguồn ảnh: Drew Angerer / Getty Images)

Ngày 21/10, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump cáo buộc, Trung Quốc tìm cách đánh cắp nghiên cứu vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán từ phương Tây. Ông cũng xem Trung Quốc là một đối thủ tàn độc đang tìm cách độc chiếm mọi ngành công nghiệp quan trọng của Thế kỷ 21, theo Reuters.

Tổng thống Trump xác định, Trung Quốc là đối thủ chính của Hoa Kỳ và cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lợi dụng thương mại cũng như thông tin bóp méo về đợt bùng phát virus Corona Vũ Hán mà ông gọi là “bệnh dịch Trung Quốc”.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ - ông Robert O’Brien - nói với các quan chức tình báo và quân sự hàng đầu của Anh và Hoa Kỳ rằng, Trung Quốc là một quốc gia chiến lang, đàn áp người dân của chính mình và tìm cách cưỡng ép cả các nước láng giềng cũng như các cường quốc phương Tây.

“ĐCSTQ đang tìm kiếm sự thống trị trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề… (và) có kế hoạch độc quyền hóa mọi ngành quan trọng đối của Thế kỷ 21”, ông O’Brien nói với Diễn đàn Tương lai Đại Tây Dương, thông qua một liên kết video tới tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh.

“Gần đây nhất, Trung Quốc đã sử dụng hoạt động gián điệp trên không gian mạng để nhắm vào các công ty đang phát triển vaccine và phương pháp điều trị Covid ở châu Âu, Anh và Hoa Kỳ trong khi gửi thông điệp muốn hợp tác quốc tế”, ông O’Brien nói.

Việc Trung Quốc tăng cường phát triển kinh tế và quân sự trong 40 năm qua là một trong những mối quan tâm địa chính trị quan trọng nhất trong thời gian gần đây.

Ông O’Brien cho biết, phương Tây đã nhượng bộ Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, bao gồm việc để Trung Quốc trở thành thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì tin rằng Bắc Kinh sẽ cởi mở về kinh tế và chính trị, đồng thời nới lỏng các rào cản đối với các công ty nước ngoài.

“Đáng buồn thay, đó là những cam kết mà Trung Quốc không tuân theo cho đến tận bây giờ. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã nhân đôi cách tiếp cận độc tài của họ và nền kinh tế theo chủ nghĩa trọng thương, do nhà nước thống trị”, cựu luật sư của Los Angeles nói.

Xem thêm: Truyền thông Đức: Sự tra tấn của ĐCS Trung Quốc tàn khốc hơn tưởng tượng

Năm 1979, Trung Quốc có nền kinh tế nhỏ hơn nước Ý, nhưng sau khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài và thực hiện cải cách thị trường, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trung Quốc đang có các công ty dẫn đầu toàn cầu trong một loạt các công nghệ của Thế kỷ 21 như trí tuệ nhân tạo, y học tái tạo và polyme dẫn điện.

Ông O’Brien nhận định rằng, phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng phát virus Corona Vũ Hán đã khẳng định mọi nghi ngờ còn tồn tại về ý định của Bắc Kinh.

Ông nói rằng, Trung Quốc đã hợp tác với các tổ chức quốc tế và buộc họ phải lắp đặt thiết bị viễn thông của Trung Quốc trong các cơ sở của họ. Ông cáo buộc ĐCSTQ đã ngăn chặn các công ty nước ngoài trong khi trợ cấp cho các công ty của Trung Quốc.

Cố vấn an ninh Hoa Kỳ cho biết, dự án quốc tế hàng đầu của Trung Quốc có tên "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường" (BRI), liên quan đến việc cung cấp cho các quốc gia nghèo "các khoản vay không bền vững" để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng chỉ mang tính tượng trưng, sử dụng các công ty và lao động Trung Quốc.

Ông O’Brien nói: “Sự phụ thuộc của các quốc gia này vào khoản vay từ Trung Quốc khiến chủ quyền của họ bị xói mòn, và họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo đường lối của ĐCSTQ khi bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc hay trong các vấn đề khác”.

Trung Quốc đã thực hiện những nỗ lực nhằm chiếm giữ toàn bộ 54 quốc gia tại lục địa châu Phi thông qua bẫy nợ lớn, vì một đất nước nhỏ bé đến đâu cũng vẫn có một lá phiếu bình đẳng trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, theo trang tin tfipost.

Các quốc gia ủng hộ cuộc đàn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Hong Kong cũng là những quốc gia đang gánh chịu những khoản nợ lớn của Bắc Kinh. 

Xem thêm: 49 nhà lập pháp Mỹ kêu gọi ngừng tra tấn và mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Tất nhiên, các nước châu Phi này sẽ không "nói trắng" ra rằng, họ sẽ chính thức ủng hộ chính sách bành trướng của Trung Quốc chỉ khi Bắc Kinh đề nghị giảm nợ, theo trang tin tfipost.

Chẳng hạn, Zimbabwe đã cố gắng tiết kiệm 50 triệu USD từ khoản giảm nợ mà Trung Quốc đưa ra. Các quốc gia khác như Angola, Sudan và Cộng hòa Congo (Brazzaville) cũng đang ủng hộ hành động đàn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Hong Kong và đồng thời yêu cầu xóa nợ.

Nguyễn Minh - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP