Chuyên gia: Trung Quốc sẽ “hung hăng hơn” sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ “hung hăng hơn” sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ “hung hăng hơn” sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ “hung hăng hơn” sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ “hung hăng hơn” sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết
Chuyên gia: Trung Quốc sẽ “hung hăng hơn” sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết
Thứ ba, 14-01-2025 22:25, (GMT+07:00)
Chuyên gia: Trung Quốc sẽ “hung hăng hơn” sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết
18-06-2022 09:22

Theo ông Gordon Chang, tác giả và thành viên cấp cao tại Viện Gatestone có trụ sở tại New York, Trung Quốc có thể sẽ hành động theo sắc lệnh quân sự mới do nhà lãnh đạo Tập Cận Bình ký, từ đó trở nên thù địch hơn với các nước láng giềng.

 

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ 'hung hăng hơn' sau khi sắc lệnh quân sự mới được ký kết

Các binh sĩ Trung Quốc diễu hành qua Quảng trường Thiên An Môn trước một cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 3/9/2015. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

 

Sắc lệnh có hiệu lực vào ngày 15/6 tuyên bố một loạt "phác thảo thử nghiệm" cho phép quân đội Trung Quốc có cơ sở pháp lý để tham gia vào "các hoạt động quân sự phi chiến tranh". Ngoài ra, sắc lệnh này sẽ trang bị cho quân đội Trung Quốc các năng lực để bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển và ổn định khu vực của nước này.

 

“Đây là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ trở nên hung hăng hơn so với trước đây", ông Chang nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “China Insider” của EpochTV.

 

Ông nói thêm: “Những điều Trung Quốc đang thực thi báo hiệu rằng, họ đã sẵn sàng sử dụng quân đội của mình ở nước ngoài theo những cách gây khó chịu cho cộng đồng quốc tế, và hơn thế nữa là vi phạm các quy tắc mà chúng ta đang nắm giữ”.

 

Lệnh mới của ông Tập đã làm dấy lên những lo ngại mới về chủ quyền của Đài Loan, một quốc gia độc lập trên thực tế mà ĐCSTQ luôn tìm cách tiếp quản. Có suy đoán rằng, ông Tập đang "hợp pháp hóa" một hành động quân sự có thể xảy ra trong tương lai chống lại hòn đảo tự trị thông qua mệnh lệnh, một động thái tương tự như cuộc xâm lược Ukraine của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, điều mà ông gọi là một hành động "tự vệ" và một "hoạt động quân sự đặc biệt".

Ảnh của Epoch Times
Nhà bình luận chính trị và nhà phân tích Trung Quốc Gordon Chang phát biểu tại hội nghị CPAC ở National Harbour, tiểu bang Maryland, hôm 29/2/2020. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
 

Đối với ông Chang, trật tự mới không thay đổi cách suy nghĩ và vận hành của nhà nước Trung Quốc.

 

“Trung Quốc sẽ làm những gì họ cần làm, kể cả có luật hoặc không có luật pháp. ĐCS không bị hạn chế bởi luật pháp", ông Chang nói. "Ví dụ, sắc lệnh đã được ký, phê chuẩn, và bây giờ vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Quốc gia này làm điều đó thường xuyên".

 

Bắc Kinh đã áp dụng các chiến thuật gây hấn để đưa ra các tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông, mặc dù Tòa án Trọng tài Thường trực La Hay đã ra phán quyết vào năm 2016 rằng, các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

 

Đối với dòng thời gian Trung Quốc xâm lược Đài Loan, ông Chang không tin rằng Bắc Kinh hiện nay “sẵn sàng cho việc đó”.

 

Tuy nhiên, ông Chang cảnh báo, thế giới “có thể bị bất ngờ” trước một cuộc xâm lược như vậy; do đó, cần phải có sự chuẩn bị để bảo vệ hòn đảo và các khu vực khác.

 

Sắc lệnh mới không phải là tín hiệu duy nhất cho thấy một Trung Quốc hung hăng hơn. Theo ông Chang, cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Putin vào ngày 15/6 cho thấy sự “ủng hộ hết mình” của Bắc Kinh đối với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và quan điểm về “chủ quyền” của Điện Kremlin.

 

Cả hai nhà lãnh đạo đã nhất trí làm sâu sắc thêm “sự phối hợp chiến lược” của hai quốc gia. Đồng thời, ông Tập cũng thừa nhận “tính hợp pháp của các hành động của Nga trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia cơ bản, trước những thách thức an ninh do các thế lực bên ngoài tạo ra”.

 

Ông Chang nói: “Đây là một dấu hiệu khác cho thấy, Trung Quốc đang bắt đầu một giai đoạn khiêu khích hơn, thậm chí hiếu chiến hơn trong các chính sách đối ngoại của mình. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đã chuẩn bị cho kế hoạch xâm lược Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản hoặc Philippines".

Trung Quốc không muốn làm mất lòng Mỹ và phương Tây trong cuộc xung đột Nga - Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung trong cuộc gặp tại Bắc Kinh vào ngày 04/02/2022. (Ảnh: Alexei Druzhinin/Sputnik/AFP qua Getty Images)
 

Trước thông báo mới nhất về sự phối hợp, hai nhà lãnh đạo Nga-Trung đã cập nhật mối quan hệ song phương của họ thành quan hệ đối tác “không có giới hạn” vào tháng Hai, chỉ ba tuần trước khi Nga xâm lược Ukraine. Vào thời điểm đó, hai nhà lãnh đạo cũng tuyên bố rằng sẽ không có lĩnh vực hợp tác vùng cấm "nào" giữa hai nước láng giềng.

 

Ông Chang cảnh báo rằng, ĐCSTQ có thể gây ra một mối đe dọa đáng báo động trước mắt.

 

Ông Chang nói: “Đây rất có thể là thời điểm nguy hiểm nhất trong lịch sử. Đây là thời điểm mà tôi nghĩ còn nguy hiểm hơn nhiều so với Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba hay Cuộc khủng hoảng trạm kiểm soát Charlie của những năm trước”.

 

Ông giải thích rằng một cuộc khủng hoảng tiềm tàng bắt nguồn từ thực tế là chế độ Trung Quốc chưa bao giờ loại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các nước láng giềng hoặc Hoa Kỳ.

 

“Chúng ta đang ở một trong những thời điểm mà mọi thứ có thể trở thành những sai lầm khủng khiếp ngay tức khắc", ông kết luận.

 

Xem thêm: Bí ẩn đám mây cuộn khổng lồ xuất hiện trên bầu trời Sơn Đông, TQ - DBC NEWS

 

Lam Giang

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP