Chuyên gia Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản nguy hiểm nhưng người dân không nhận ra

Chuyên gia Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản nguy hiểm nhưng người dân không nhận ra

Chuyên gia Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản nguy hiểm nhưng người dân không nhận ra

Chuyên gia Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản nguy hiểm nhưng người dân không nhận ra

Chuyên gia Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản nguy hiểm nhưng người dân không nhận ra
Chuyên gia Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản nguy hiểm nhưng người dân không nhận ra
Thứ bảy, 25-01-2025 18:47, (GMT+07:00)
Chuyên gia Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản nguy hiểm nhưng người dân không nhận ra
22-06-2022 13:00

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Pixabay).

Theo nhà bình luận nổi tiếng người Nhật Yukio Nishimura, thế giới đã bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21, và tình hình hiện nay ở Nhật Bản rất nguy hiểm, nhưng những công dân Nhật Bản ở ‘tuyến đầu’ đã không nhận ra điều đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết trong bài phát biểu tại “Đối thoại Shangri-La”, hay còn gọi là “Hội nghị An ninh Châu Á” tổ chức tại Singapore ngày 11/6 rằng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm tương tự như cuộc xâm lược quân sự của Nga.

Cuộc chiến quân sự xâm lược Ukraine của Nga vẫn đang tiếp diễn. Ông Nobuo Kishi cho biết trong bài phát biểu của mình rằng ông một lần nữa nhận thức sâu sắc một thực tế đáng sợ, “đó là có một quốc gia trên trái đất đã thực sự thực hiện những hành động tàn bạo đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và sử dụng lực lượng quân sự hùng mạnh để cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng”.

Xem xét Trung Quốc, quốc gia đang gia tăng các hoạt động hàng hải và Triều Tiên, quốc gia đang đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển tên lửa và hạt nhân, ông Kishi cho rằng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm tương tự như cuộc xâm lược của Nga, đồng thời nói thêm rằng “mối quan tâm quốc tế này đã trở thành một sự đồng thuận rộng rãi”.

Ông Nobuo Kishi nói rằng Nhật Bản đang đi đầu trong việc bảo vệ trật tự quốc tế. Để tăng cường cơ bản khả năng quốc phòng của Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản sẽ bảo đảm ngân sách quốc phòng cần thiết.

Ông Nobuo Kishi cũng cho biết ông nhìn thấy nỗ lực của ĐCSTQ nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của mình một cách thiếu minh bạch mà không từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan.

Ông cũng nói: “Các quốc gia bỏ qua các quy tắc và lợi dụng lẫn nhau thông qua các khoản vay và các phương tiện khác, vì vậy sự hợp tác không dựa trên cơ sở cùng có lợi”. Đề cập đến thực tế là ĐCSTQ, đằng sau danh nghĩa “Một vành đai, một con đường” với khoản tài trợ hào phóng cho nước sở tại là khoản nợ không thể trả nổi.

Nhà bình luận nổi tiếng Nhật Bản: Tình hình Nhật Bản thực sự nguy hiểm

“Tôi cho rằng tình hình thế giới đã bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 21”. Ông Kohyu Nishimura, một nhà nghiên cứu, nhà bình luận và tác giả nổi tiếng tại Viện Tình báo Chiến lược Châu Á ở Nhật Bản, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Epoch Times.

Ông nói: “Trước đây, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, ‘vĩ tuyến 38’ là ranh giới chia cắt bởi Chiến tranh Triều Tiên, mà tiền đề là Chiến tranh Lạnh ở Đông Á. Ngày nay, 30 năm sau khi Liên Xô tan rã, cấu trúc của Chiến tranh Lạnh đã hoàn toàn thay đổi. Thành trì trước đây của Chiến tranh Lạnh ở châu Âu đã chuyển sang các đảo của Nhật Bản. Những nơi như Okinawa và Đài Loan, nằm dọc theo khu vực quần đảo lớn, đã bị đẩy lên tuyến đầu trong Chiến tranh Lạnh trong thế kỷ 21”.

“Vấn đề hiện tại là các công dân Nhật Bản ở ‘tuyến đầu’ không hiểu rõ tình hình ở Nhật Bản. Nếu không, họ nên rút hoặc chuyển chuỗi công nghiệp của mình khỏi ĐCSTQ càng sớm càng tốt, và trao đổi thương mại với ĐCSTQ phải được giảm bớt trên một quy mô lớn”, ông Nishimura nói.

Ông nói rằng hiện tại, một số công ty Nhật Bản đã nhận ra mối nguy hiểm và hành động, nhưng nhiều công ty vẫn chưa tỉnh táo. “Các ‘khảo sát viên’ của ĐCSTQ (ám chỉ mật vụ) đã lan rộng khắp mọi lĩnh vực của xã hội Nhật Bản, chẳng hạn như chính trị, kinh doanh, hành chính, truyền thông, v.v., điều này đang hạn chế và kìm hãm Nhật Bản đưa ra các hành động chống lại ĐCSTQ theo nhiều cách”. Ông nói, “Thuật ngữ ‘bảo đảm an ninh kinh tế’ đã trở nên phổ biến hơn gần đây, và tình hình hiện tại ở Nhật Bản thực sự rất nguy hiểm”.

Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các bước để đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ

Hãng truyền thông Nhật Bản Kyodo News ngày 7/6 đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thành lập một “cục chỉ huy tổng hợp” mới cho bộ chỉ huy thống nhất của lục quân, hải quân và lực lượng phòng không và một “bộ chỉ huy tổng hợp” để hỗ trợ cho lực lượng này. Các cuộc thảo luận toàn diện đã bắt đầu về hình thức tổ chức và địa điểm.

Theo báo cáo, Bộ Quốc phòng cho rằng cần tạo ra một vị thế mới tập trung vào việc sử dụng quân đội nhằm tăng cường khả năng cơ động trước các hoạt động hàng hải tăng cường của ĐCSTQ và đối tác của họ trong các lĩnh vực an ninh mới về không gian, mạng và sóng điện từ.

Ngoài ra, để đối phó với các tình huống khẩn cấp ở Đài Loan, nếu hiện trạng được duy trì, tổng tham mưu trưởng có thể bận hỗ trợ bộ trưởng quốc phòng đưa ra các quyết định chính trị, nhưng có những lo ngại về việc sao nhãng việc sử dụng quân đội.

Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản cũng đưa tin vào ngày 4/6 rằng do ngày càng có nhiều hoạt động quân sự gây hấn của ĐCSTQ ở eo biển Đài Loan, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cử một quan chức đương nhiệm của Bộ Quốc phòng đến Đài Loan ngay trong mùa hè này để tăng cường khả năng thu thập thông tin của nước này. Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản cử một quan chức đương nhiệm của Bộ Quốc phòng đến đồn trú tại Đài Loan.

Đây là sự thay đổi lớn thứ hai về nhân sự của Bộ Quốc phòng Nhật Bản tại Đài Loan sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, khi Nhật Bản cử một sĩ quan tự vệ đã nghỉ hưu đến Đài Loan để thu thập thông tin tình báo. Tờ Sankei Shimbun cho rằng quyết định của Nhật Bản khi cử các quan chức đương nhiệm của Bộ Quốc phòng đến Đài Loan là một bước tiến trong chính sách an ninh của Nhật Bản.

Vào tháng 5 năm nay, các hoạt động của quân đội Trung Quốc thường xuyên bị phát hiện xung quanh Nhật Bản. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh củaTrung Quốc lưu lại vùng biển Thái Bình Dương phía nam Okinawa trong khoảng 3 tuần, với hơn 300 lần cất cánh và hạ cánh của máy bay chiến đấu và trực thăng trên hàng không mẫu hạm, cùng hai chuyến bay của máy bay ném bom.

Ông Kōji Yamazaki, Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản, nhấn mạnh tinh thần cảnh giác trong cuộc họp báo diễn ra vào cuối tháng 5, nói rằng “đây là một hoạt động chưa từng có trước đây của tàu Liêu Ninh, và nó có tác động lớn đến môi trường an ninh”.

Các chuyên gia cho rằng Nhật Bản nên cải thiện việc kiểm tra và cân đối của chính mình

Ông Kohyu Nishimura cho rằng Quốc hội Nhật Bản và Bộ Quốc phòng nên hợp tác chặt chẽ hơn, điều này rất quan trọng. Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nên có nhiều trao đổi và hợp tác hơn với quân đội Đài Loan.

“Trên thực tế, ‘cuộc đàm phán 2 + 2’ (tức là Ủy ban Tư vấn An ninh Nhật-Mỹ) sẽ thực hiện một số biện pháp về vấn đề Đài Loan, ông Biden đã nói rằng ông ấy sẽ sử dụng vũ lực, và tôi nghĩ nó sẽ khai triển theo hướng đó”, ông Nishimura nói, “Theo quan điểm này, nếu Nhật Bản không cải thiện việc kiểm tra và cân đối của chính mình, thì điều đó sẽ thực sự nguy hiểm. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là có thể thực hiện ngay lập tức. Đương nhiên, cải cách hiến pháp là cần thiết, nhưng một khi có liên quan đến hiến pháp, thì cũng sẽ có nhiều ‘khảo sát viên’ của ĐCSTQ tham gia, vì vậy mà hiến pháp không thể được cải cách một cách suôn sẻ”.

Ông cũng nói rằng các chính trị gia Nhật Bản nên xem xét lại “ba nguyên tắc phi hạt nhân hóa”. Ông nói: “Bằng cách đặt câu hỏi về ‘ba nguyên tắc phi hạt nhân hóa’ và áp dụng để cải cách, nó sẽ thu hút mối quan tâm và tranh cãi trên toàn thế giới, điều này cũng sẽ nâng cao sự cân bằng và răn đe của Nhật Bản, và ít nhất là hình thành một sự răn đe nhất định đối với Triều Tiên và ĐCSTQ”.

“Ba nguyên tắc phi hạt nhân hóa” đề cập đến nguyên tắc “không sở hữu, không sản xuất và không nhập khẩu” vũ khí hạt nhân của các chính phủ kế tiếp nhau của Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai. Mặc dù cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gợi ý rằng cần phải xem xét chính sách “chia sẻ hạt nhân”, nhưng Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida đã nói rõ rằng ông vẫn sẽ tuân thủ nguyên tắc này.

90% người Nhật sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ

Theo một cuộc khảo sát do hãng truyền thông Nhật Bản Nikkei Asia thực hiện từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 29 tháng 5 năm nay đối với người Nhật trưởng thành về cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ, 90% người Nhật tin rằng Nhật Bản nên chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ.

50% số người được hỏi tin rằng Nhật Bản nên hành động nhiều nhất có thể theo luật hiện hành; 41% ủng hộ việc thay đổi hiến pháp của đất nước để cho phép can thiệp quân sự. Nhìn chung, 91% người Nhật tin rằng Nhật Bản nên chuẩn bị cho một cuộc xâm lược của ĐCSTQ vào Đài Loan.

Phiên bản tiếng Nhật của báo cáo điều tra cho biết mục tiêu của ĐCSTQ là chiếm Đài Loan và một số người trong quân đội Hoa Kỳ cho rằng ĐCSTQ có thể xâm lược Đài Loan vào năm 2027. Trong trường hợp khẩn cấp ở Đài Loan, Nhật Bản sẽ có hành động phù hợp với các quy định của Luật Hòa bình và An ninh (gọi tắt là Luật An ninh). Luật cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể tiến hành các hoạt động ở nước ngoài trong một số trường hợp hạn chế.

Ông Shinzo Abe cũng đã công khai đưa ra những nhận xét ủng hộ Đài Loan. Vào ngày 22 tháng 3 năm nay, ông Shinzo Abe đã nhắc lại trong một cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Thái Văn Anh của Đài Loan rằng: “Nếu có điều gì đó không ổn ở Đài Loan, thì có điều gì đó không ổn ở Nhật Bản, và đó cũng là vấn đề trong liên minh Nhật-Mỹ”.

Cuối năm 2021, theo lời mời tham dự diễn đàn do Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan, một tổ chức tư vấn phi chính phủ tổ chức, ông Shinzo Abe từng đưa ra tuyên bố rằng “Vấn đề của Đài Loan cũng giống như vấn đề của Nhật Bản”.

Ông Tô Tử Vân (Su Ziyun), Giám đốc Viện Chiến lược và Công nghiệp Quân sự tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng nếu ĐCSTQ thực sự xâm lược Đài Loan về mặt quân sự, theo Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản và Đạo luật Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản, Nhật Bản nên hỗ trợ hậu cần của Hoa Kỳ, và có thể cung cấp một số vật tư cho Đài Loan.

“Nhưng Đài Loan sẽ không trông cậy vào các nước khác giúp đỡ”, ông Tô Tử Vân nói, “bởi vì chỉ khi chúng tôi đủ mạnh để tự chịu trách nhiệm về quốc phòng của mình, và đây là ưu tiên hàng đầu. Tất nhiên, chúng tôi chắc chắn lạc quan và hoan nghênh thái độ của các quốc gia khác, nhưng chúng tôi phải thận trọng”.

Xem thêm: TQ hứng chịu cơn thịnh nộ từ trời - DBC News

 

Nguồn The Epoch Times

Đăng theo ĐKN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP