Chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh: Loài rồng đã từng tồn tại cùng con người

Chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh: Loài rồng đã từng tồn tại cùng con người

Chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh: Loài rồng đã từng tồn tại cùng con người

Chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh: Loài rồng đã từng tồn tại cùng con người

Chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh: Loài rồng đã từng tồn tại cùng con người
Chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh: Loài rồng đã từng tồn tại cùng con người
Thứ bảy, 28-12-2024 16:18, (GMT+07:00)
Chuyên gia nghiên cứu Kinh Thánh: Loài rồng đã từng tồn tại cùng con người
05-03-2021 13:26

Ở Phương Đông và Phương Tây đều có truyền thuyết về Rồng, nhưng hình tượng có chỗ khác biệt. Một chuyên gia nghiên cứu ‘Kinh Thánh’ người Mỹ cho biết, Rồng không chỉ là truyền thuyết, chúng là sinh vật có thật. Những ghi chép trong ‘Kinh thánh’ và ghi chép của các nhà sử học La Mã cổ đại có thể chứng minh rằng, chúng đã từng tồn tại cùng con người. 

thằn lằn bay
Rồng (Dragon) là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các sinh vật có đủ hình dạng và kích cỡ. (Ảnh qua Epoch Times)

Theo báo cáo của tờ Daily Express Anh, từ các tác phẩm văn học của nhà văn người Anh JRR Tolkien cho đến bộ phim truyền hình Mỹ Game of Thrones, người ta đều có thể nhìn thấy nhân vật giả tưởng Rồng. Mà tại châu Âu, châu Á, Trung Đông và Ai Cập cổ đại, truyền thuyết về Rồng cũng tồn tại khá lâu dài.  

Rồng thậm chí đã từng xuất hiện trong ‘Kinh Thánh’, chỉ riêng trong ‘Cựu ước’, loài sinh vật đáng sợ này đã được nhắc đến hơn 20 lần.

Giáo sư Tom Meyer thuộc Đại học Kinh Thánh và Cao học Shasta ở California, Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng từ Rồng (Dragon) là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các sinh vật có đủ hình dạng và kích cỡ, giống như khủng long (dinosaur), từ này (ở phương Tây) được dùng để mô tả nhiều chủng loại sinh vật.

Meyer nói rằng những ghi chép của các nhà sử học La Mã cổ đại và nội dung trong ‘Kinh Thánh’ có thể chứng minh rằng Rồng xác thực từng tồn tại cùng nhân loại, nổi tiếng nhất trong số này là câu chuyện về Thánh George – người giết Rồng xuất hiện vào thế kỷ thứ 3.

Tuy nhiên, Meyer tuyên bố rằng rất lâu trước thời của Thánh George, nhiều tài liệu khác nhau đã đề cập đến sự tồn tại của Rồng. Ví dụ, nhà văn kiêm chính khách La Mã cổ đại – Marcus Tullius Cicero đã viết trong cuốn sách De Natura Deorum rằng: Gió đã mang con rắn biết bay từ sa mạc Libya đến Ai Cập.

Vài trăm năm sau, nhà sử học La Mã cổ đại Ammianus Marcellinus cũng đề cập đến việc “đội quân rắn có cánh” xuất hiện từ vùng đất Ả Rập.

Meyer cho biết: “Không chỉ các sử gia La Mã cổ đại ghi lại những cuộc xung đột với Rồng, mà Rồng cũng thường được nhắc đến trong ‘Kinh Thánh’. Từ ‘Sáng Thế Ký’ đến ‘Khải huyền’, có tổng cộng 35 lần xuất hiện”.

Còn ở Phương Đông, vô luận là ở trong miếu thờ, cung điện, sách vở, hội họa hay điêu khắc thì hình tượng Rồng đều được mô tả giống nhau. Hơn nữa, trong tác phẩm điêu khắc thì hình tượng rồng được chạm trổ tỉ mỉ, rõ ràng: Sừng rồng giống sừng hươu, vảy rồng giống vảy cá chép, móng vuốt tựa như móng chim ưng, còn thân lại như thân rắn.

rồng phương đông
Sừng rồng giống sừng hươu, vảy rồng giống vảy cá chép. (Ảnh qua Pinterest)

Có ghi chép nói rằng, khi rồng xuất hiện tại nhân gian thì những người thợ thủ công đã chính mắt nhìn thấy, từ đó họ điêu khắc ra rồng theo trí nhớ của mình.

Một loài vật tưởng chừng hư ảo nhưng lại hiện ra rất chân thật như vậy, khiến cho con người vừa tò mò lại vừa hoài nghi. Thời cổ đại có nhiều câu chuyện và ghi chép về loài vật này. Ngay cả các bộ chính sử cũng đề cập đến việc “rồng xuất hiện tại nhân gian”.

Trong cuốn ‘Tấn thư’, phần “Tái ký đệ cửu” có ghi: Vào tháng 4, năm Vĩnh Hòa thứ nhất, triều Đông Tấn, hai con rồng, một trắng, một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn. Hoàng đế nước Yên là Mộ Dung Hoảng khi nghe được tin này, đã dẫn các quan trong triều lên núi tổ chức lễ tế cách chỗ hai con rồng khoảng 200 thước. Hai con rồng này cuộn vào nhau, vờn nhau và bay lượn trên không trung một khoảng thời gian rất lâu rồi mới bay đi.

Hoàng đế Mộ Dung Hoảng sau khi xem xong cảnh ấy, cho rằng đây là Trời báo điềm lành nên trong lòng vô cùng vui sướng, vì thế lập tức ban lệnh đại xá. Đồng thời ông còn đặt tên cho cung điện mới xây là Long cung. Về sau, ông còn xây dựng ngôi chùa Long Tường (rồng bay lượn) trên núi Long Sơn để ghi nhớ sự việc này.

Các sách lịch sử địa phương của triều Minh và triều Thanh cũng có chép những trường hợp nhìn thấy rồng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4, một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long, phía Đông Nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam. Bản ghi chép viết: “Râu, chân, và vảy của rồng nổi trên mặt nước, rồng dài khoảng vài chục mét”. Con rồng này có thể đã xuất hiện nhiều lần ở núi Long Sơn và hồ Kỳ Long, do đó tên của những địa danh này cũng gắn liền với loài rồng.

Dù là Phương Đông hay Phương Tây thì trong các sử sách đều có ghi chép chi tiết về Rồng, khiến chúng ta khó mà phủ nhận sự tồn tại của nó. Điều này khiến chúng ta phải suy ngẫm về sự tồn tại của những sinh vật huyền bí mà trước đây vẫn cho là hư cấu.

Video: Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP