Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạ

Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạ

Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạ

Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạ

Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạ
Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạ
Thứ bảy, 11-01-2025 04:06, (GMT+07:00)
Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạo loạn
29-01-2021 22:02

Theo các chuyên gia pháp lý và tình báo, các bằng chứng ngày càng tăng về việc cuộc bạo loạn tại Tòa Quốc Hội ngày 6/1 được lên kế hoạch và điều phối từ trước cho thấy được rằng, người bạo loạn phản ứng tự phát không phải vì bài phát biểu của cựu Tổng thống Donald Trump với những người ủng hộ cách khu vực không xa. 

Chuyên gia: Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cựu TT Donald Trump không phải là người kích động bạo loạn
Cảnh sát cố gắng kiểm soát cuộc vây hãm Capitol vào ngày 06 tháng 1 năm 2021 (Ảnh: Tayfun Coskun / Anadolu Agency qua Getty Images)

Trong lúc các thành viên Đảng Dân chủ Thượng viện đang cân nhắc giữa lựa chọn kết tội hay chỉ trích và ngăn cấm ông Trump làm việc tại văn phòng công vụ trong tương lai vì bị cáo buộc kích động bạo loạn, các chuyên gia cho biết các đơn kiện kích động mà họ đệ trình chống lại Donald Trump đã trở nên vô nghĩa vào tuần này, sau khi các công tố viên liên bang buộc tội ba người đàn ông trong vụ bạo loạn tại Tòa Quốc Hội, cáo buộc họ đã dàn xếp và điều phối vụ bạo loạn từ tháng 11.

Theo Kevin Brock, cựu trợ lý giám đốc phụ trách tình báo của Cục Điều tra Liên bang, để khiến lời phát biểu đạt đến ngưỡng kích động, thứ nhất, người nói trước tiên phải thể hiện mong muốn thi hành bạo lực, và thứ hai, phải thể hiện khả năng hoặc một dấu hiệu hợp lý nào đó báo hiệu sẽ thi hành bạo lực.Trong trường hợp của Donald Trump, ông Brock cho biết không có cả hai yếu tố đề cập trên.

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, vị cựu trợ lý phát biểu với tờ Just the News rằng ông đã nghe hết toàn bộ bài phát biểu của ông Trump vào ngày 6/1. Ông khẳng định: “Tôi không nghe thấy bất cứ từ ngữ nào đề cập, hay khiến người nghe nhận thấy rằng ông ấy đang cố gắng kích động bạo loạn. Ông ấy thậm chí còn sử dụng các từ ngữ như ‘ôn hòa’ và ‘trân trọng’”

Kevin Brock cho rằng ông Trump ‘bị bất ngờ trước những gì đã xảy ra’ và dường như không biết về việc đám đông có ý định bạo loạn. Ông chia sẻ: “Nói thẳng ra, đây chính là một thất bại của bộ phận tình báo, bởi lẽ ra ông ấy phải được biết về điều này khi còn là tổng thống Hoa Kỳ. Chúng ta không nên bị đặt trong tình thế mà, những tổ chức như Proud Boys hay Oath Keepers lại có thể lên kế hoạch cho một sự kiện bạo loạn gây rối mà chúng ta lại không hề hay biết như vậy”. 

Hiện những nghi vấn vẫn chưa được giải đáp là việc liệu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell có lường trước khả năng xảy ra bạo loạn hay không, và nếu có thì họ biết điều này từ khi nào. Bên cạnh đó, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho những ẩn khúc kéo dài xoay quanh lời đề nghị điều phối quân đội Vệ binh Quốc gia đến củng cố lực lượng cho Cảnh sát Tòa Quốc Hội của Lầu Năm Góc trước khi xảy ra cuộc bạo loạn.  

Kevin Brock còn là cựu phó giám đốc của Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia (NCTC), đồng thời hiện đang là nhà tư vấn tại một công ty do ông thành lập có tên là NewStreet Global Solutions. Ông chỉ ra rằng, Donald Trump đã sử dụng từ “tuần hành” để khuyến khích những người ủng hộ ông tuần hành đến Tòa Quốc Hội và thể hiện sự bất đồng quan điểm của mình trong quá trình chính thức chứng nhận kết quả cuộc bỏ phiếu Đại cử tri đoàn năm 2020.

Ông cho biết: “Nhưng từ ‘tuần hành’, không nhất thiết sẽ nghiễm nhiên mang hàm ý là bạo loạn, vì chúng ta đã từng có nhiều cuộc tuần hành ôn hòa trước đây. Nên tôi nghĩ sẽ khó có thể chứng minh được rằng ông ấy đang sử dụng ngôn từ gây kích động bạo loạn”. 

Theo bản soạn thảo lại phần phát biểu của Donald Trump tại công viên Elip, ông đã nói như sau: “Tôi biết rằng mọi người đang đứng đây sẽ sớm tuần hành đến Tòa Quốc Hội để nói lên tiếng nói của mình với một tinh thần ôn hòa và quốc ái. Bất cứ ai mà các bạn muốn, nhưng tôi nghĩ ngay lúc này đây, chúng ta sẽ hướng về Tòa Quốc Hội, cổ vũ cho các thượng nghị sĩ và nghị sĩ quốc hội dũng cảm của chúng ta, và cũng sẽ có vài người trong số họ mà chúng ta khả năng sẽ không thể cổ vũ nhiệt tình được. Bởi chúng ta sẽ không giành lại đất nước bằng sự yếu kém cả. Chúng ta phải thể hiện sức mạnh và cần phải mạnh mẽ. Chúng ta phải yêu cầu Quốc hội làm điều đúng đắn, chỉ tính những đại cử tri đã được bầu chọn một cách hợp pháp.” 

Brock cho biết việc sử dụng những ngôn từ kêu gọi như ‘sức mạnh’ để ‘giành lại đất nước của chúng ta’ là điều hoàn toàn thông lệ trong các bài phát biểu chính trị.

Ông cho biết: “Mọi chính trị gia khác tại quốc gia đều sử dụng những từ ngữ đó và loại ngôn ngữ đó. Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc kết tội ông ấy về những lời nói đó đồng nghĩa với việc trong thời gian tới phải xem xét ngôn từ của các chính trị gia từ cả hai đảng xem liệu lời nói của họ có mang tính kích động bạo loạn trên toàn quốc hay không. Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người trong số họ bị cáo buộc về vấn đề này”. 

Trong một bài phát biểu tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Rand Paul đã trích dẫn các ví dụ khác mà ông cho rằng sẽ phản bác lại tuyên bố của đảng Dân chủ, cho rằng Donald Trump đã kích động cuộc bạo loạn tại Tòa Quốc Hội.

Paul cho biết: “Sẽ không một đảng viên Đảng Dân chủ nào thành thật tra vấn về việc liệu Bernie Sanders có xúi giục kẻ bắn súng [ủng hộ Sanders] từng suýt giết chết Steve Scalise hay không. Sẽ không có đảng viên Đảng Dân chủ nào dám chất vấn liệu Maxine Waters có đang kích động bạo loạn hay không, khi bà chính xác đã nói với những người ủng hộ mình cần đối chất với các quan chức của ông Trump trước công chúng.”

Brock cho biết dựa trên đánh giá của ông về những câu nói của Donald Trump chất vấn về tính liêm chính của quy trình bầu cử tại các bang chiến trường chủ chốt, thì ngôn từ của vị cựu tổng thống trong giai đoạn kể từ sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 3/11 đến ngày 6/1 “hoàn toàn xuất phát từ quan điểm tiên đoán cho một cuộc điều tra liên bang, những câu từ đó không mang nặng điều gì cả”.

Brock cho hay, một chính trị gia bày tỏ sự thất vọng, cay đắng hoặc không tin rằng mình đã thua cuộc “không phải là điều gì lạ trong truyền thống của người Mỹ. Vì vậy, nếu chỉ xét mỗi điều đó sẽ không đủ để FBI mở một cuộc điều tra về việc liệu có ai đó đang kích động cho một cuộc nổi dậy hay không. Bởi nếu như thế này, thì cứ sau mỗi cuộc bầu cử là chúng ta sẽ lại phải tiến hành điều tra”. 

Alan Dershowitz, học giả luật hiến pháp, phát biểu với Just the News rằng, đơn kiện từ phía đảng Dân chủ sẽ thành công nếu tìm ra bằng chứng cho thấy ông Trump có biết về việc vụ bạo loạn tại Tòa Quốc Hội được lên kế hoạch trước. Nhưng hiện không có bất kỳ bằng chứng nào củng cố cho điều này. 

Một giáo sư lâu năm tại Trường Luật Harvard cho biết: “Nếu chúng ta không tìm ra bằng chứng, thì nghĩa là họ đã lên kế hoạch mà không có ông ấy tham gia vào, và vì thế nên chúng ta không thể cáo buộc điều gì. Mọi chuyện vẫn sẽ xảy ra ngay cả khi không có bài phát biểu của ông Trump. Vì thế vấn đề lại thuộc về phạm trù nhân quả”. 

Dershowitz, một thành viên trong đội bào chữa của ông Trump trong phiên tòa luận tội vào tháng 1/2020, cho biết tất cả các tuyên bố của ông Trump trong giai đoạn trước ngày 6/1 về sự bất bình đẳng trong quy trình bầu cử đều được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất.

Người này cho biết, ngay cả khi bản thân ông không đồng ý với những nhận định từ ông Trump,  thì xét về mặt pháp lý, những nhận định đó vẫn “không có gì sai, nó rõ ràng được bảo vệ theo hiến pháp” theo bài kiểm tra Brandenburg được thiết lập trong phán quyết Brandenburg v. Ohio, một phán quyết của tòa án được áp dụng để xác định xem liệu một bài phát biểu mang tính kích động có chứa hàm ý nhằm ủng hộ hành vi bất hợp pháp hay không. Trong trường hợp của Donald Trump, Dershowitz cho biết bài phát biểu của ông thậm chí “còn chả nhất thiết phải xét theo phán quyết Brandenburg”. 

Dershowitz chỉ ra: “Kinh thánh đã gây ra bạo loạn, kinh Koran đã gây ra bạo loạn. Cuốn ‘Tư bản’ của Các Mác cũng đã gây ra bạo loạn. Bạn không thể nào phải chịu trách nhiệm khi đưa ra các lập luận được bảo vệ theo hiến pháp mà [những lập luận đó] khiến người khác tham gia vào bạo động. Thomas Jefferson đã viết về điều đó vào năm 1801. Nó đi ngược lại lịch sử của chúng ta, chúng ta trừng phạt kẻ hành động, chứ không phải người nói”. 

Các thành viên đảng Dân chủ tại Thượng viện cho biết họ đang xem xét xem liệu có thể tận dụng Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp để ngăn cấm Donald Trump được đảm nhiệm chức vụ công hay không. Tu chính án thứ 14 được thông qua sau giai đoạn Nội chiến, một phần chỉ ra rằng không một cá nhân nào được phép nắm giữ bất kỳ chức vụ công nào trong nước nếu người đó “tham gia vào các cuộc nổi dậy hoặc nổi loạn” chống lại Hoa Kỳ sau khi đã tuyên thệ nhậm chức, ủng hộ Hiến pháp.

Tuần trước, Thượng nghị sĩ Tim Kaine chia sẻ với tờ Hill: “Tôi nghĩ rằng, đây là một ý tưởng mà người dân, tôi nghĩ là họ muốn chú trọng vào khâu giải trình”. 

Từ Thức

Theo Tinh Hoa

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP