Chuyên gia hiến pháp phân tích tình huống có thể xảy ra vào ngày Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri 6/1

Chuyên gia hiến pháp phân tích tình huống có thể xảy ra vào ngày Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri 6/1

Chuyên gia hiến pháp phân tích tình huống có thể xảy ra vào ngày Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri 6/1

Chuyên gia hiến pháp phân tích tình huống có thể xảy ra vào ngày Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri 6/1

Chuyên gia hiến pháp phân tích tình huống có thể xảy ra vào ngày Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri 6/1
Chuyên gia hiến pháp phân tích tình huống có thể xảy ra vào ngày Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri 6/1
Thứ sáu, 10-01-2025 02:53, (GMT+07:00)
Chuyên gia hiến pháp phân tích tình huống có thể xảy ra vào ngày Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri 6/1
05-01-2021 10:14

Tờ The Epoch Times bản tiếng Anh gần đây đã phỏng vấn chuyên gia hiến pháp Rick Green - cựu Dân biểu bang Texas, và thảo luận về việc trước tình hình vi phạm và gian lận bầu cử xuất hiện ở nhiều bang chiến địa, tình huống nào có thể xảy ra trong ngày 6/1 khi Quốc hội kiểm phiếu Đại cử tri.

Cuộc bầu cử Mỹ được tiến hành thông qua hệ thống cử tri đoàn. Cử tri đoàn bao gồm 538 Đại cử tri, và bất cứ ứng viên nào đạt hơn một nửa số phiếu, tức là 270 phiếu Đại cử tri, sẽ trở thành Tổng thống. Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ sẽ xác nhận kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1.

Luật sư hiến pháp, cựu Dân biểu bang Texas Rick Green nói rằng nếu theo Hiến pháp, Phó tổng thống, đồng thời là Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ là người chủ trì và phụ trách vào ngày 6/1, còn các thành viên của Quốc hội chỉ cần có mặt là được. Và đã có tiền lệ trong lịch sử, Phó tổng thống hoặc Quốc hội quyết định kết quả bầu cử Tổng thống.

Ông Rick Green, một chuyên gia về hiến pháp và là người sáng lập Học viện Người yêu nước (Patriot Academy) nói rằng: "Chúng ta đã từng có tiền lệ Phó tổng thống đơn phương sử dụng quyền lực mà không có sự can thiệp của Quốc hội. Những người này bao gồm: Tổng thống Jefferson (trong thời gian tranh cử), Tổng thống Nixon (trong thời gian tranh cử), và thậm chí trong cuộc bầu cử tổng thống của ông Gore năm 2000. Quốc hội cũng từng can thiệp và làm điều này theo những cách khác nhau. Đôi khi là một trong lưỡng viện phản đối, và đôi khi cả hai viện đều phản đối".

Ông Green nói rằng Hiến pháp trao quyền cho các nhà lập pháp quyết định về cử tri đoàn. Khi Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang chịu trách nhiệm bầu cử vi phạm luật của tiểu bang và các quy tắc bầu cử trong Tu chính án hiến pháp, nghị viện tiểu bang chắc chắn có thể rút quyền bầu cử của cử tri đoàn và quyết định người chiến thắng trong cuộc bầu cử của tiểu bang.

Ông Green nói: “Nếu không ai được 270 phiếu, thì kết quả sẽ do Hạ viện quyết định, nhưng Hạ viện sẽ căn cứ theo việc bỏ phiếu của bang chứ không phải do bà Nancy Pelosi và 434 Dân biểu bỏ phiếu quyết định. Kết quả này sẽ do chính các bang quyết định, và trong trường hợp này, ông Trump sẽ thắng".

Ngoài ra, vẫn còn các vụ kiện đang chờ giải quyết tại Tối cao Pháp viện liên quan đến thủ tục pháp lý gian lận bầu cử, bao gồm cả việc đội luật sư của Tổng thống Trump yêu cầu lật ngược kết quả bầu cử ở bang Pennsylvania. Tối cao Pháp viện đã ấn định ngày 22/1 là ngày trả lời vụ kiện. Ông Green cho rằng đây cũng là một biến số cho việc ai là Tổng thống tiếp theo.

"Tôi đã từng nói điều này và tôi không nghĩ đó là điều điên rồ. Bất kể ai tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, nếu Tối cao Pháp viện ra phán quyết cuối cùng rằng kết quả kiểm đếm phiếu bầu là sai dựa trên những bằng chứng xác thực, thì Tối cao Pháp viện có thể lật ngược kết quả. Tôi nghĩ điều này có thể xảy ra. Đây sẽ là điều chưa từng có", ông Green cho biết.

Ông Green cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống lần này không chỉ là tranh chấp ai sẽ đắc cử giữa hai ứng viên Trump và Biden, mà còn liên quan đến sự tồn vong của Hiến pháp Hoa Kỳ.

"Đó là lý do tại sao tôi vẫn luôn nói rằng việc này không liên quan gì đến ông Trump, cũng không liên quan gì đến ông Biden. Đây là về bản thân Hiến pháp. Chúng ta có nên duy trì pháp quyền hay không, và bất kỳ ai chiến thắng dưới chế độ pháp quyền thì tất cả chúng ta đều sẵn sàng chấp nhận. Chúng ta cần tôn trọng Hiến pháp, thay vì khuất phục trước những ý tưởng điên rồ về một hệ thống dân chủ thuần túy".

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 12 Thượng nghị sĩ và hơn 100 Dân biểu lên kế hoạch  vào ngày 6/1 sắp tới phản đối kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn được một số bang có liên quan đến gian lận và vi phạm bầu cử chứng nhận.

Phó Tổng thống Pence cũng tuyên bố vào ngày 2/1 rằng ông ủng hộ việc các nghị sĩ đề xuất phản đối và cho người Mỹ thấy bằng chứng về gian lận bầu cử.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP