Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới

Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới

Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới

Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới

Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới
Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới
Thứ tư, 08-01-2025 02:22, (GMT+07:00)
Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới
19-07-2022 13:03

Giới tinh hoa toàn cầu tin rằng trái đất chỉ nên có khoảng 1 tỷ người. Điều này không chỉ giải thích cho việc thế giới đang áp dụng tràn lan các biện pháp kiểm soát dân số, kể cả các biện pháp cưỡng bức; mà còn đặt ra câu hỏi về những gì giới tinh hoa sẽ làm với 6 tỷ người còn lại.

 

Chuyên gia: Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới

Trung Quốc đang phải trả giá cho sự can thiệp bạo lực của chính quyền vào nhân khẩu học thông qua chính sách một con hà khắc. (Ảnh: Getty Images)

 

Liên Hợp Quốc và một số người theo thuyết tinh hoa (thuyết này cho rằng xã hội cần được quản lý bởi một vài người ưu tú) cho rằng dân số thế giới đang quá lớn, và do đó, cần phải giảm tốc độ gia tăng dân số. Ông Steven Mosher - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số của Mỹ - cho biết chương trình kiểm soát dân số ở nhiều quốc gia thường sử dụng các biện pháp cưỡng bức.

 

Giới tỷ phú, chẳng hạn như Bill Gates (và ngoại trừ Elon Musk), nhận định rằng thế giới đang dư thừa dân số. Đáng chú ý là họ tin rằng có quá nhiều người nghèo, ông Mosher nói trên chương trình “Crossroads” của EpochTV.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ những năm 1990, hiện tượng sụt giảm dân số đã xuất hiện ở các nước công nghiệp phát triển tại châu Âu, Viễn Đông (các quốc gia Đông Á), Bắc Mỹ, Úc và New Zealand. Tỷ lệ sinh ở những khu vực này nằm dưới mức thay thế - mức 2,1 con/phụ nữ, ông Mosher nói. Tỷ lệ thay thế (replacement rate) là tỷ lệ sinh sản mà một quốc gia cần có để duy trì dân số từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

“Trong 25 năm qua, tình trạng giảm dân số, tức là dưới mức sinh thay thế, đã lan rộng ra khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều có quá ít trẻ sơ sinh để tự thay thế [những người qua đời], ngoại trừ một số quốc gia ở châu Phi”.

 

Tuy nhiên, châu Phi phải đối mặt với vấn đề tỷ lệ tử vong rất cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, các cặp vợ chồng châu Phi đương nhiên muốn có 3-5 con để 2-3 trong số chúng có thể sống đến tuổi trưởng thành, ông Mosher cho biết.

 

Tại Mỹ, trước khi vụ “Roe kiện Wade” được thông qua vào năm 1973, có khoảng 4 triệu ca mang thai mỗi năm và hầu hết trẻ em sinh ra đều sống sót, ông Mosher nói. Sau vụ “Roe kiện Wade”, vẫn có 4 triệu ca mang thai hằng năm nhưng 1/3 trong số đó đã bị phá đi. Trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ sinh tại Mỹ luôn ở dưới mức thay thế (với 1 năm ngoại lệ). Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tỷ lệ sinh còn giảm mạnh hơn nữa, ông Mosher cho biết.

 

Ông Mosher hy vọng rằng sau khi lật ngược vụ “Roe kiện Wade”, ở khoảng một nửa số bang tại Mỹ, cuộc sống sẽ được tôn trọng trở lại và tỷ lệ sinh sẽ tăng trở lại gần bằng với tỷ lệ thay thế. Ông nói thêm, trẻ em là tương lai duy nhất mà gia đình, cộng đồng và quốc gia có được. 

 

"Nếu quý vị có quá ít con, quý vị đang trên con đường mà về cơ bản là sẽ chết dần theo thời gian”.

 

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

 

Kể từ năm 1969, khi Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc được thành lập, viện trợ kinh tế nước ngoài mà các nước phát triển giàu có dành cho các nước nghèo đã luôn đi kèm ràng buộc, cụ thể là các nước nhận viện trợ phải có chương trình kiểm soát dân số, thường được gọi là chương trình ổn định dân số, ông Mosher nói.

 

“Các nước nghèo, muốn nhận viện trợ nước ngoài để phát triển kinh tế, đã tham gia chương trình này”.

 

Ví dụ, chính phủ Kenya, dưới áp lực nước ngoài, đã thực hiện một chương trình với mục tiêu giảm tỷ lệ sinh xuống 2,5 con/phụ nữ. Các biện pháp trong chương trình bao gồm hợp pháp hóa phá thai, cưỡng bức triệt sản đối với phụ nữ đã sinh 2 hoặc 3 con, các biện pháp tránh thai và thuốc phá thai. Tất cả những điều này đã làm đảo lộn quan điểm ủng hộ sự sống, lấy gia đình làm trung tâm của người dân Kenya, ông Mosher cho biết.

 

Kể từ khi bắt đầu các chương trình kiểm soát dân số cách đây 50 năm, tỷ lệ sinh ở các nước thế giới thứ ba đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, các tổ chức thực hiện kiểm soát dân số có hàng tỷ USD để chi tiêu và hàng chục nghìn nhân viên, họ sẽ không dễ dàng rút đi một cách lặng lẽ, ông Mosher nói thêm.

 

Ngay cả khi tỷ lệ sinh giảm xuống 1,3 hoặc 1,4 con/phụ nữ, họ vẫn sẽ tiếp tục công việc của họ vì các nhà kiểm soát dân số tin rằng không có chỗ trên trái đất cho 7 tỷ người. Trong các bài viết của mình, họ nói rằng số dân thích hợp trên thế giới là khoảng 1 tỷ người, "điều này đặt ra câu hỏi về những gì họ sẽ làm với 6 tỷ người khác theo thời gian", ông Mosher lưu ý.

 

Năm 1974, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã xuất bản “Báo cáo Kissinger”. Báo cáo này phân tích những tác động của việc gia tăng dân số thế giới, qua đó gieo rắc sợ hãi trong dân chúng. Henry Kissinger là cựu Ngoại trưởng trong chính quyền Nixon và chính quyền Ford.

 

Trong Báo cáo Kissinger, một trong số những hậu quả của gia tăng dân số ở các nước thuộc thế giới thứ ba là: Những người trẻ tuổi, vốn chiếm tỷ lệ cao tại các nước kém phát triển, sẽ dễ bị tổn thương, không ổn định, dễ bị cực đoan, cô lập và bạo lực hơn so với nhóm dân số lớn tuổi. Những người trẻ tuổi này dễ bị lôi kéo để tấn công các tổ chức chính phủ hoặc các tổ chức và các tập đoàn đa quốc gia.

 

Báo cáo của Kissinger nêu rõ: “Việc di cư sang các nước láng giềng (đặc biệt là những nước giàu có hơn hoặc thưa thớt hơn), dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đều có thể tạo ra xung đột vũ lực hoặc những phản ứng chính trị tiêu cực”.

Cưỡng bức kiểm soát dân số đang diễn ra khắp thế giới, thế giới áp dụng tràn lan các biện pháp kiểm soát dân số

Người cha chuẩn bị thay tã cho con gái mới sinh, ở Apple Valley, California, ngày 30/03/2021. (Ảnh: Mario Tama / Getty Images)
 

Chương trình kiểm soát dân số ở Peru 

 

Ông Steven Mosher tiết lộ Viện Nghiên cứu Dân số của ông đã ghi lại các chương trình cưỡng chế kiểm soát dân số ở khoảng 40 quốc gia.

 

Ví dụ, ở Indonesia, quân đội nước này ‘săn lùng’ những phụ nữ đã có 2 con và đưa họ đi triệt sản bắt buộc. 

 

Còn ở Peru, một chương trình triệt sản cưỡng bức cũng được áp dụng từ những năm 1990, gắn liền với việc nhận viện trợ nước ngoài từ Mỹ. Bởi vì chương trình này mà 300.000 phụ nữ đã bị triệt sản. Ông Mosher cho biết đối với những phụ nữ Peru từ chối triệt sản, con cái của họ sẽ bị từ chối quyền tiếp cận với chăm sóc sức khỏe và trợ cấp lương thực của chính phủ.

 

“Các bác sĩ và y tá ở Peru bị cấp hạn ngạch về số phụ nữ phải triệt sản mỗi tháng, vì để không mất việc nên họ phải tuân thủ”.

 

Việc triệt sản cưỡng bức nhắm chủ yếu vào dân bản địa nghèo, không phải là hậu duệ của những người Tây Ban Nha ở Peru, ông Mosher nói thêm.

 

“Chuyện thường xảy ra là, nhóm đa số sẽ triệt sản nhóm thiểu số, cũng như nhóm dân tộc thiểu số và nhóm tôn giáo thiểu số”. Ở Trung Quốc, phụ nữ dân tộc thiểu số Tây Tạng hoặc Duy Ngô Nhĩ phải bị triệt sản, chứ không phải dân tộc Hán - dân tộc thống trị ở Trung Quốc, ông Mosher cho biết.

 

Chính sách một con của Trung Quốc

 

Ông Mosher nói rằng Trung Quốc dẫn đầu cả thế giới trong việc giảm gia tăng dân số nhờ chính sách một con của họ. Chính sách này bao gồm đủ loại biện pháp cưỡng bức phá thai ngay cả khi thai nhi đã được 7, 8 hoặc 9 tháng. Chính sách một con đã gây ra “tình trạng giết hại hàng loạt trẻ em gái trước và sau khi sinh”, khiến Trung Quốc thiếu phụ nữ trẻ; đồng thời dẫn đến nạn lạm dụng và ngược đãi nghiêm trọng mang danh nghĩa triệt sản cưỡng bức.

 

Một "tiểu hoàng đế Trung Quốc" (giữa). Ảnh: vocativ.

 

Bất chấp thực tế đó, vào năm 1983, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã vinh danh người đứng đầu chương trình kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc với giải thưởng cao nhất cho những thành tựu ổn định dân số. 

 

“Họ thực sự coi Trung Quốc là hình mẫu cho các quốc gia khác trên thế giới”, ông Mosher nói.

 

Ông Mosher đã đến Trung Quốc vào những năm 1980 khi ông là nhà khoa học xã hội tại Đại học Stanford, là thành viên của nhóm 50 học giả - nhóm các nhà khoa học Mỹ đầu tiên được chọn đến Trung Quốc.

 

“Xã hội [Trung Quốc] vốn đóng cửa với người nước ngoài, trong một khoảng thời gian rất ngắn, đã hoàn toàn hiện lên rõ với tôi”.

 

Ông Mosher ở Trung Quốc khi chính sách một con bắt đầu. Do vậy, ông có điều kiện để nắm bắt thông tin về những phụ nữ bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vì tội mang thai đứa con thứ 2, thứ 3 hoặc thứ 4 bất hợp pháp.

 

Những phụ nữ đó bị đưa đến một trại giam giữ trong nhiều ngày hay nhiều tuần và phải chịu “những buổi tuyên truyền và tẩy não mệt mỏi”, ông Mosher nói. Tiếp đó, "họ bị đưa đến một phòng khám y tế địa phương - nơi đã biến thành nhà xác trong khoảng thời gian đó; tất cả đều bị tiêm thuốc gây chết người vào tử cung để giết chết đứa con chưa chào đời. Như thể chưa đủ đau đớn và khổ sở, sau đó, họ bị triệt sản. Toàn bộ là một dây chuyền đồ tể”, ông Mosher - người đã có mặt trong phòng mổ và chứng kiến ​​các sự kiện - cho biết thêm.

 

Những đứa trẻ của những phụ nữ đang chuyển dạ đã bị giết bằng cách tiêm formaldehyde vào chỗ mềm của hộp sọ (phần thóp đầu) ngay khi đang được sinh ra. Chính quyền Trung Quốc không thể tuyển được các bác sĩ địa phương dám thực hiện việc đó, vì vậy họ phải điều các bác sĩ quân đội từ Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đến để phá thai, triệt sản và giết trẻ sơ sinh.

 

Trong những năm từ 1980 đến 2016, khi chính sách một con có hiệu lực, 400 triệu ca phá thai đã được thực hiện, có nghĩa là 400 triệu trẻ chưa sinh và đôi khi là trẻ sơ sinh đã bị giết hại tại Trung Quốc, ông Mosher nói.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấm dứt chính sách một con vào năm 2016 khi nước này thiếu tới 4,1 triệu lao động.

 

Xuân Hoa

Theo Ella Kietlinska & Joshua Philipp - The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP