Chuyên gia: Cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III

Chuyên gia: Cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III

Chuyên gia: Cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III

Chuyên gia: Cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III

Chuyên gia: Cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III
Chuyên gia: Cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III
Thứ tư, 08-01-2025 02:41, (GMT+07:00)
Chuyên gia: Cuộc xâm lược Ukraina của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III
02-03-2022 15:15

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Pixabay)

Theo nhà phân tích kiêm tác giả Gordan Chang, việc Nga vào Ukraine có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột toàn cầu, nơi mà Bắc Kinh và các lực lượng ủy nhiệm của họ đang khai thác tình hình để hành động theo tham vọng của riêng họ.

“Chúng tôi đã không nghĩ rằng ông Putin sẽ xâm lược Ukraina. Và vì vậy, ngay bây giờ thế giới là một nơi rất khác, và chúng ta phải đưa ra những giả định của mình, và chúng ta phải bắt đầu bảo vệ chính mình”, ông Chang gần đây đã nói trong chương trình Crossroads của Epoch TV.

Theo ông Chang, có hai lý do khiến cuộc xung đột quân sự ở Ukraina có thể trở thành cuộc xung đột toàn cầu.

Từ phía Nga, “Ông Putin sẽ không dừng lại ở Ukraina”, mà nhiều khả năng sẽ truy lùng các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và gây bất ổn cho toàn bộ Đông Âu.

Sau đó, Trung Quốc gần như là đứng cùng phe với Nga cùng nhau phản đối Hoa Kỳ, nước này sẽ rút ra bài học từ cách thế giới phản ứng với cuộc tấn công của Nga.

Ông Chang nói: “Tôi không biết chuyện này kết thúc ở đâu. Nhưng chúng ta không thể loại trừ những kịch bản xấu nhất”.

Tổng thống Nga Vladamir Putin đã đặt các lực lượng hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao, làm leo thang căng thẳng và dấy lên nỗi sợ hãi ám ảnh về một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Ông Chang nói: “Chúng ta đang nói về điều không thể tưởng tượng được”.

Thiếu sự lãnh đạo của Hoa Kỳ

Với việc Nga đánh chiếm Ukraina, các quốc gia đang mong chờ Hoa Kỳ can thiệp như một nhà lãnh đạo thế giới. Nhưng mô hình phản ứng của Hoa Kỳ ngay từ đầu đã là “vô cùng đáng lo ngại”, ông nói.

Theo ông Chang, nếu chính quyền Biden muốn cho thấy họ “nghiêm túc” trong việc ngăn cản ông Putin, thì tổng thống lẽ ra nên hành động trước khi cuộc xâm lược xảy ra.

“Trước khi người lính Nga đầu tiên bước vào Ukraina, các vị lẽ ra nên đánh bật ngân hàng của họ ra khỏi SWIFT. Các vị nên dừng đường dẫn Nord Stream 2. Các vị nên cắt đứt hoàn toàn Nga, không chỉ với hệ thống ngân hàng mà còn cả nền kinh tế toàn cầu. Các vị nên có hành động trừng phạt ông Putin. Các vị nên đưa ra thông báo đỏ tại Interpol”, ông nói.

“Ông Biden đã không làm bất kỳ điều gì trong số đó”, ông nói. “Toàn bộ ý tưởng của ông ấy là, chúng ta sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt sau khi họ xâm lược. Thế thì, đã quá muộn rồi”.

Ông Chang coi đây là “một cách tiếp cận rất thiếu kinh hoạt đối với việc sử dụng sức mạnh của Mỹ”.

Ông nói: “Chúng ta đang chứng kiến những chủ đề tương tự dẫn đến sự khởi đầu của Thế Chiến II ở Châu Âu”.

Ông tiếp tục: “Trung Quốc nhìn thấy điều này, họ nhìn thấy sự thất bại trong chính sách của Mỹ, họ nghĩ rằng họ có thể làm những gì họ muốn đối với Đài Loan, Nhật Bản hoặc Philippines hoặc Ấn Độ hoặc nơi mà chỉ có Chúa mới biết”.

“Vì vậy, chúng ta có thể có xung đột đồng thời ở cả hai đầu của vùng đất Á-Âu. Chúng ta có thể thấy những nước ủy nhiệm của họ, Triều Tiên, Iran, Pakistan, thậm chí có thể là Algeria hành động để tận dụng tình hình khi bạn có chiến tranh ở tất cả những nơi đó. Vâng, đó là thế chiến III”.

Làm sâu sắc thêm liên kết đối tác

Ông Chang nói, Bắc Kinh hoàn toàn không chỉ là một nhà quan sát tinh tường phía sau hậu trường.

ĐCSTQ đã tăng cường quan hệ với Moscow trong những năm gần đây. Trước thềm lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp ông Putin với tư cách là khách mời cao cấp nhất của ông trong Thế vận hội và ký một hiệp ước tuyên bố quan hệ đối tác “không có giới hạn”.

Ông Chang lưu ý rằng bản thông cáo chung dài 5000 từ được công bố sau đó đã mô tả mối quan hệ song phương là “vượt trội hơn so với các liên minh chính trị và quân sự trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh”.

“Tôi nghĩ đây là ngôn từ của Moscow, và Bắc Kinh đã chấp nhận nó, về căn bản đây là một mô tả khá tốt về vị thế của họ ngày nay”, ông Chang nói.

Theo ông Chang, ủng hộ ông Putin dường như là “điểm mấu chốt” của Trung Quốc. Trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại giao nước này đã chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và cho biết họ sẽ tiến hành thương mại bình thường với Nga dựa trên lợi ích chung.

Cuộc gặp hồi tháng Hai của ông Putin và ông Tập cũng mang lại các thỏa thuận dầu khí mới trị giá gần 118 tỷ USD. Một hợp đồng khác, được ký vào ngày 18/2, sẽ chứng kiến ​​Nga cung cấp 100 triệu tấn than trong những năm tới cho Trung Quốc. Vào ngày Nga tấn công Ukraina, Trung Quốc cũng dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu lúa mì đã được áp đặt đối với Moscow.

Ông Chang nói, Nga và Trung Quốc hiện đang “thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại Hoa Kỳ” và thế giới nói chung, lưu ý rằng hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận chung trong những tháng gần đây, với việc các binh sĩ Nga khai triển quân trang của Trung Quốc lần đầu tiên hồi tháng Tám năm ngoái.

“Thực tế là ở đây và bây giờ, Trung Quốc và Nga đang ở trên cùng một phía. Đó là bởi vì họ thấy những lợi ích của họ trùng khớp và họ xác định cùng một đối thủ, đó là chúng ta”, ông nói. “Hai quốc gia này đang kết thành liên minh và họ đang thách thức thế giới”.

Sự thách thức của Bắc Kinh

Một ngày trước cuộc gặp của ông Putin và ông Tập Cận Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price đã cảnh báo các công ty Trung Quốc không giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt trong trường hợp xảy ra xâm lược. Ông Chang nói rằng việc Nga và Trung Quốc hợp tác vào ngày hôm sau cho thấy một mức độ khẳng định và thách thức.

Ông nói, “Hãy nhớ rằng, đây là một Trung Quốc mà trong suốt năm 2021 đã nói rằng Hoa Kỳ không ngăn cản được Trung Quốc. Vì vậy, đây là một dấu hiệu khác của việc về căn bản Bắc Kinh đang nhìn ra thế giới và nói: “Chúng tôi sẽ làm những gì chúng tôi muốn”.

Trước cuộc xâm lược, các quan chức Tòa Bạch Ốc đã cố gắng hợp tác với Trung Quốc để ngăn chặn một cuộc tấn công bằng cách thúc giục ông Putin giảm leo thang căng thẳng, nhưng Trung Quốc đã chọn không can dự vào, một cố vấn chính sách cao cấp của Tòa Bạch Ốc cho biết ngày 28/2.

Các mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan được cai trị dân chủ đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Một phi cơ dân sự của Trung Quốc đã bay vào khu vực phòng thủ của đảo Dongyin do Đài Loan kiểm soát ngày 5/2, ngày thứ hai của Thế vận hội Bắc Kinh, có khả năng để kiểm tra phản ứng quân sự của hòn đảo, các quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết vào thời điểm đó. Phi cơ quân sự Trung Quốc cũng thường xuyên bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này trong hai năm qua.

“Đó thực sự là một sự leo thang”, ông Chang nói về sự việc ngày 5/2.

Ông Chang cho biết giai đoạn hiện tại gợi nhớ về cuối những năm 1930, “thời kỳ mà nếu bạn sống ở bất kỳ đâu trên thế giới, bạn đều có thể cảm nhận được mối nguy hiểm”.

Ông tiếp tục: “Nhưng ít nhất bạn vẫn kỳ vọng rằng các nhà lãnh đạo sẽ có thể dàn xếp ổn thỏa mọi thứ. Nhưng chúng ta biết rằng điều tồi tệ nhất, trên thực tế, đã xảy ra rồi. Và thực tế, những gì đã xảy ra tồi tệ hơn bất cứ ai từng nghĩ vào thời điểm đó. Giờ thì chúng ta đang ở giai đoạn đó hoặc thậm chí tồi tệ hơn nữa”.

“Tôi không thấy nhà lãnh đạo phương Tây nào có đủ sức mạnh để ngăn chặn việc này. Điều đó có nghĩa rằng đây có lẽ sẽ là khoảnh khắc tồi tệ nhất trong lịch sử”.

Theo The Epoch Times

Đăng theo ĐKN

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP