Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần

Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần
Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần
Thứ hai, 30-12-2024 00:21, (GMT+07:00)
Chuyên gia cảnh báo: Xả lũ đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần sóng thần
12-05-2020 20:09

 

Vào ngày 9/5, trong cuộc phỏng vấn với tờ Sound of Hope (SOH), Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia thủy lực nổi tiếng, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về công trình đập Tam Hiệp cho biết: đập Tam Hiệp không chỉ không kiểm soát được lũ, mà các quan sát và nghiên cứu mới nhất phát hiện ra sức công phá xả lũ của đập Tam Hiệp mạnh gấp 25 lần lũ tự nhiên. Ông đưa ra cảnh báo với người dân Trung Quốc khi trích dẫn số liệu nghiên cứu của các học giả trong nước.

Tiến sĩ Vương nói rằng ông tán thành kết luận trong một bài viết của các chuyên gia Trình Hải Vân (Cheng Haiyun), Trần Lực (Chen Li) và Hứa Ngân Sơn (Xu Yinshan) thuộc Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử. Trong đó, bài viết kết luận rằng: "Sau khi đập Tam Hiệp được đưa vào hoạt động, xảy ra một loạt các thay đổi về xả lũ ở hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang), tổng thời gian lũ tràn ở hạ lưu đập đoạn sông Dương Tử (từ Nghi Xương tới Thạch Đầu) rút ngắn từ 30 tiếng tự nhiên xuống chỉ còn 6 tiếng, tốc độ gấp 5 lần lũ tự nhiên, và có sức tàn phá gấp 25 lần lũ tự nhiên.

Sau đây là ghi âm nội dung phỏng vấn Tiến sĩ Vương của SOH:

【Ghi âm】: "Công trình Tam Hiệp" cứ cho là tăng hay giảm lưu lượng xuống 5.000 mét khối mỗi giây đi! Với mức độ như vậy, nó liền thay đổi bản chất lưu động của nước sông. Nó tạo thành những làn sóng đứng, nếu bạn tưởng tượng một chút, nó hơi giống một cơn sóng thần! Sóng của nó sẽ có cái cao, có cái rất cao. Sau đó, nó sẽ lao về phía trước, bởi vì nó có độ cao nên sau khi nó di chuyển về phía trước thì tốc độ của nó gấp 5 lần so với ban đầu! Tốc độ và động năng làm tăng sức mạnh và sức tàn phá lên 25 lần. Thời gian từ Nghi Xương đến hạ lưu được rút ngắn đáng kể, do đó trong một thời gian ngắn làm tăng áp lực lũ ở hạ lưu. Điều này cho thấy tất cả số liệu quy hoạch phòng lũ của "công trình Tam Hiệp" đều sai”.

Tiến sĩ Vương cũng nói rằng sức tàn phá của trận lụt được quyết định bởi động năng của nó. Bởi vì điều này đã được chứng minh trong trận vỡ đập xảy ra trước đó. Vào năm 1975, khi đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam bị vỡ, kéo theo hơn 60 hồ chứa bị vỡ, khiến 23 vạn người chết. Đập Bản Kiều vỡ với lưu lượng lũ chảy lớn nhất là 17.500 mét khối mỗi giây. Khối lượng xả của đập Tam Hiệp tăng từ 20.000 mét khối lên 45.000 mét khối mỗi giây thì việc xảy ra chuyện là bình thường. Đập Bản Kiều vỡ, tốc độ dòng chảy tối đa hơn 30 km mỗi giây, có thể cuốn tàu chở dầu đi hàng chục km, trong khi đập Tam Hiệp xả lũ tốc độ dòng chảy hơn 60 km mỗi giây, sức tàn phá của nó là lớn hơn nhiều so vỡ đập Bản Kiều. Tồi tệ hơn là cách quản lý sông Trường Giang sử dụng phương pháp cũ của Đức cách đây 100 năm. Ở thượng nguồn lại xây dựng kênh rạch hóa và duỗi thẳng, dẫn đến tốc độ dòng chảy nhanh hơn.

[Ghi âm]: “Vào thời điểm đó, dòng sông bị bùn hóa và kênh mương hóa, nghĩa là dòng sông ban đầu chảy theo hình chữ S và cong, giờ lại cắt đoạn cong làm nó thẳng ra. Chính phủ Trung Quốc sẵn lòng làm như vậy, tại sao? Nếu dòng sông được làm thẳng, sẽ có rất nhiều đất để trồng lương thực và phát triển thành phố. Nhưng họ đã không thấy hậu quả. Lũ chảy ngày càng nhanh hơn và áp lực của lũ ngày càng lớn. Với xung kích quá lớn như thế, áp lực đối với lũ hạ lưu sẽ rất lớn! Bởi vì tốc độ dòng chảy càng nhanh, kè sông ở hai bên sông Trường Giang không chắc, đều là kè đất. Vì vậy, rõ ràng chúng không thể chịu được sức tàn phá của lũ lụt, khiến tình hình kiểm soát lũ ở khu vực hạ lưu của đập càng nguy hiểm hơn”.

Tiến sĩ Vương chỉ ra thêm rằng công trình Tam Hiệp không hề có tác dụng trong việc kiểm soát lũ. Nó chỉ có thể ngăn chặn lũ rất nhỏ chứ không thể ngăn lũ lớn. Với trận lũ 20 năm gặp một lần thì Tam Hiệp không thể ngăn chặn được, đừng nói đến lũ lụt sau 100 năm gặp một lần, vì khả năng lưu trữ của Hồ chứa Tam Hiệp được tính không chính xác.

[Ghi âm]: “Vì Lý Bằng (Li Peng) [cựu Thủ tướng Trung Quốc] từng đề xuất vào năm 1984, tôi đã nói rằng nếu mực lưu trữ nước của Tam Hiệp đạt 180 mét, khả năng lưu trữ lũ của nó là 22 tỷ mét khối, bạn trước tiên nên nhớ kỹ điều này. 180 với 22 tỷ! Cuối cùng nó được phê duyệt như thế nào? Là 175 mét mực chứa nước, và khả năng lưu trữ lũ của nó là 22,15 tỷ mét khối. Bạn có thấy vấn đề không? Mực chứa nước Lý Bằng nói là cao hơn 5 mét so với con số 175! Nhưng khả năng lưu trữ lại nhỏ hơn tới 100 triệu đến 150 triệu mét khối. Điều này là không thể. Vì họ đã tính sai!”

Tiến sĩ Vương tiết lộ rằng sức chứa của đập Tam Hiệp đã bị tính toán sai từ đầu, và đó là một thảm họa lớn, nhưng những phần tử trí thức trong chính phủ nói rằng số liệu do lãnh đạo cho phép, ghi bao nhiêu họ chỉ dám viết bấy nhiêu! Họ từ đầu tới cuối che giấu lỗi thiết kế công trình Tam Hiệp. Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ cần những trí thức có tài năng thực sự mà quan trọng hơn là những trí thức trung thành và nghe theo đảng.

[Ghi âm]: “Và tính toán này là sai lầm. Vào thời điểm đó, Giáo sư Trương Quang Đẩu (Zhang Guangdou), người chịu trách nhiệm thiết kế công trình Tam Hiệp, đã viết thư gửi Phó giám đốc của Ủy ban Xây dựng Tam Hiệp. Ông nói rằng dung tích đã bị tính toán sai! Điều này Tiền Chính Anh (Qian Zhengying) cũng biết, Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang cũng biết. Nhưng không thể nói với người dân Trung Quốc vấn đề này! Điều này đã được viết trong một lá thư. Ông ấy sai rồi thì sao? Điều đó có nghĩa là, sai thì là sai rồi, Tam Hiệp thực sự không có tác dụng phòng lũ!”

Minh  Thanh 

Theo SOH

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP