Chứng kiến mẹ chồng trông 3 cháu lụi cụi nấu nướng, con dâu mới hiểu ra sự thật

Chứng kiến mẹ chồng trông 3 cháu lụi cụi nấu nướng, con dâu mới hiểu ra sự thật

Chứng kiến mẹ chồng trông 3 cháu lụi cụi nấu nướng, con dâu mới hiểu ra sự thật

Chứng kiến mẹ chồng trông 3 cháu lụi cụi nấu nướng, con dâu mới hiểu ra sự thật

Chứng kiến mẹ chồng trông 3 cháu lụi cụi nấu nướng, con dâu mới hiểu ra sự thật
Chứng kiến mẹ chồng trông 3 cháu lụi cụi nấu nướng, con dâu mới hiểu ra sự thật
Chủ nhật, 29-12-2024 22:39, (GMT+07:00)
Chứng kiến mẹ chồng trông 3 cháu lụi cụi nấu nướng, con dâu mới hiểu ra sự thật
07-08-2020 10:30

Mẹ chồng - nàng dâu là một bài toán khó muôn thuở dành cho những nàng eva. Khoảng cách thế hệ, sự khác biệt trong cách sống đôi khi khiến gia đình nảy sinh xung đột không đáng có. Cô con dâu trong câu chuyện dưới đây cứ ngỡ mẹ chồng mình không quan tâm giúp đỡ mình, cho đến khi cô tình cờ bắt gặp một sự việc.

Xuân là một bà mẹ của ba đứa trẻ sinh ba kháu khỉnh. Cô rất hạnh phúc với việc làm mẹ. Tuy nhiên, nuôi ba đứa con cùng lúc khiến áp lực tài chính đè nặng lên vai chồng cô. Để san sẻ bớt gánh nặng với chồng, Xuân đã quyết định đi làm lại trong khi các con mới được một tuổi rưỡi. 

Không thể để con một mình ở nhà hay gửi nhà trẻ, Xuân đành nhờ mẹ chồng chăm sóc các con. Ngặt nỗi, mẹ chồng của Xuân đang ở vùng quê xa xôi, bà phải khăn gói lên thành phố để đỡ đần con cái. Vốn có thành kiến rằng, mẹ chồng là người nông thôn, có nhiều khác biệt trong cách ăn ở, cộng thêm mâu thuẫn về quan điểm nuôi dạy trẻ khiến mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng trở nên nặng nề. 

Xuân luôn cảm thấy mệt mỏi và ức chế trước cách chăm cháu của bà nội. Ví dụ, khi pha sữa bột cho cháu, bà không pha đúng công thức mà luôn thêm vài muỗng với lý do như vậy sẽ làm cho cháu có nhiều dưỡng chất hơn. Khi nấu bột, bà cũng thường cho thêm gia vị để cháu ăn vừa miệng. Chưa kể, bà hay áp dụng các phương thuốc dân gian như bôi dầu chàm, gừng… để trị bệnh cho cháu nhỏ khiến làn da chúng bị ửng đỏ. 

Mỗi lần về nhà chứng kiến con mình bị thương hay có chỗ nào không vừa ý, Xuân đều cằn nhằn với chồng. Có hôm, khi không thể kiềm chế cơn giận dữ, cô đã nặng lời với mẹ chồng. Bà thấy vậy không giận mà còn rối rít xin lỗi. 

Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tưởng cứ đi theo chiều hướng xấu, cho đến một ngày Xuân đi làm về sớm. 

Khi về đến nhà, cô không thấy mẹ chồng và các con đâu, cô hốt hoảng đi tìm. Trong bụng thầm trách móc: chắc bà lại dẫn chúng la cà ngoài đường, điều đó thật không an toàn, bao nhiêu xe cộ nguy hiểm… Nhưng khi cô vào đến bếp, một cảnh tượng không ngờ tới đã xảy ra trước mắt cô.

Nhưng khi cô vào đến bếp, một cảnh tượng không ngờ tới đã xảy ra trước mắt cô.
Nhưng khi cô vào đến bếp, một cảnh tượng không ngờ tới đã xảy ra trước mắt cô.

Ba đứa trẻ đang ngồi rất ngay ngắn thành một hàng trên quầy bếp, mẹ chồng cô đang thái rau củ, vừa làm vừa hát nghêu ngao một bài hát thiếu nhi. Bà dùng cả cơ thể già nua của mình để lắc lư theo nhịp điệp của bài hát, chốc chốc lại khua chén gõ nồi để “mua vui” cho những đứa trẻ sau lưng không cảm thấy buồn chán. Thỉnh thoảng bà lại quay ra sau lưng trông chừng cháu để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Bỗng bà phát hiện thấy con dâu đang đứng ở cửa. Bà cảm thấy có chút xấu hổ rồi lúng túng giải thích rằng: “Mẹ không thể vừa chăm sóc chúng vừa nấu ăn. Mà mẹ lại lo lắng để chúng một mình trong phòng lại té ngã đâu đó, nên mẹ mới đặt ba đứa lên bếp để trông chừng. Sau này mẹ sẽ không làm vậy nữa đâu”.

Ba đứa trẻ đang ngồi rất ngay ngắn thành một hàng trên quầy bếp, mẹ chồng cô đang thái rau củ, vừa làm vừa hát nghêu ngao một bài hát thiếu nhi.
Ba đứa trẻ đang ngồi rất ngay ngắn thành một hàng trên quầy bếp, mẹ chồng cô đang thái rau củ, vừa làm vừa hát nghêu ngao một bài hát thiếu nhi.
Bà dùng cả cơ thể già nua của mình để lắc lư theo nhịp điệp của bài hát, chốc chốc lại khua chén gõ nồi để “mua vui” cho những đứa trẻ sau lưng không cảm thấy buồn chán.
Bà dùng cả cơ thể già nua của mình để lắc lư theo nhịp điệp của bài hát, chốc chốc lại khua chén gõ nồi để “mua vui” cho những đứa trẻ sau lưng không cảm thấy buồn chán.

Xuân rơi nước mắt và chạy đến ôm chầm lấy mẹ chồng. Nghĩ lại thì bà chưa bao giờ than khổ với cô. Mẹ chồng luôn vui vẻ chăm sóc cháu không ngơi nghỉ ngày nào. Khi cô đi làm về, lúc nào nhà cửa cũng gọn gàng, con cái sạch sẽ, cơm nóng đã sẵn sàng. Cô chẳng những không biết ơn, lại còn nói năng với bà vô cùng thiếu ý tứ. Cô cảm thấy vô cùng xấu hổ, vì lúc nào cô cũng nói đến hai chữ “quê mùa” mà quên mất rằng chồng cô cũng xuất thân từ đó. Cô cũng dự định sẽ thuê thêm người giúp việc đỡ đần bà, cho dù chi phí sẽ tăng lên nhưng mẹ chồng sẽ đỡ vất vả hơn.

Mâu thuẫn nào cũng có nguyên do, đôi khi nó đến từ chính bản thân ta đã không đủ sâu sắc và bao dung. Chăm sóc trẻ là một công việc vất vả đòi hỏi sự kiên nhẫn. Mẹ chồng đã không quản mệt nhọc hết lòng vì các cháu, thì những người con dâu cũng nên đủ vị tha để thấu hiểu những khác biệt trong quan điểm nuôi trẻ của mẹ. Dĩ nhiên, rất khó để có cách ứng xử toàn vẹn đôi đường. Nhưng là một người con dâu, chúng ta cần tôn trọng ông bà và khéo léo xin lời khuyên của họ. Nếu kiến thức của ông bà không phù hợp với các cháu, chúng ta có thể chia sẻ chân thành và mềm mỏng, hoặc nhờ sự tư vấn của chuyên gia. Hành động của bà luôn xuất phát từ lòng thương yêu với các cháu, nên những người con dâu không nên có suy nghĩ tiêu cực như thể bà đang hại con mình. Hơn nữa, trong vai trò là một người con dâu, người phụ nữ cũng cần ứng xử đúng đạo lý làm con, giữ tròn chữ hiếu.

Xem thêm:

. Lòng hiếu thảo kiểu mới đang hủy hoại đạo đức truyền thống như thế nào

Thiên Bình
Theo Sina - Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP