Chùa Kỳ Quang đề xuất "tro cốt thất lạc đúc tượng Phật" là tốt hay xấu?

Chùa Kỳ Quang đề xuất "tro cốt thất lạc đúc tượng Phật" là tốt hay xấu?

Chùa Kỳ Quang đề xuất "tro cốt thất lạc đúc tượng Phật" là tốt hay xấu?

Chùa Kỳ Quang đề xuất "tro cốt thất lạc đúc tượng Phật" là tốt hay xấu?

Chùa Kỳ Quang đề xuất "tro cốt thất lạc đúc tượng Phật" là tốt hay xấu?
Chùa Kỳ Quang đề xuất "tro cốt thất lạc đúc tượng Phật" là tốt hay xấu?
Thứ bảy, 28-12-2024 16:29, (GMT+07:00)
Chùa Kỳ Quang đề xuất "tro cốt thất lạc đúc tượng Phật" là tốt hay xấu?
08-09-2020 12:02

Sự kiện hàng trăm hũ tro cốt bị rơi bảng tên ở chùa Kỳ Quang, khiến dư luận và gia đình người gửi tro cốt cha mẹ ông bà vô cùng bức xúc. Để giải quyết hậu quả của những gia đình bị thất lạc tro cốt, chùa Kỳ Quang đưa ra 3 giải pháp: Xét nghiệm ADN, dùng tro cốt đúc tượng Phật thờ cúng chung, và thủy táng.

Để giải quyết hậu quả của những gia đình bị thất lạc tro cốt, chùa Kỳ Quang đưa ra 3 giải pháp: Xét nghiệm ADN, dùng tro cốt đúc tượng Phật thờ cúng chung, và thủy táng. (Ảnh chụp video)

Các chuyên gia xét nghiệm ADN đã có ý kiến, nói rõ là những xương cốt qua hỏa táng, qua tác động nhiệt từ 850 độ C trở lên thì không thể nào làm xét nghiệm ADN được. Việc thủy táng tức là đem tro cốt rải xuống sông, hồ, biển... Việc này tuy có dân tộc trên thế giới thực hiện, nhưng đó là phong tục của họ, còn người Việt thì chưa có tiền lệ, chưa thành thông lệ nên khả năng khó được người dân chấp nhận. Như vậy còn giải pháp đem tro cốt đúc thành tượng Phật, có lẽ được nhiều người đồng tình hơn, bởi vì những người gửi tro cốt người thân vào chùa thì là Phật tử hoặc những người có tâm hướng Phật. Thượng tọa Thích Quang Thạnh, đại diện chùa Kỳ Quang nói: "Gửi tro cốt người thân về chùa là mọi người đã mến mộ đạo Phật. Khi tro cốt đúc thành tượng Phật thì tất cả hương linh được nằm trong lòng Đức Phật. Đó cũng là một điều tốt".

Tuy nhiên, đó có phải là "một điều tốt" như chùa Kỳ Quang nói hay không thì cần phải xem xét.

Trước hết nói về phong tục người Việt xưa nay là an táng (địa táng), để người chết được "mồ yên mả đẹp", được "an nghỉ nơi chín suối". Thế nên chúng ta vẫn thường gặp các ngôi mộ của đời các cụ thường an táng (cải táng) trong các ruộng lúa, vườn tược của gia đình. Sau khi các địa phương có quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa thì người chết được an táng, cải táng tập trung ở nghĩa trang, bao gồm cả tro cốt của những người hỏa táng cũng được đặt dưới những nấm mộ xây kiên cố.

Phong tục người Việt xưa nay là an táng (địa táng), để người chết được
Phong tục người Việt xưa nay là an táng (địa táng), để người chết được "mồ yên mả đẹp", được "an nghỉ nơi chín suối". (Pixnio)

Những năm gần đây, mức độ đô thị hóa lớn, tìm đất xây mộ cho người qua đời đã thành vấn đề khó khăn, thế nên một số ngôi chùa nhận các hũ xương cốt để các gia đình thờ cúng. Với người nhà người chết thì cho rằng người chết hàng ngày được nghe kinh kệ, sẽ siêu thoát, được lên Thiên đàng, đến Thế giới Cực lạc, và cũng tiện cho con cháu đến thờ cúng. Còn với nhà chùa thì đó lại là nguồn thu nhập lớn, chi phí gửi tro cốt ở chùa, rồi chi phi để nhà chùa làm lễ, cúng tế giúp. Đó là chưa kể con cháu thường đến thờ cúng, và cúng dường cho nhà chùa. Quả là hai bên cùng có lợi, thế nên ngày càng nhiều người gửi xương cốt người thân vào trong các chùa.

Gửi xương cốt vào chùa có tốt không?

Các chùa hiện nay khác xa các chùa xưa, chùa xưa thường ở nơi vắng vẻ, nông thôn, rừng núi, còn chùa ngày nay thường ngay trong các đô thị sầm uất, hoặc gần đô thị. Thế nên cái tiện lợi duy nhất là gia quyến người chết đi lại thuận tiện, dễ dàng cho việc hương khói, thờ cúng. Còn "nghe kinh kệ", "được siêu thoát", "lên Thiên đàng", "đến Thế giới Cực lạc"... thì đó chỉ là chiêu trò "câu khách" của nhà chùa mà thôi. 

Đức Phật giảng con người sau khi chết sẽ chuyển sinh theo sáu nẻo luân hồi (lục đạo, lục thú). Người mà khi sống làm nhiều việc tốt, hành thiện tích đức thì sẽ được làm Thiên nhân, tức người Trời, nhưng cũng mấy trăm năm vẫn phải chuyển sinh. Người đức tốt, nhưng kém loại người thứ nhất thì chuyển sinh cõi người. Chuyển sinh làm người tùy theo đời trước họ làm việc thiện ác nhiều ít mà đời này là người có phúc phận (làm quan lớn, phát tài lớn) hay người ít phúc phận (nghèo khổ, bệnh tật, tai nạn). Còn người làm việc xấu, ác nhiều hơn sẽ chuyển sinh thành súc sinh, chịu khổ trả nợ nghiệp. Người xấu nữa thì thành ngạ quỷ, đói khát, khổ cực. Còn xấu, ác hơn nữa thì đọa địa ngục, chịu các cực hình không ngừng nghỉ…

Người xấu nữa thì thành ngạ quỷ, đói khát, khổ cực. Còn xấu, ác hơn nữa thì đọa địa ngục, chịu các cực hình không ngừng nghỉ… (Miền công cộng)
Người xấu nữa thì thành ngạ quỷ, đói khát, khổ cực. Còn xấu, ác hơn nữa thì đọa địa ngục, chịu các cực hình không ngừng nghỉ… (Miền công cộng)

Như vậy, gửi tro cốt người chết vào các chùa hoàn toàn không có tác dụng gì tốt đối với người chết, càng không thể "lên Thiên đàng" hay đến "Thế giới Cực lạc" được. Người chết sẽ đến cõi nào hoàn toàn phụ thuộc vào đức và nghiệp mà họ đã tích khi còn sống, đến khi chết rồi thì chẳng thể làm gì được. Tuy nhiên, trong Phật giáo cũng có những câu chuyện như Tôn giả Mục Kiền Liên hiếu kính với mẹ, nhờ Pháp lực của Phật và công đức của tăng đoàn nên đã đưa được mẹ thoát khỏi cực hình dưới địa ngục. Hay trong Kinh Địa Tạng cũng nói về một Thánh nữ Bà La Môn để lập công đức cho người mẹ đã mất nên bán nhà cửa ruộng vườn cúng vào thường trụ. Nói tóm lại là trong lịch sử Phật giáo không có việc đưa xương cốt người nhà vào các nhà chùa, mà đây chỉ là việc mới xuất hiện ở thời hiện đại - thời mạt Pháp hiện nay mà thôi.

Đức Phật cũng giảng, đời người là bể khổ, muốn thoát khổ thì chỉ có cách duy nhất là tu Chính Pháp, Chính Đạo, đến bờ kia của Niết Bàn thì mới vĩnh viễn thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, vĩnh viễn thoát khổ. Đức Phật chuyển sinh thành người, Ngài từ bỏ ngôi vị Thái tử, bỏ hoàng cung, vợ con, tiền bạc danh vọng, địa vị quyền lực để đi tìm con đường giải thoát, đích thân Ngài đi trên con đường tu luyện để làm mẫu và truyền dạy cho thế nhân con đường thoát khổ này. Thế nên trong lịch sử hơn 2500 năm qua, rất nhiều người xuất gia đi theo con đường của Đức Phật, và cũng có nhiều người giác ngộ, được giải thoát.

Đức Phật cũng giảng, đời người là bể khổ, muốn thoát khổ thì chỉ có cách duy nhất là tu Chính Pháp, Chính Đạo, đến bờ kia của Niết Bàn thì mới vĩnh viễn thoát khỏi sáu nẻo luân hồi.
Đức Phật cũng giảng, đời người là bể khổ, muốn thoát khổ thì chỉ có cách duy nhất là tu Chính Pháp, Chính Đạo, đến bờ kia của Niết Bàn thì mới vĩnh viễn thoát khỏi sáu nẻo luân hồi. (Pixabay)

Hiện nay có những ngôi chùa, có những hòa thượng đã không còn nghe theo lời dạy của Đức Phật nữa. Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật có căn dặn các đệ tử là "lấy giới luật làm Thầy", trong các giới luật có "không tồn tiền, không tồn vật". Thế nhưng hiện nay, có người xưng là "sư", là "thầy", là "hòa thượng" nhưng hoàn toàn không thực hiện theo lời dạy của Đức Phật một chút nào, họ coi việc đọc kinh kệ gõ mõ dâng hương là tu luyện. Thậm chí có người còn coi đó là phương tiện kiếm tiền, đi cúng đám ma, làm lễ cầu siêu, tiêu tai giải hạn để nhận "cúng dàng" với số tiền khá lớn. Việc nhận các hũ tro cốt người chết, từ đó có được nguồn thu nhập thì đó không những trái ngược với giáo lý nhà Phật, mà chính là việc làm thất đức, lừa tiền không hơn không kém.

Điều nguy hại hơn là những người xưng là thầy là sư là hòa thượng, mà luôn luôn làm trái với những giáo lý trong Phật giáo, trái ngược lời Phật dạy này lại là chỗ dựa tâm linh, tinh thần cho rất nhiều Phật tử, người dân. Trải qua mấy chục năm đập phá chùa chiền, tuyên truyền thuyết vô Thần, khiến đại đa số người dân hiện nay không có hiểu biết đầy đủ về Phật giáo, tín ngưỡng chân chính. Tuy nhiên, đời người vô thường, sinh lão bệnh tử hiển hiện, dù tiếp thu thuyết vô Thần thì nhân quả báo ứng vẫn hiển hiện, nên từ trong sâu thẳm tâm hồn con người vẫn còn lòng hướng thiện, kính Trời, kính Phật. Thế là nhu cầu tìm hiểu tôn giáo, tín ngưỡng lại phát triển trở lại. 

Thế nhưng, thời mạt Pháp, những ngôi chùa thanh tịnh không nhiều, và người xuất gia chân tu cũng không nhiều. Những người chân tu này thường tránh chỗ ồn ào, tránh tiếp xúc xã hội, họ dành thời gian tĩnh tâm, ngồi thiền, tụng kinh, và chịu khổ thực tu. Những người này thì người dân khó tiếp xúc được, vì sẽ ảnh hưởng đến việc tu luyện của họ. Còn những vị xuất gia với những mục đích khác nhau thì lại rất tích cực gặp gỡ tiếp xúc, thuyết giảng cho tín chúng, như vậy còn thời gian nào để tĩnh tâm tọa thiền đây? Khi mà tiền của vật chất thoải mái, muốn xe có xe, muốn đất có đất, muốn nhà có nhà, muốn gì được nấy thì làm gì có khổ mà chịu, mà tiêu nghiệp. Hưởng thụ vật chất của tín chúng cũng đồng dạng với tạo nghiệp, chính là 'lừa tiền' bằng các chiêu bài 'cúng siêu độ', 'cúng sao', 'cúng tiêu tai giải hạn' mà thôi.

Những vị xuất gia với những mục đích khác nhau thì lại rất tích cực gặp gỡ tiếp xúc, thuyết giảng cho tín chúng, như vậy còn thời gian nào để tĩnh tâm tọa thiền đây?
Những vị xuất gia với những mục đích khác nhau thì lại rất tích cực gặp gỡ tiếp xúc, thuyết giảng cho tín chúng, như vậy còn thời gian nào để tĩnh tâm tọa thiền đây? (Pxhere)

Tất nhiên người giả tu cầu tài lừa tiền sẽ phải chịu báo ứng tương ứng với tội nghiệp họ tạo ra, mà tội làm bại hoại Phật giáo, phá hoại Phật Pháp, phá hoại chánh tín, khiến người dân không tin vào tôn giáo, tín ngưỡng mới là tội nặng nhất, điều chờ đợi họ mới là khủng khiếp nhất. Còn người dân do không hiểu rõ giáo lý của Phật, bị các 'thầy' dẫn dắt sai, tuy bỏ nhiều tiền bạc 'công đức', 'cúng dường', nhưng thực tế là không những không được bất kỳ chút phúc đức nào, trái lại do số tiền của đó nếu bị người giả tu tiêu xài hoang phí, hoặc làm những việc trái đạo đức như chơi bời hưởng lạc, thì số tiền của đó còn là gián tiếp tạo nghiệp, họ cũng phải chịu một phần nghiệp.

Tại sao tạo tượng Phật?

Khi Đức Phật tại thế, Ngài đã cấm đồ đệ, tín chúng vẽ chân dung, làm tượng Ngài vì Ngài không muốn các đệ tử sa vào sùng bái hình tượng, chỉ là hình thức mà không dành thời gian thực tu. Chính Đức Phật cũng phê phán tình trạng sùng bái ngẫu tượng của Bà La Môn Giáo đương thời. Đến thời vua A Dục (Asoka) sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 300 năm mới xây dựng Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha-gaya), là nơi Đức Phật tu luyện đắc Đạo dưới cội bồ đề, trong Đạo tràng cũng chỉ có bệ Phật chứ không có tượng Phật. Đây là thời cực thịnh của Phật giáo Ấn Độ, các tín đồ vẫn nghiêm khắc tuân thủ di huấn của Đức Phật là không vẽ chân dung, không tạo tượng Ngài.

Mãi cho đến thế kỷ thứ 1, 2, tức là sau 600, 700 năm sau Đức Phật nhập Niết Bàn, ở nước Kiện Đà La (vùng Pakistan ngày nay) mới bắt đầu xuất hiện hình tượng Phật mang phong cách văn hóa Hy Lạp cổ đại. Có thể Thần của người Hy Lạp cổ đại giống hình tượng Phật, sau khi giao lưu hai nền văn hóa Đông - Tây, và Phật giáo bước vào suy thoái ở Ấn Độ, người ta đã bắt đầu không tuân theo lời dạy của Đức Phật. 

Khi Đức Phật tại thế, Ngài đã cấm đồ đệ, tín chúng vẽ chân dung, làm tượng Ngài vì Ngài không muốn các đệ tử sa vào sùng bái hình tượng, chỉ là hình thức mà không dành thời gian thực tu.
Khi Đức Phật tại thế, Ngài đã cấm đồ đệ, tín chúng vẽ chân dung, làm tượng Ngài vì Ngài không muốn các đệ tử sa vào sùng bái hình tượng, chỉ là hình thức mà không dành thời gian thực tu. (Wikipedia)

Còn tại các nước Tây Vực (Trung Á) là cửa ngõ giao lưu Á - Âu, Phật giáo đã tiếp nhận hình tượng Phật từ văn hóa Hy Lạp cổ đại, và bắt đầu vẽ chân dung, tạo tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Và sau khi Đại thừa Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, dần dần xuất hiện nhiều vị Phật và các vị Bồ Tát, đã không còn là Phật giáo nguyên thủy như thời Phật Thích Ca Mâu Ni nữa, do đó, về giáo lý và giới luật đã có những biến đổi, việc tạo tượng Phật không còn coi là giới cấm nữa.

Sau khi dựng tượng Phật rồi còn cần có bậc cao tăng tu luyện đến tầng rất cao làm lễ khai quang, tức mời Pháp thân Phật đến ngự ở tượng Phật. Khi đó mọi người mới có thể lễ Phật, Kính Phật, Pháp thân Phật sẽ bảo hộ các đệ tử tu luyện, bằng cách khai thị, điểm hóa trong khi nhập định… Còn với tín chúng, đi chùa lễ Phật, kính Phật là nuôi dưỡng tâm thiện, nuôi dưỡng Phật tính, ghi nhớ lời Phật dạy, giữ gìn giới luật, tránh xa đường ác, thì sẽ có cuộc sống bình an, và đời sau sẽ được chuyển sinh ở cõi tốt hơn, ít khổ cực hơn, hoặc có cơ duyên tu luyện để thoát khỏi luân hồi, đến các thế giới Thiên quốc, Phật quốc.

Tro cốt đúc tượng Phật thờ cúng có tốt không?

Thế nên việc tạo tượng Phật không thể tùy tiện, và việc thờ Phật, lễ Phật cũng không phải như ngày nay là cầu Phật: xin phát tài, xin bình an, xin tiêu tai giải hạn, xin thi đỗ, xin công danh, xin tình duyên... cái gì cũng cầu, cái gì cũng xin. Đức Phật hạ thế truyền Pháp là để độ nhân, tức là Ngài đích thân thực hiện và dạy con người con đường giác ngộ, thoát khổ. Nếu Phật ban phát bổng lộc quan chức cho những người tham lam cầu cái này cầu cái kia mà không chịu giữ gìn giới luật, không chịu bỏ ác hướng thiện, thế chẳng phải là làm việc xấu, việc ác đó sao, những việc đó chỉ có ma làm mà thôi.

Việc tạo tượng Phật không thể tùy tiện, và việc thờ Phật, lễ Phật cũng không phải như ngày nay là cầu Phật: xin phát tài, xin bình an, xin thi đỗ, xin công danh... cái gì cũng cầu, cái gì cũng xin.
Việc tạo tượng Phật không thể tùy tiện, và việc thờ Phật, lễ Phật cũng không phải như ngày nay là cầu Phật: xin phát tài, xin bình an, xin thi đỗ, xin công danh... cái gì cũng cầu, cái gì cũng xin. (Wikimedia Commons)

Ngày nay, con người đã xa rời lời dạy của Đức Phật quá xa, còn mấy ai "lấy giới làm thầy", có mấy ai buông bỏ danh vọng, tiền tài, sắc tình, dành thời gian thực tu, chịu khổ chịu nhọc, nhẫn nhục tinh tấn. Có người còn đặt tượng Phật ở nghĩa trang, để 'trông coi' mồ mả cho họ, như thế khác gì phỉ báng Phật. Có người nói: "Chẳng phải Địa Tạng Vương Bồ Tát nói là 'ta không xuống địa ngục thì ai xuống địa ngục'?". 

Chính vì rời xa lời dạy của Phật nên ngày nay người ta đã diễn giải sai, hiểu sai những lời của Phật, những câu trong kinh Phật. Địa Tạng Vương Bồ Tát thấy chúng sinh khi sống không chịu hướng thiện, tham lam, tranh giành, hại lẫn nhau, khi chết bị đọa địa ngục, số lượng quá nhiều, Ngài sinh lòng từ bi, xuống địa ngục giảng Pháp cho những âm hồn đang chịu khổ cực trong đó, để họ biết hối lỗi, quy chính, hướng thiện, thì sau khi chịu khổ hoàn trả bớt nợ nghiệp, mới có thể được đầu thai làm người, mới có cơ hội tu luyện giải thoát.

Nếu con người dùng xương cốt người chết đúc tượng Phật thì đó càng là sự phỉ báng Phật. Phật trang nghiêm như thế, thế giới Phật quốc tốt đẹp tinh khiết như thế. Thế mà con người lại định dùng xương cốt người chết để đúc tượng Phật, thử hỏi Phật có xuống ngự ở tượng đó không? Chắc chắn là không rồi, đó còn là tội phỉ báng Phật, thì tội nghiệp không hề nhỏ. Nhưng đến thời mạt Pháp, rất nhiều việc làm xấu, ác, trái ngược với lời dạy của Phật mà người hiện nay vẫn vô tư coi là việc tốt. 

Nếu con người dùng xương cốt người chết đúc tượng Phật thì đó càng là sự phỉ báng Phật, tội nghiệp không hề nhỏ.
Nếu con người dùng xương cốt người chết đúc tượng Phật thì đó càng là sự phỉ báng Phật, tội nghiệp không hề nhỏ. (Ảnh do người dân cung cấp)

Trong Phật giáo có câu chuyện như sau:

Một lần khi Phật Thích Ca Mâu Ni chuẩn bị thuyết Pháp, Ma Vương dẫn theo con cháu đến đấu pháp với Ngài.

Ma Vương nói: “Ta sẽ phái người đến phá hoại giáo đoàn của ông bằng những con dao dài”.

Phật Thích Ca Mâu Ni đáp: “Dùng dao dài có thể làm thân thể đại chúng bị thương, nhưng không thể lay động niềm tin kiên cố của họ đối với Phật Pháp”.

Ma Vương lại nói: “Ta sẽ lan truyền tin đồn xấu về ông khắp nơi, làm tổn hại danh tiếng của ông, khiến người ta tránh xa ông”.

Đức Phật lại mỉm cười và nói: “Chỉ trích, vu khống, hay phỉ báng không thể làm tổn hại một vị Thánh, giống như trong cõi hư không rộng lớn, những lời bôi nhọ là mũi tên bắn tên lên trời rồi rơi xuống đất”.

Bất luận Ma Vương dùng những thủ đoạn nào để làm tổn thương Đức Phật, Ngài đều đáp lại bằng một nụ cười. 

Ma Vương lại nói: “Ông luôn muốn giáo hóa hết thảy mọi chúng sinh, phải không?”.

Đức Phật nói: “Đúng vậy”.

Ma Vương nham hiểm nói: “Vậy thì, đợi đến thời mạt Pháp, ta sẽ sai con cháu của ta xuất gia, làm đệ tử của ông, mặc áo cà sa, làm bại hoại Phật Pháp của ông. Chúng ta sẽ xuyên tạc kinh sách, phá vỡ giới luật, làm những điều trái với luân thường đạo lý và làm hoại Pháp, như thế chúng ta có thể đạt được mục đích mà hôm nay dẫu có dùng vũ lực cũng không đạt được”.

Đức Phật nghe những lời ấy, Ngài trầm ngâm không nói gì, một lúc lâu sau hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Chúng quỷ nhìn thấy cười phá lên một cách thích thú và bỏ đi. 

Lời kết

Bản thân Phật Thích Ca khi nhập Niết Bàn, bỏ thân xác lại. Các đệ tử của Ngài theo phong tục Ấn Độ cổ bấy giờ chất củi thiêu xác rồi rải xuống sông, sau khi thiêu thì họ tìm được trên 3000 viên xá lợi Phật, và cất giữ. Đến thời vua A Dục xây các tháp Phật cất giữ các xá lợi. Trong lịch sử Phật giáo đều không có việc đưa tro cốt người chết vào chùa thờ cúng. Ngay cả các tăng ni trong các chùa cũng được mai táng ở khu nghĩa địa riêng.

Mỗi vùng đất có các phong tục tập quán khác nhau, có hỏa táng (thiêu xác), thủy táng (để xác dưới nước), thiên táng (để xác cho kền kền ăn), địa táng (chôn dưới đất). Tất cả đều chỉ là hình thức, quan trọng là ở cái tâm. Nước ta cũng giống với các nước trong vòng văn hóa Á Đông, chịu ảnh hưởng lớn của cả Nho giáo và Phật giáo. 

Đạo Nho coi trọng chữ hiếu, "trăm nết hiếu đứng đầu", "thờ người chết như khi còn sống", tức là nhấn mạnh về lòng hiếu kính, dù cha mẹ còn sống hay đã mất, đều nhớ đến và giữ lòng hiếu kính. Còn các lễ nghi thì tùy phong tục địa phương, các nước, và tùy thời mà có thay đổi thích hợp. Còn Đạo Phật thì dạy con người làm việc thiện, đối xử tốt với tất cả mọi người, tất nhiên là phải tốt với cả cha mẹ, anh chị em mình. Phật cũng nhấn mạnh tu tâm, thực sự tu sửa cái tâm, hướng thiện, sửa chữa những lỗi lầm, những điều chưa làm tốt, để dần dần hoàn thiện bản thân, chứ không coi trọng hình thức lễ nghi bề ngoài. Nhất là khi lễ nghi làm mà vì vô minh lại biến thành phỉ báng khinh nhờn Phật thì hậu quả ra sao?

Trung Dung - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP