Chủ mưu vụ ‘thi thể trong bêtông’ tại Bình Dương bị tuyên án tử hình

Chủ mưu vụ ‘thi thể trong bêtông’ tại Bình Dương bị tuyên án tử hình

Chủ mưu vụ ‘thi thể trong bêtông’ tại Bình Dương bị tuyên án tử hình

Chủ mưu vụ ‘thi thể trong bêtông’ tại Bình Dương bị tuyên án tử hình

Chủ mưu vụ ‘thi thể trong bêtông’ tại Bình Dương bị tuyên án tử hình
Chủ mưu vụ ‘thi thể trong bêtông’ tại Bình Dương bị tuyên án tử hình
Thứ tư, 08-01-2025 01:58, (GMT+07:00)
Chủ mưu vụ ‘thi thể trong bêtông’ tại Bình Dương bị tuyên án tử hình
03-07-2020 12:22

Sau một tuần nghị án, sáng ngày 3/7, TAND tỉnh Bình Dương tuyên án tử hình đối với bị cáo Phạm Thị Thiên Hà (SN 1988, ngụ TP.HCM) về tội Giết người. Bị cáo Hà bị xác định giữ vai trò chủ mưu trong vụ án “thi thể trong bê tông” tại Bình Dương.

Bị cáo Hà đang trao đổi với luật sư trong buổi tuyên án sáng ngày 3/7. (Ảnh: Trí thức VN)

Trong phiên tòa sáng 3/7, HĐXX cho rằng các bị cáo có hành vi đặc biệt gây nguy hiểm cho xã hội. Khi phạm tội, các bị cáo đều đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có bàn bạc, cố ý thực hiện hành vi phạm tội tới cùng. HĐXX áp dụng thêm nhiều tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo.

Ngoài án tử hình đối với bị cáo Hà, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên bị cáo Lê Ngọc Phương Thảo (SN 1990, quê Tiền Giang) nhận tổng mức án 22 năm tù về hai tội Giết người và Che giấu tội phạm.

Bị cáo Ngọc Tâm Huyên (SN 1979, ngụ TP.HCM) bị tuyên tổng mức án 19 năm tù về hai tội Giết người và Không tố giác tội phạm.

Bị cáo Trịnh Thị Hồng Hoa (SN 1953, mẹ của Hà) nhận tổng mức án 13 năm tù cho hai tội Giết người và Không tố giác tội phạm.

VIDEO: VỤ ÁN BÌNH DƯƠNG - LUẬT SƯ VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA KỂ

Trước đó, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án mạng tại Bình Dương diễn ra trong hai ngày 25-26/6. Ít nhất 3 bị cáo thay đổi lời khai tại tòa. Bị cáo được xác định là chủ mưu là Phạm Thị Thiên Hà chỉ thừa nhận giết nạn nhân Trần Trí Thành (bị siết cổ, chích điện, tử vong tại căn nhà số 90 tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương), không thừa nhận giết nạn nhân Trần Đức Linh (tử vong tại resort tại Bà Rịa – Vũng Tàu).

Sau ý kiến của bị cáo, phần tranh luận với luật sư, phía công tố bảo lưu quan điểm cho rằng Linh tử vong vì bị bỏ mặc khi sức khỏe suy kiệt do nhịn ăn, nhịn uống, kết hợp bị ngoại lực tác động lên vùng cổ, ngực gây suy hô hấp.

Bị cáo Hà phủ nhận cáo trạng truy tố mẹ mình là bị cáo Phạm Thị Hồng Hoa phạm tội Giết người. Hà nói khi Hà báo các thành viên trong nhóm ý định giết Thành thì đấy không phải “bàn bạc” mà là “mệnh lệnh”.

Bị cáo Trịnh Thị Hồng Hoa (mẹ của Hà) cũng thay đổi lời khai tại tòa, cho rằng không bàn bạc, không tham gia giết nạn nhân Thành. Bị cáo Nguyễn Ngọc Tâm Huyên cũng theo đó thay đổi lời khai, cho rằng không tham gia giết Thành, không thừa nhận giữ dây giết nạn nhân Thành.

Một tình tiết đáng chú ý tại phiên tòa sơ thẩm là cả 4 bị cáo đều khai không tu Pháp Luân Công, khẳng định “tu luyện” theo một phương pháp do Hà tự nghĩ ra. Bị cáo Hà nói tự nghĩ ra môn “Khảo nghiệm đức tin”, gồm 6 nội dung: 1. Nói ra yếu điểm của bản thân để cả nhóm cùng góp ý nhằm cải thiện bản thân; 2. Tát vào mặt để tôi luyện sự nhẫn nhịn; 3. Đặt lại tên để quên quá khứ trần ai; 4. Phân cấp thứ bậc để có khuôn phép trong quan hệ đồng đạo; 5. Uống rượu, hút thuốc một cách tự chủ, chậm rãi để nhận ra thói hư tật xấu tiềm ẩn của bản thân; 6. Tịch cốc để vượt qua quan sinh tử về bản năng tồn của con người là ăn uống từ đó bộc lộ bản năng tiềm ẩn của cá nhân.

Giải thích việc tịch cốc, bị cáo Hà nói là không ăn không uống, ít nhất là 14 ngày trở lên. Khi HĐXX hỏi: “Ai là người nghĩ ra tịch cốc này?” – bị cáo Hà trả lời chính mình nghĩ ra.

Tình tiết cả nhóm “tu luyện” theo cách của Hà này xuất hiện xuyên suốt trong lời khai của các bị cáo liên quan tới cái chết của hai nạn nhân Linh và Thành. Trong đó nạn nhân Linh được cho là bị suy kiệt, định bỏ trốn nhưng bị Hà, Thành bắt giữ lại, sau đó người này tử vong. Nạn nhân Thành bị cho là có hành vi bất thường, gây nguy hiểm cho nhóm nên bị Hà lập mưu, bàn kế hoạch cùng những người khác sát hại.

Tin liên quan:

>> Vụ thi thể trong bê tông: phương pháp "tự nghĩ ra" của các bị cáo vụ án ở Bình Dương là gì?

>> Khép lại án mạng ở Bình Dương: người tập Pháp Luân Công nghĩ gì?

>> Pháp Luân Công là gì? Nhân vụ án mạng tại Bình Dương

Mức án đề nghị của VKS: Từ 13 năm tù tới tử hình

Đại diện Viện KSND tỉnh Bình Dương đã đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Phạm Thị Thiên Hà (SN 1988, ngụ TP.HCM) về tội Giết người. VKS cho rằng Hà là bị cáo chủ mưu cầm đầu, phạm tội giết từ hai người trở lên, giết người có tính chất côn đồ.

Đối với bị cáo Lê Ngọc Phương Thảo (SN 1990, quê Tiền Giang), VSK xác định bị cáo Thảo có vai trò cao đứng thứ 2 trong vụ án như mua các vật dụng để giết nạn nhân Thành… VKSND đề nghị tổng mức án 22-23 năm tù về tội Giết người và Che giấu tội phạm.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Tâm Huyên (SN 1979, ngụ TP.HCM) bị đề nghị tổng mức án từ 19 đến 21 năm tù với hai tội Giết người và Không tố giác tội phạm. VKS cho rằng bị cáo Huyên có vai trò nguy hiểm đứng thứ 3 trong vụ án, đã tham gia kéo dây để giết chết nạn nhân Thành.

Bị cáo Trịnh Thị Hồng Hoa (SN 1953, mẹ của Hà) bị đề nghị tổng mức án từ 13 đến 15 năm tù về hai tội Giết người và Không tố giác tội phạm.

VSK cho rằng quá trình điều tra, cả bốn bị cáo dù bị cách ly, không được tiếp xúc với nhau nhưng có lời khai thống nhất về hành vi phạm tội. Thế nhưng, khi ra tòa, các bị cáo lại thay đổi lời khai, phủ nhận hành vi phạm tội là không có cơ sở.

Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP