Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc

Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc

Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc

Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc

Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc
Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc
Thứ bảy, 28-12-2024 15:31, (GMT+07:00)
Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc
09-03-2022 19:41

Hệ thống lương thực của Trung Quốc thời gian gần đây đã trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng. Gần 40 quan chức đã bị điều tra và sa thải. Vấn đề an ninh lương thực một lần nữa thu hút sự chú ý của công luận. Các nhà phân tích tin rằng việc xử lý tham nhũng trong hệ thống lương thực đã làm lộ ra tình trạng thiếu lương thực ở Trung Quốc.

Nhiều quan chức trong hệ thống lương thực Trung Quốc bị hạ bệ

Ngày 21/02, Ủy ban Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật tỉnh Tứ Xuyên đã ra thông báo rằng Wang Qingnian, Phó Giám đốc kiêm thanh tra cấp hai của Cục Dự trữ ngũ cốc và nguyên liệu của tỉnh, bị "nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" và đang bị điều tra và xem xét kỷ luật. Wang là vị quan chức mới nhất trong hệ thống lương thực của Trung Quốc bị ‘sờ gáy’.

Cuộc điều tra tập trung vào các quan chức trong hệ thống lương thực thực phẩm của Trung Quốc bắt đầu từ cuộc cải chính đặc biệt do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CDIC) khởi xướng vào tháng 8 năm ngoái. Tháng 11/2021, Ủy ban đã công khai 10 vụ tham nhũng trong hệ thống lương thực. Trong số này có Wu Xin, cựu Giám đốc Cục lương thực tỉnh Thiểm Tây, người đã nhận hối lộ tổng cộng hơn 59,45 triệu nhân dân tệ (khoảng 9,41 triệu USD).

Năm ngoái, trang web của CDIC đã công bố 10 từ ngữ chống tham nhũng, trong đó có cụm từ “con chuột kho thóc” - có nghĩa là “một kẻ tham nhũng táo bạo và vô độ làm việc trong hệ thống lương thực”.

Kể từ đầu năm 2022, 27 quan chức trong hệ thống lương thực của tỉnh Chiết Giang đã bị điều tra.

 

Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc

Một em bé Trung Quốc dùng bữa bên cạnh thùng rác tại một ngôi làng ở tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc, ngày 07/02/2017. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)

Trung Quốc thiếu lương thực trầm trọng

Bình luận về chiến dịch chống tham nhũng trong hệ thống lương thực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Li Yuanhua, cựu Phó Giáo sư tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói với The Epoch Times tiếng Trung rằng tham nhũng đã có từ lâu, và các quan chức ở tất cả các cấp của ĐCSTQ đều tham nhũng. Phó Giáo sư Li tin rằng, “không phải là tham nhũng trong hệ thống lương thực nghiêm trọng hơn trong các bộ phận khác, mà là vào thời điểm này, Trung Quốc thực sự thiếu lương thực và đây là vấn đề đối với tất cả mọi người. Đây cũng là lý do tại sao họ tập trung vào việc chống tham nhũng trong hệ thống lương thực".

Phó Giáo sư Li chỉ ra rằng hệ thống lương thực của Trung Quốc có dự trữ ngũ cốc thông thường và dự trữ ngũ cốc thời chiến. Theo các báo cáo công khai trước đây, bất cứ khi nào ĐCSTQ kiểm tra trữ lượng ngũ cốc, sẽ có một tai nạn khiến kho ngũ cốc bốc cháy. Phó Giáo sư Li nói rằng ngũ cốc dự trữ đều bị các quan chức bí mật bán đi; hoặc một loại ngũ cốc kém chất lượng hơn sẽ được cất giữ trong kho và được coi là ngũ cốc loại một.

Ông Chen Weijian, Tổng biên tập của tờ Beijing Spring và là một nhân viên truyền thông cấp cao hiện đang sống ở New Zealand, nói với The Epoch Times rằng cuộc điều tra quy mô lớn của Bắc Kinh đối với các quan chức trong hệ thống lương thực cho thấy tình trạng thiếu ngũ cốc của Trung Quốc đang diễn ra rất nghiêm trọng. Diện tích đất canh tác ở Trung Quốc đại lục ngày càng giảm khiến nước này phải phụ thuộc vào nhập khẩu; chất lượng lương thực cũng không đảm bảo. Trung Quốc đã không thể tự cung tự cấp được nguồn lương thực thực phẩm.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng bày tỏ quan ngại về vấn đề nguồn cung lương thực. Ông nhấn mạnh tại Hội nghị Công tác Nông thôn Trung ương vào cuối tháng 12 năm ngoái rằng, “bát cơm của người Trung Quốc lúc nào cũng phải nằm chắc trong tay người Trung Quốc, và bát cơm phải đựng thức ăn của Trung Quốc”. Tuy nhiên, bộ phận Liêm chính và Chống Tham nhũng thuộc Nhóm Xuất bản Truyền thông Pháp luật của ĐCSTQ đã nói thẳng trên trang web của họ rằng tuyên bố của ông Tập rất khó đạt được.

Nhập khẩu lương thực của Trung Quốc tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây. Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đã tăng lên 100 triệu tấn, chiếm 60% giao dịch đậu tương toàn cầu, theo số liệu từ công ty cổ phần chế biến thực phẩm nhà nước Trung Quốc COFCO. Trong 20 năm qua, nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc đã tăng từ 5% thị phần toàn cầu lên 22%; nhập khẩu đậu tương và ngũ cốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong 5 đến 10 năm tới.

Tổng biên tập Chen chỉ ra rằng thực phẩm và ngũ cốc biến đổi gen nhập khẩu vào Trung Quốc không thể tiếp tục gieo trồng. Trung Quốc phải mua hạt giống, vốn do các công ty hạt giống nước ngoài kiểm soát. Giá thành hạt giống rất cao, làm tăng chi phí trồng lương thực cho nông dân Trung Quốc; vì vậy ít người muốn trồng trọt hơn, khiến đất nước ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu.

 

Chống tham nhũng trong hệ thống lương thực làm lộ ra khủng hoảng thiếu lương thực ở Trung Quốc

Một người bán hàng đang xúc hạt ngô, tại một khu chợ ở Bắc Kinh, ngày 02/12/2009. Bắc Kinh đã phê duyệt sử dụng các chủng ngô và gạo biến đổi gen. (Ảnh: Peter Parks / AFP / Getty Images)

Ông Chen tin rằng một vấn đề quan trọng khác là diện tích đất canh tác của Trung Quốc. Ông tiết lộ, trong những năm qua, một số lượng lớn lao động nhập cư đã chuyển đến thành phố, nhiều vùng đất ở nông thôn bị bỏ hoang. Trong khi đó, chi phí trồng trọt của nông dân tăng cao, tất cả là do các chính sách về nông nghiệp của ĐCSTQ.

Theo một bài báo trên phương tiện truyền thông Guangming Daily của ĐCSTQ xuất bản ngày 13/03/2021, diện tích đất canh tác bị thoái hóa chiếm tới 40% tổng diện tích đất canh tác ở Trung Quốc. 

Khi quá trình tàn phá môi trường và đô thị hóa của Trung Quốc tiếp tục diễn ra, diện tích đất canh tác sẽ ngày càng giảm, ông Chen đánh giá. “Ngày nay, các dự án bất động sản phát triển mạnh ở nông thôn, lấy đi nhiều diện tích đất; nhưng những ngôi nhà được gọi là khu làng mới lại không có người ở. Và đất canh tác mà họ [các dự án] chiếm lấy đã bị phá hủy hoàn toàn và không bao giờ có thể khôi phục lại được”.

Chi Anh

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP