Chọn “nằm thẳng”, thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa

Chọn “nằm thẳng”, thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa

Chọn “nằm thẳng”, thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa

Chọn “nằm thẳng”, thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa

Chọn “nằm thẳng”, thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa
Chọn “nằm thẳng”, thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa
Chủ nhật, 29-12-2024 21:54, (GMT+07:00)
Chọn “nằm thẳng”, thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa
28-08-2022 15:51

Thanh niên Trung Quốc không muốn sống một cuộc sống cạnh tranh như 'cuộc đua chuột' vô tận bắt đầu gần như ngay từ khi chào đời. Sau bao mệt mỏi, họ chọn 'triết lý nằm thẳng', theo đuổi cuộc sống tối giản và bỏ lại sự nghiệp phía sau. Tuy nhiên, điều này đã chạm đến 'giấc mộng Trung Hoa' mà ĐCSTQ đang theo đuổi và thách thức trực tiếp đến 'sự phục hưng vĩ đại của dân tộc'.

 

Chọn 'nằm thẳng', thanh niên Trung Quốc thách thức giấc mộng Trung Hoa

Từ "nằm thẳng" đã trở thành lựa chọn sống của giới trẻ Trung Quốc. Đối mặt với thị trường việc làm khốc liệt và áp lực kỳ vọng lớn hơn từ các thành viên trong xã hội và gia đình, họ cảm thấy tuyệt vọng cho tương lai của mình, vì vậy họ lối sống tối giản và phó mặc sự đời. (Ảnh: Getty Images)

 

Kể từ mùa xuân năm 2021, nhiều người trẻ Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của chính họ trên các phương tiện truyền thông xã hội như Douban, WeChat và Weibo về lý do họ đột nhiên bỏ lại sự nghiệp và tham vọng của mình để theo đuổi lối sống tối giản. Một lối sống tự do về thời gian, không gian và khám phá bản thân.

 

Từ "nằm thẳng" (tang ping) đã trở thành lựa chọn sống của giới trẻ Trung Quốc. Đối mặt với thị trường việc làm khốc liệt cùng áp lực kỳ vọng lớn hơn từ các thành viên trong xã hội và gia đình, họ cảm thấy tuyệt vọng cho tương lai của chính mình. Vì vậy họ chỉ đơn giản là phó mặc sự đời và chấp nhận lối sống buông xuôi.

 

Tờ Al Jazeera đưa tin hôm thứ Bảy (27/8) rằng cô Ying Feng, một giáo viên tiểu học 21 tuổi ở Hạ Môn, vừa tốt nghiệp đại học khoa âm nhạc và giảng dạy, nhưng khoảnh khắc này được đánh dấu không phải bởi sự ăn mừng mà tràn ngập sự lo lắng.

 

Trước mặt cô là một lịch làm việc bảy ngày một tuần. Ban ngày làm giáo viên tiểu học, ban đêm đi dạy thêm và dạy đàn piano vào cuối tuần. Cô vô cùng thất vọng, vì ngay cả khi nỗ lực hết sức, cô cũng khó có thể kiếm đủ tiền để mua một ngôi nhà chứ chưa nói đến chuyện lập gia đình.

 

Cô Feng Ying im lặng khi được hỏi liệu công việc căng thẳng và triển vọng thu nhập thấp có khiến cô suy nghĩ lại về con đường sự nghiệp của mình hay không.

 

"Nhiều khi tôi chỉ muốn nằm xuống và quên hết sự đời", cô nói.

 

Cô Alice Lu, 31 tuổi, từng làm việc trong bộ phận truyền thông của một công ty CNTT lớn ở Thượng Hải. Sau một trận thập tử nhất sinh, cô quyết định nghỉ việc và mở một quán bún.

 

Cô nói rằng cô ấy gần như suy sụp về thể chất và tinh thần sau khi làm việc 24/7 cả ngày lẫn đêm, không có ngày nghỉ và liên tiếp trong vài năm.

 

Cô phải nghỉ làm để "chữa lành" (healing) cho tâm hồn. Trong thời gian đó, cô bắt đầu đặt câu hỏi về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mình. Cuối cùng, cô quyết định không đi làm lại mà mở một quán bún.

 

"Cửa hàng có thể không lớn, nhưng đó là công việc kinh doanh của riêng tôi. Bây giờ tôi có thể chủ động về thời gian của mình. Tôi thấy rằng cuối cùng tôi cũng có thời gian để không phải làm gì cả", cô nói.

 

Tại Tế Nam, anh Weizhe Wu, 29 tuổi, bắt đầu suy nghĩ lại về sự nghiệp của mình sau khi chứng kiến ​​một đồng nghiệp đột nhiên ngất xỉu trong tại xưởng làm việc.

 

Anh Weizhe Wu làm trưởng dự án tại một nhà máy hóa chất ở ngoại ô Tế Nam, sáu ngày một tuần, từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối.

 

“Công việc chiếm hết thời gian của tôi, nhưng tôi nhận ra rằng ước mơ trong đời không thể thành hiện thực khi làm việc trong một nhà máy”, anh vừa nói vừa nhìn ánh đèn từ các tòa nhà cao tầng ở trung tâm thành phố Tế Nam.

 

“Tôi sẽ không bao giờ có đủ khả năng để sống ở đó".

 

Vì vậy, anh ấy bỏ việc, chuyển về sống với bố mẹ và bắt đầu làm nghề tự do.

 

"Cha mẹ tôi có thể sẽ đẩy tôi trở lại 'cuộc đua chuột' rất lâu trước đó, nhưng bây giờ tôi cảm thấy tự do và khỏe mạnh hơn khi 'nằm thẳng'", anh nói.

 

Tuy nhiên, ĐCSTQ cho rằng không thể chấp nhận được việc giới trẻ Trung Quốc “nằm thẳng”, “phó mặc sự đời” và gán cho đây là “một trong những tội lỗi lớn nhất của xã hội Trung Quốc”.

 

'Nằm thẳng' xuất hiện trong thời kỳ đan xen của nhiều cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc

 

Thế giới bên ngoài tin rằng việc "nằm thẳng" và "phó mặc sự đời", cùng chỉ trích của giới lãnh đạo ĐCSTQ xảy ra vào đúng thời điểm có nhiều cuộc khủng hoảng đan xen.

 

Ông Yuan Yeh, chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu Quốc tế và Ngôn ngữ Hiện đại tại Đại học St. Thomas ở Texas, cho hay, những thách thức về nhân khẩu học và kinh tế đang đồng thời dồn Trung Quốc vào chân tường, theo  Al Jazeera.

 

“Điều quan trọng đối với ĐCSTQ là thanh niên Trung Quốc cần làm việc chăm chỉ và đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt là ở thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng cao của "phép màu kinh tế" Trung Quốc đã được xác lập trong những thập kỷ gần đây - ngày càng trở nên tham vọng trong tương lai. Điều này thật khó để duy trì", ông nói.

 

Triết lý "nằm thẳng" này vô hình trung đã đối lập trực tiếp với các yêu cầu của ĐCSTQ.

 

Trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi những người trẻ tuổi có tham vọng và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của họ, thì "triết lý nằm thẳng" đại diện cho những người trẻ muốn hạ thấp kỳ vọng và cường độ làm việc.

 

Trong khi ông Tập Cận Bình nhấn mạnh sự đoàn kết xung quanh các giá trị yêu nước do ĐCSTQ ban hành, thì thì "triết lý nằm thẳng" là sự phản ánh của những người trẻ tìm thấy sự bình yên trong nội tâm.

 

Học giả Ye Yaoyuan nói rằng, không có khả năng ĐCSTQ cho phép hiện tượng này phát triển thành một phong trào chính trị - trực tiếp đe dọa sự thống trị của ĐCSTQ hoặc ông Tập Cận Bình, người đang trên đà tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tại đại hội đảng vào cuối năm nay.

 

Theo logic của ĐCSTQ, bất kỳ nỗ lực của tổ chức nào đi ngược lại với mục tiêu của ĐCSTQ sớm muộn cũng sẽ bị dập tắt, ông nhận định.

 

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng nếu triết lý "nằm thẳng" tiếp tục lan rộng và thanh niên Trung Quốc chọn lối sống không chịu làm việc chăm chỉ, thì đó là một mối nguy hiểm cho tham vọng của ĐCSTQ.

 

Cô Alice Lu hít một hơi thật sâu khi được hỏi liệu cô ấy có nghĩ rằng việc "nằm thẳng" sẽ trở thành mối đe dọa đối với ĐCSTQ hay không.

 

"Một số điều tốt nhất không nên thảo luận trên WeChat", cô nói.

 

Xem thêm: 

Trung Quốc: Bão Masa, 100.000 người vẫn phải đứng xếp hàng làm xét nghiệm covid| DBC News

 

Lam Giang

Nguồn The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP