Chính quyền Trung Quốc đang chuyển sang “chủ nghĩa quân phiệt”?

Chính quyền Trung Quốc đang chuyển sang “chủ nghĩa quân phiệt”?

Chính quyền Trung Quốc đang chuyển sang “chủ nghĩa quân phiệt”?

Chính quyền Trung Quốc đang chuyển sang “chủ nghĩa quân phiệt”?

Chính quyền Trung Quốc đang chuyển sang “chủ nghĩa quân phiệt”?
Chính quyền Trung Quốc đang chuyển sang “chủ nghĩa quân phiệt”?
Chủ nhật, 12-01-2025 08:43, (GMT+07:00)
Chính quyền Trung Quốc đang chuyển sang “chủ nghĩa quân phiệt”?
26-10-2020 12:10

ĐCSTQ đã tuyên bố sửa đổi “Luật Quốc phòng” giữa lúc quan hệ Mỹ – Trung đang ngày càng trở nên căng thẳng. Trong đó bổ sung điều khoản, “khi lợi ích phát triển bị đe dọa”, có thể phát động lực lượng quốc phòng. Động thái này đã gây nhiều chú ý từ ngoại giới.

 

Ngày 03/9, hơn 10.000 người lính, gần 500 chiếc xe quân sự và gần 200 máy bay đã tham gia cuộc duyệt binh chính thức, tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn
Ngày 03/9, hơn 10.000 người lính, gần 500 chiếc xe quân sự và gần 200 máy bay đã tham gia cuộc duyệt binh chính thức, tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh qua CN)

Có nhà bình luận cho rằng, đây là tín hiệu cho thấy ĐCSTQ đã từ bỏ tư duy “che giấu năng lực, câu giờ và trỗi dậy hòa bình”, để chuyển sang chủ nghĩa quân phiệt. Cũng có nhà bình luận chỉ ra, rằng đây chỉ là hành động đe dọa mang tính nhất thời của ĐCSTQ.

Ngày 21/10, Luật Quốc phòng của ĐCSTQ (Dự thảo sửa đổi) đã được công bố trên trang web chính thức của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Dự thảo đã sửa đổi 50 điều và bổ sung thêm 6 điều. Trong đó, ở điều thứ hai của Chương 1, hai từ chủ yếu được thêm vào là: Ngừng “chia tách” và “lợi ích phát triển”.

Điều 44 của chương 8 có ghi: “Cổ động quốc phòng và tình trạng chiến tranh” được đổi thành Điều 47 như sau: “Khi chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và lợi ích phát triển bị đe dọa”, “Có thể tiến hành cổ động toàn quốc hoặc cổ động từng khu vực”. Trong đó, “lợi ích phát triển” là nội dung mới được thêm vào.

Ngoài ra, tiêu đề của Chương 4 cũng được đổi thành “Phòng thủ biên giới, phòng thủ bờ biển, phòng không và các khu vực an ninh lớn khác”.

Điều 30 cũng bổ sung nội dung: “Bảo vệ sự an toàn cho các hoạt động, tài sản và các lợi ích khác trong các lĩnh vực an ninh chính, bao gồm không gian, điện từ và không gian mạng”.

Lý Dậu Đàm – Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia của Đại học Quốc gia Chính Trị, Đài Loan nói rằng: “Họ là căn cứ trên những thay đổi của tình hình thế giới, nhu cầu của tình hình đất nước, tình hình của các đảng phái chính trị và tình hình quân đội mà lập ra điều này. Trên thực tế mấu chốt của vấn đề chính là ở chỗ, thể chế Đảng quốc của ĐCSTQ đến nay vẫn chưa hề có chút thay đổi. Nói cách khác, một điểm quan trọng của luật sửa đổi chính là nhấn mạnh rằng, phải trung thành với ĐCSTQ, quân đội phải trung thành với ĐCSTQ”.

Theo báo cáo của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc – CCTV, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Ngụy Phượng Hòa đã giải thích trước sự sửa đổi này rằng: “Với sự phát triển và thay đổi của tình hình thế giới, tình hình đất nước, tình hình đảng và quân đội, Luật quốc phòng hiện hành không còn khả năng đáp ứng hoàn toàn với thời đại quốc phòng mới, cùng những nhiệm vụ, yêu cầu mới trong xây dựng quân đội”, do vậy nên cần phải sửa đổi.

Kim Chung – tổng biên tập của Tạp chí Hồng Kông Open nói rằng: “Hình thức này như một chất xúc tác. Chiến tranh Mỹ-Trung dường như đang cận kề. Điều này chắc hẳn sẽ khiến người Trung Quốc Đại lục càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn, cũng như đối với  Hoa Kỳ và Đài Loan. Đây đều là chút khẩu hiệu mang tính khiêu chiến. Hiện giờ Đại lục đang ở trong “ngoại giao chiến lang” cũng vậy, triển khai quân đội cũng vậy, diễn tập thực chiến, diễn tập quân sự cũng vậy,… đó đều là một loại hành động mang tính đe dọa”.

Hành động sửa đổi luật của ĐCSTQ đã thu hút sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông Đài Loan, họ cho rằng việc ĐCSTQ bổ sung “lợi ích phát triển” vào các điều kiện chiến tranh, rất có thể sẽ gây bất lợi cho Đài Loan.

“Đài Loan không hề tỏ ra thù địch với Trung Quốc Đại lục. Có thể thấy rằng, chính quyền Đài Loan của bà Thái Anh Văn vẫn rất thận trọng, trong việc ngăn quan hệ với Trung Quốc Đại lục biến thành một cuộc chiến tranh. Bởi vì một khi xảy chiến tranh, thì không phải là vấn đề ai thắng ai thua mà là vấn đề về sinh tử của cả Đài Loan. Tất nhiên, Đại lục cũng không có khả năng thống nhất bằng vũ lực. Nó thống nhất không thành, nó không có khả năng này”, Tổng Biên tập Kim chia sẻ.

Hiện tại, quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung đang ngày càng nóng lên. Các quốc gia tự do như Châu Âu và Hoa Kỳ đang thành lập liên minh để bao vây, và tiêu diệt ĐCSTQ. Sự phong tỏa toàn cầu đối với chính quyền Bắc Kinh đã tạo thành một mối đe dọa vô cùng lớn đối với ĐCSTQ.

Tổng biên tập Kim nói thêm: “Hiện giờ nhìn lại, nó cũng có thể được mô tả là đã nổ súng khai chiến, đặc biệt là đối với ĐCSTQ. Nó lợi dụng “ngoại giao chiến lang” để không ngừng công kích Hoa Kỳ, sử dụng ngôn ngữ thô bạo, mang tính đe dọa để kích động khiêu khích và phỉ báng Hoa Kỳ. Điều này là sự thật, vì vậy Trung Quốc và Hoa Kỳ thực sự đã có một bầu không khí căng thẳng để chuẩn bị cho chiến tranh. Hơn nữa ở eo biển Đài Loan và trên Biển Đông, chính quyền Trung Quốc cũng đang thực hiện một số hành động khiêu khích để quấy rối Đài Loan”.

Lý Dậu Đàm – Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Chính Trị ở Đài Loan nhận định, việc sửa đổi Luật pháp lần này của ĐCSTQ là để cho ngoại giới hiểu rằng, sự phát triển của ĐCSTQ chắc chắn sẽ xung đột với thế giới dân chủ.

“Việc sửa đổi luật lần này chắc hẳn là một sự đáp trả đối với sự thay đổi lớn trong chiến lược của Hoa Kỳ, đặc biệt là Cuộc đàm phán 4 bên, hay Liên minh Dân chủ Ấn Độ – Thái Bình Dương. ĐCSTQ đã cảm nhận được mối đe dọa này. Đảng vơ vét đất nước, đảng bắt cóc toàn dân. Chỉ cần bộ phận này không có sự thay đổi thì tất nhiên quá trình phát triển tất yếu của nó sẽ là bành trướng, sau khi bành trướng sẽ trở thành chủ nghĩa quân phiệt, lúc đó nó sẽ nhấn mạnh “lợi ích phát triển” và tất yếu nó sẽ xung đột với Liên minh Dân chủ Ấn Độ – Thái Bình Dương do Hoa Kỳ thành lập”, Giáo sư Lý chia sẻ.

Ngày 21/10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã tổ chức một cuộc họp báo. Tại cuộc họp, ông tuyên bố rằng vào tuần tới ông sẽ cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đến thăm Ấn Độ, để tham gia cuộc đàm phán “2 + 2” giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ. Mục đích của cuộc đàm phán là cùng nhau đối đầu với mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Ngày 22/10, Tổng thống Mỹ – Donald Trump cũng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS rằng: Kẻ thù lớn nhất của Hoa Kỳ là ĐCSTQ.

 

 

Việt Anh - Theo Tinh Hoa

 
 
 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP