Chính quyền Biden vội vàng “hâm nóng” mối quan hệ với ĐCSTQ

Chính quyền Biden vội vàng “hâm nóng” mối quan hệ với ĐCSTQ

Chính quyền Biden vội vàng “hâm nóng” mối quan hệ với ĐCSTQ

Chính quyền Biden vội vàng “hâm nóng” mối quan hệ với ĐCSTQ

Chính quyền Biden vội vàng “hâm nóng” mối quan hệ với ĐCSTQ
Chính quyền Biden vội vàng “hâm nóng” mối quan hệ với ĐCSTQ
Chủ nhật, 26-01-2025 00:24, (GMT+07:00)
Chính quyền Biden vội vàng “hâm nóng” mối quan hệ với ĐCSTQ
07-02-2021 13:36

Ông Cruz khẳng định, Trung Quốc “đặt ra mối đe dọa địa chính trị lớn nhất duy nhất đối với Hoa Kỳ trong thế kỷ tới”, mà mối quan hệ nồng ấm với chính quyền nước này đã xuất hiện ngay từ những tuần đầu của chính quyền ông Biden.

Trong một video mới đăng gần đây để thu hút sự chú ý từ công luận đối với các đánh giá từ các ứng cử viên nội các của tân Tổng thống Biden, Thượng nghị sĩ Ted Cruz thuộc đảng Cộng hòa nhận định, chính quyền ông Biden đang gấp rút "vun đắp tình cảm" với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông nhìn nhận, đây là một chính sách chiến lược “nguy hiểm”.

Mối quan hệ nồng ấm này vốn đã xuất hiện ngay từ những tuần đầu của chính quyền ông Biden, và có thể sẽ hủy bỏ nỗ lực chống lại ĐCSTQ trong nhiều năm của chính quyền tiền nhiệm. Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Hoa Kỳ bắt đầu phản ứng với chiến lược “chiến tranh không hạn chế” của Bắc Kinh, bằng cách khởi phát ngôn chiến và leo thang các biện pháp đối phó.

Trong email gửi tới The Epoch Times, ông Cruz khẳng định, Trung Quốc “đặt ra mối đe dọa địa chính trị lớn nhất duy nhất đối với Hoa Kỳ trong thế kỷ tới”.

Ông nói thêm: “Chúng ta cần các nhà hoạch định chính sách nghiêm túc, sáng suốt để đối đầu với mối đe dọa đó. Một trong những mô hình thực sự đáng lo ngại mà chúng ta đã thấy từ hết người này đến người khác do ông Biden đề cử là, họ vội vàng đón nhận những yếu tố tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đồng nghiệp của mình để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.

The Epoch Times đã liên hệ với chính quyền ông Biden để đề nghị đưa ra bình luận nhưng không nhận được phản hồi ngay lập tức.

Vào ngày đầu tiên làm việc, Ngoại trưởng Antony Blinken - người có mối quan hệ hàng chục năm với ông Biden - nói với các phóng viên rằng, mối quan hệ Mỹ - Trung “có thể được coi là mối quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta có trên thế giới”.

Ông Blinken tuyên bố ủng hộ việc Mỹ hợp tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu và các vấn đề khác mà 2 nước cùng quan tâm đến. Đồng thời, ông cũng tán đồng việc chính quyền tiền nhiệm xác định những hành vi mà chế độ Trung Quốc đang thực hiện với người Hồi giáo ở Tân Cương là hành vi diệt chủng.

Trong khi đó, Thống đốc Gina Raimondo - người được Biden đề cử làm Bộ trưởng Bộ Thương mại - đã từ chối cam kết giữ tên công ty Huawei Technologies trong Danh sách pháp nhân của Bộ Thương mại, vốn có tác dụng ngăn chặn công ty Trung Quốc này mua lại công nghệ của Mỹ.

Gã trùm công nghệ Huawei của Trung Quốc đã bị lưỡng đảng phê phán mạnh mẽ vì những lo ngại về an ninh, đặc biệt là khi chính quyền Bắc Kinh yêu cầu các công ty Trung Quốc phải chia sẻ thông tin của họ với đội ngũ tình báo của ĐCSTQ. Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng, công ty Huawei do một cựu kỹ sư Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ thành lập vào năm 1987 là một phần mở rộng của chế độ độc tài này.

Ứng cử viên của ông Biden cho chức Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc là bà Linda Thomas-Greenfield. Bà đã phải nhận nhiều lời chỉ trích vì những nhận xét vào năm 2019 của mình tại một sự kiện được tài trợ bởi Viện Khổng Tử do ĐCSTQ hậu thuẫn. Gần đây, Thượng nghị sĩ Cruz cùng với 3 đồng nghiệp của mình trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã bỏ phiếu chống lại việc thông qua đề cử cho bà Linda Thomas-Greenfield tại sàn Thượng viện.

Tại sự kiện năm 2019, bà Greenfield đã có những nhận xét rất tích cực về Trung Quốc. Bà nói với khán giả rằng, quốc gia này đã đầu tư vào châu Phi theo nhiều cách, bao gồm các dự án đường sắt và phát triển cơ sở hạ tầng khác. Bà cũng bổ sung rằng, châu Phi sẽ không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà thay vào đó Hoa Kỳ có thể “học hỏi từ Trung Quốc và thành công gần đây của họ trên lục địa này”.

Bà tuyên bố: “Hoa Kỳ nên tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với châu Phi, dựa trên các giá trị chung về hòa bình, thịnh vượng, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, cũng như cam kết vững chắc về quản trị tốt, bình đẳng giới và pháp quyền. Tôi không hiểu tại sao Trung Quốc không thể chia sẻ những giá trị đó. Trên thực tế, Trung Quốc đang ở một vị trí độc nhất để truyền bá những lý tưởng này nhờ có dấu ấn mạnh mẽ trên lục địa [châu Phi]".

Chủ tịch Đối ngoại Thượng viện Jim Risch thuộc đảng Cộng hòa cho biết, vấn đề lớn nhất trong bài phát biểu này của bà Greenfield “là thiếu sự thừa nhận về các hoạt động tà ác của Trung Quốc”. Nữ ứng cử viên của ông Bien đã tự biện hộ cho mình khi tuyên bố với các Thượng nghị sĩ rằng, bà có một bề dày thành tích trong việc ghi nhận những hoạt động đó và bày tỏ sự hối tiếc vì đã nhận lời mời phát biểu tại Viện Khổng Tử của Đại học bang Savannah.

Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ được xác nhận gần đây là ông Alejandro Mayorkas "bị cáo buộc lạm dụng quyền lực của mình để cung cấp các ưu đãi đặc biệt của chính phủ, nhằm mang lại lợi ích cho các thành viên đảng Dân chủ có quan hệ tốt [với ông], dẫn đến việc một quan chức cấp cao của Huawei có được thị thực EB-5", theo một thông cáo báo chí từ văn phòng của ông Cruz. Vị Thượng nghị sĩ của tiểu bang Texas đã cực lực phản đối việc đề cử ông Mayorkas.

Vào năm 2013, ông Mayorkas khi đó là một ứng cử viên của chính quyền ông Biden, đang bị điều tra vì những cáo buộc về việc cá nhân ông đã can thiệp để giành được sự chấp thuận cho Gulf Coast Funds Management, một công ty tài chính thuộc quản lý của ông Anthony Rodham - anh trai của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Các email do văn phòng Thượng nghị sĩ Chuck Grassley thuộc đảng Cộng hòa có được cho thấy, “sau khi giành được sự chấp thuận tham gia chương trình [cấp] thị thực nước ngoài, ít nhất một trong những thị thực mà công ty mà ông Rodham đăng ký là dành cho phó chủ tịch Huawei Technologies”.

Ngoài những phát biểu của những người do ông Biden đề cử, chính quyền tân tổng thống Mỹ cũng đang thực hiện một số động thái có lợi cho ĐCSTQ.

Dưới bàn tay của ông Biden, Hoa Kỳ đang tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris. Trung Quốc là nhà tài chính lớn nhất thế giới, cũng là nhà xây dựng cơ sở hạ tầng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới, theo tổ chức chuyên theo dõi hành động khí hậu Climate Action Tracker. Đây là quốc gia thải ra khí CO2 nhiều nhất trên thế giới.

Hoa Kỳ hiện cũng đang tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Cựu Tổng thống Donald Trump từng cáo buộc WHO từ chối thực hiện các cải cách do Hoa Kỳ khuyến nghị, bao gồm cung cấp bằng chứng về sự độc lập của tổ chức này khỏi ĐCSTQ. Kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần đầu tiên bùng phát ở thành phố Vũ Hán thuộc Trung Quốc, WHO đã liên tục nhại lại các tuyên bố của chế độ Trung Quốc. Ban đầu, tổ chức này gần như dùng lại các tuyên bố chính thức của chính quyền ĐCSTQ rằng, chủng virus Trung Cộng (virus Corona Vũ Hán) này có rất ít hoặc không có nguy cơ lây truyền từ người sang người.

Chính quyền mới cũng đang trì hoãn lệnh cấm đầu tư liên quan đến quân đội Trung Quốc. Ở Trung Quốc, một số công ty có tên tương tự, nhưng không hoàn toàn giống với các công ty quân đội của ĐCSTQ. Dưới thời ông Biden, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đang tạm thời cho phép các thực thể của Mỹ đầu tư vào các công ty này.

Trong một cuộc phỏng vấn với CBS hồi năm ngoái, ông Robert Gates - Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời chính quyền Obama bày tỏ niềm tin rằng, ông Biden đã “mắc sai lầm trong hầu hết các chính sách đối ngoại lớn và các vấn đề an ninh quốc gia trong 4 thập kỷ qua”.

Du Miên

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP