Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP. HCM trước 15/9

Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP. HCM trước 15/9

Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP. HCM trước 15/9

Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP. HCM trước 15/9

Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP. HCM trước 15/9
Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP. HCM trước 15/9
Thứ tư, 01-01-2025 23:19, (GMT+07:00)
Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP. HCM trước 15/9
10-08-2021 16:13

Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh ở TP. HCM trước ngày 15/9; các tỉnh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai và những tỉnh khác vào cuối tháng 8, đầu tháng 9.

Kiểm soát dịch bệnh cuối tháng 8, đầu tháng 9

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhằm tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất, không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức.

Kể từ ngày bắt đầu giãn cách: trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các “vùng đỏ” ở phạm vi hẹp nhất.

Chính phủ đặt ra mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh ở TP. HCM trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/ 8/2021.

Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Chính phủ yêu cầu Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Giảm tối đa ca tử vong

Về công tác y tế, Chính phủ giao Bộ Y tế bám sát diễn biến dịch trong nước và trên thế giới, cập nhật các giải pháp tiến bộ trong phòng, chống dịch và điều trị để kịp thời ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản điều chỉnh, quy định, hướng dẫn.

Bộ Y tế tổ chức mua sắm tập trung các vật tư, thiết bị cần thiết; cập nhật, bổ sung, hướng dẫn và kịp thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lạm dụng, lãng phí. Hướng dẫn, khuyến nghị, khuyến cáo về các thiết bị và sinh phẩm xét nghiệm để các địa phương chủ động mua sắm.

Các địa bàn thực hiện phong tỏa cần tập trung xét nghiệm để phát hiện F nhanh nhất, không để lây lan ra cộng đồng. Cần thực hiện đồng bộ trong xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, bảo đảm giảm tối đa tỷ lệ bệnh nặng, tỷ lệ tử vong và không để lây lan.

Đảm bảo chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương duy trì hoạt động sản xuất, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

Chủ động các giải pháp hỗ trợ bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông đối với nhóm hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, ô xy y tế, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là bảo đảm cung ứng trực tiếp đến người dân ở những khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.

Các địa phương đẩy mạnh việc thành lập, tổ chức các trung tâm, tổ, nhóm hỗ trợ, cứu trợ với hình thức tổ chức, phương thức hoạt động phù hợp, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Xem thêm:

VIDEO - BỆNH NHÂN COVID PHỤC HỒI KỲ DIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP