‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc

‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc

‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc

‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc

‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc
‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc
Thứ bảy, 25-01-2025 15:29, (GMT+07:00)
‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc
01-09-2020 18:44

Nếu nói về một cuộc bao vây toàn diện và “ra đòn” kinh tế nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì có thể kể đến việc chính quyền Trump ban hành đạo luật cấm tất cả các công ty trên thế giới đang sử dụng công cụ, thiết bị hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cung cấp sản phẩm điện tử cho Huawei. Đây có thể được xem là “độc chiêu” điểm vào tử huyệt của ngành công nghệ Trung Quốc.

Việc chính quyền Trump ban hành đạo luật cấm tất cả các công ty trên thế giới đang sử dụng công cụ, thiết bị hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cung cấp sản phẩm điện tử cho Huawei, được xem là “độc chiêu” điểm vào tử huyệt của ngành công nghệ Trung Quốc (Ảnh: NTDVN tổng hợp).

Với giấc mộng bá quyền, ĐCSTQ muốn dẫn đầu thế giới về công nghệ để thực hiện trọn vẹn giấc mơ của mình. Ý định đó thể hiện rõ trong chiến lược “Made in China 2025” được Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra năm 2015, với mục tiêu đề ra là sau 10 năm sẽ tự cung cấp 70% nhu cầu về các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó công nghệ bán dẫn có tầm quan trọng hàng đầu. 

Thậm chí, Trung Quốc còn dành hẳn một ngân quỹ trị giá 300 tỷ USD cho riêng ngành này để chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Mỹ. 

Vì sao công nghệ bán dẫn lại quan trọng đến như thế? 

Bán dẫn là loại vật liệu không thể thiếu được trong mọi sản phẩm điện tử ngày nay. Kể từ năm 1959, chất bán dẫn đã mở đầu một cuộc cách mạng “có một không hai” trong công nghiệp điện tử, và chi phối sự phát triển của mọi lĩnh vực công nghệ khác.

Để sản xuất hàng loạt với số lượng cao và giá thành hạ, công nghệ ASIC là lời giải tốt nhất, nhưng cũng tốn kém nhất để đầu tư trong thời gian thiết kế thử nghiệm, cho nên chỉ có những tập đoàn lớn với phương tiện tài chính dồi dào và nhiều chuyên gia lành nghề mới có thể đi vào hoạt động đầy rủi ro này. 

Nói tóm lại, không có một ngành nào hiện nay không sử dụng sản phẩm điện tử, và không có sản phẩm điện tử nào mà không chứa các Chip bán dẫn ngày càng cao cấp. Công nghệ bán dẫn đang chi phối sự phát triển lâu dài của mọi ngành công nghệ thế giới. 

Do đó, sự tụt hậu của các quốc gia có nghĩa là khả năng tiếp cận rất hạn chế về công nghệ bán dẫn mà chủ yếu là máy tính điện tử.

Dù tuyên truyền rất rầm rộ, rốt cuộc Trung Quốc đang ở ‘vị trí nào’ trong cuộc đua ‘công nghệ bán dẫn?

Tại sao Trung Quốc lại quyết tâm xây dựng và mở rộng các công ty công nghệ (sử dụng chất bán dẫn) trong chiến lược phát triển địa kinh tế -chính trị của mình? Có thể nói, nắm được thế mạnh về “công nghệ bán dẫn” là bước đầu trong kế hoạch thực hiện giấc mộng bá quyền của ĐCSTQ.

Vào cuối thập niên 1950, Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia lạc hậu, thiếu tiền, thiếu chuyên viên để có thể bắt đầu xây dựng các ngành công nghiệp hiện đại. Đến đầu thập niên 1980, nước này vẫn chưa có một nhà máy sản xuất Chip thông dụng thế hệ một. 

Sau 40 năm quyết tâm xây dựng ngành bán dẫn, Trung Quốc đạt được gì? Bảng thống kê về doanh thu các nước trong lĩnh vực sản xuất Chip bán dẫn cho chúng ta một cái nhìn tổng quát:

(Nguồn: ZVEI, báo cáo 2019)

Vào năm 2019, Trung Quốc chỉ mới đạt được thị phần 4% trên thế giới và chỉ mới sản xuất được các Chip có độ tích hợp vừa phải. Các Chip phức tạp như CPU đời mới trong smartphone của Huawei có độ tổng hợp và chính xác cao (7 nano mét), thì họ không đủ trình độ để sản xuất, mà phải giao bản thiết kế cho công ty TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) để chế tạo.

Kể từ 2005, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ Chip lớn nhất thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là năng lực sản xuất Chip của họ cũng tăng lên tương ứng. 

Ngay cả đến 2024, khi nền sản xuất Chip Trung Quốc được dự đoán có thể đạt 43 tỷ USD, thị phần của Trung Quốc trên thế giới cũng chỉ đạt 8,5%. Theo IC Insights, thị trường thế giới lúc ấy cũng có thể lên đến 507 tỷ USD. Do đó, việc vươn lên để giành vị trí của Hoa Kỳ được xem là một tham vọng... khó lòng thực hiện được của ĐCSTQ

Ngoài ra, năng lực sản xuất bán dẫn của các công ty Trung Quốc so với công ty các nước khác còn thấp. Trong 10 công ty hàng đầu dưới đây, Trung Quốc chỉ chiếm tỉ lệ công suất 3,7%. So với toàn thế giới thì tỉ lệ còn thấp hơn.

Bảng xếp hạng doanh thu quý I/2020 (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: Company Reports, IC Insights Strategic Reviews Database

Bắt kịp các nước phương Tây về công nghệ bán dẫn - ‘ảo tưởng’ của ĐCSTQ

Qua các kênh thông tin rầm rộ của ĐCSTQ, thế giới dễ nhầm tưởng rằng Trung Quốc sẽ bắt kịp các nước phương Tây về công nghệ bán dẫn trong vài thập niên tới. Nhưng thống kê quốc tế lại có một… ngôn ngữ khác. 

Kể từ khi chiến lược “Made in China 2025” ra đời, Trung Quốc vẫn không ngừng khẳng định rằng đến cuối 2020, họ sẽ tự sản xuất 40% nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong nước, và sẽ đạt 70% đến năm 2025. 

Đồ thị sau đây cho thấy là Trung Quốc chỉ cung ứng được 15% nhu cầu bán dẫn nội địa, thay vì 40% vào năm 2020 và 70% năm 2025 theo kế hoạch (Nguồn: IC Insights)

Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải dựa vào các nhà sản xuất nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất CPU và SoC cao cấp. Theo các chuyên gia đánh giá thì với công nghệ 19 nanomet đã lạc hậu hơn 8 năm, các công ty công nghệ Trung Quốc còn chưa thể “sánh ngang” với Samsung, nên việc “cạnh tranh” lại càng không thể.

Để thành công trong việc xây dựng nguồn sản phẩm bán dẫn đòi hỏi nỗ lực lớn về công nghệ, đầu tư tài chính khổng lồ, chuyên gia cao cấp… Nhưng với đường lối kinh doanh “đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ” - vốn đang bị Hoa Kỳ điều tra và chặn đứng, Trung Quốc khó lòng đi theo con đường kinh doanh “chân chính” được.  

Không có khả năng sản xuất linh kiện cao cấp: ‘Tử huyệt’ của ngành công nghệ Trung Quốc

Hiệp hội Công nghệ bán dẫn Hoa Kỳ đưa ra thống kê rằng: “Khoảng cách giữa nhu cầu thị trường Trung Quốc với công suất sản xuất nội địa ngày càng xa. Các nhà sản xuất bán dẫn Trung Quốc chỉ đáp ứng được 9% nhu cầu thị trường nội địa, phần còn lại do nhập khẩu… Hơn một nửa số lượng nhập khẩu xuất phát từ Mỹ”.

Công ty nghiên cứu thị trường bán dẫn IC Insights ở Arizona cho biết là Trung Quốc chưa có một công ty bán dẫn nào có thể sản xuất các linh kiện đặc thù cao cấp như: trung tâm xử lý tín hiệu, CPU, MCU… Các loại linh kiện này đang chiếm 1/2 thị trường Trung Quốc, tất cả đều phải nhập hoặc mua từ các công ty đa quốc gia vốn đã có hàng chục năm kinh nghiệm với hàng vạn nhân viên trên thế giới.

Do đó, nếu không tiếp cận được đến các nguồn cung cấp linh kiện, toàn bộ các ngành khác của Trung Quốc như điện tử dân dụng, công nghiệp tự động hóa, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu vũ khí hiện đại, ngành không gian, hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị 5G… sẽ bị chậm lại nhiều thập niên.

‘Đòn chí mạng’ của chính quyền Trump: cấm vận Huawei

Mặc dù từ giữa năm 2018, chính quyền Trump đã có lệnh cấm các công ty ở Mỹ không được phép cung cấp sản phẩm, dịch vụ và sở hữu trí tuệ cho Huawei, công ty Trung Quốc này có “đủ khôn ngoan” để đi đường vòng và tiếp tục thúc đẩy hoạt động của mình. 

Với đường lối kinh doanh “đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ” - vốn đang bị Hoa Kỳ điều tra và chặn đứng, Trung Quốc khó lòng đi theo con đường kinh doanh “chân chính” được. (Ảnh: getty images)

Các nước đồng minh cũng chưa tỏ dấu hiệu sẽ đi theo con đường cứng rắn của Mỹ. Ngoài ra, các liên doanh với công ty Mỹ đang hoạt động ở ngoại quốc thì không bị ràng buộc bởi lệnh cấm, cho nên họ vẫn có thể cung cấp sản phẩm cho Huawei, theo cách này hay cách khác. Đó chính là khe hở của lệnh cấm năm 2018, làm cho nó mất hẳn hiệu quả.

Vì thế, đến tháng 5/2020, Mỹ giáng thêm một đòn chí mạng: cấm tất cả các công ty sử dụng thiết bị, phần mềm, công cụ thiết kế hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ (thuộc mọi nước khác) cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Huawei. Với biện pháp này, Huawei khó lòng tìm được đối tác cung cấp Chip cao cấp.

Vào giữa tháng 5/2020, công ty cung ứng quan trọng nhất của Huawei là TSMC (Đài Loan) đã từ chối các đơn hàng, chỉ ba ngày sau lệnh cấm của Mỹ, với tuyên bố: “Đó là một quyết định khó khăn cho chúng tôi [TSMC], khi Huawei là khách hàng quan trọng thứ hai của công ty, nhưng các nhà sản xuất Chip phải tuân theo quy định của Mỹ vì vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ”. 

Các nhà sản xuất Chip châu Âu như Infineon (Đức) và ST Microelectronics (Hà Lan) đều ít nhiều phụ thuộc vào sở hữu trí tuệ của Mỹ, cho nên việc Huawei tiếp cận những công ty này cũng sẽ không mang lại kết quả gì. Có vẻ như công nghệ bán dẫn Trung Quốc sẽ bị kéo lùi nhiều thập niên.

Châu Âu cũng đồng lòng ‘triệt hạ’ con “át chủ bài” Huawei - tham vọng thống trị ngành viễn thông của Trung Quốc

Không chỉ có Huawei, mà các tập đoàn smartphone lớn của Trung Quốc như Oppo, Vivo và Xiaomi cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. 

Trong tháng 6/2020, nước Anh cấm hẳn các công ty bản địa sử dụng sản phẩm của Huawei trong mạng lưới viễn thông (mặc dù vào tháng 1/2020, Thủ tướng Johnson còn cho phép Huawei tham gia 35%). 

Pháp chỉ gia hạn giấy phép sử dụng các thiết bị 5G của Huawei cho đến năm 2023 và 2028, tùy loại thiết bị, mặc dù trên thực tế, có lẽ không có công ty Pháp nào chịu mua thiết bị của Huawei, nếu biết rằng chúng sẽ bị cấm trong tương lai gần.

Công ty viễn thông lớn nhất châu Âu, Deutsche Telekom, đã giảm quan hệ với Huawei và tăng cường thương lượng với Ericsson trong dự án 5G. Về an toàn thiết bị viễn thông, EU vừa ra thông báo dài 44 trang, khuyến cáo các nước thành viên không được làm việc với các nhà cung cấp “có độ rủi ro cao”, dù không nói rõ tên công ty nào. 

Trước tình hình tồi tệ trước mắt, có vẻ như Huawei chỉ có thể chen chân vào vài thị trường ‘thân Trung’ như Trung Đông, Phi Châu và Nam Mỹ. 

Bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo cho rằng, biện pháp trừng phạt sẽ “nâng cao an ninh quốc gia trong thời đại mà Trung Quốc đang cố gắng chiếm ưu thế trong các lĩnh vực mũi nhọn và kiểm soát các công nghệ nhạy cảm”. 

Tại sao Trung Quốc lần này phải bó tay?

Với những biện pháp trừng phạt từ trước của Mỹ, Trung Quốc luôn luôn tìm được giải pháp đối đầu. Tuy nhiên, "sự cố" xảy ra lần này giữa Huawei và Mỹ đã làm cho Trung Quốc bối rối khi đi tìm một lối thoát. Khoảng cách về công nghệ bán dẫn giữa Trung Quốc và phương Tây quá xa để phản ứng kịp thời cho một giải pháp trong ngắn hạn. 

Mặc khác, Trung Quốc chủ quan về sức mạnh thị trường của họ. Trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2001. Trong 20 năm qua họ đã tiến hành những thử nghiệm rất tinh vi để đo lường phản ứng và xây dựng chính sách thương mại với phương Tây. 

Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và biến thành một công xưởng của thế giới, đồng thời là thị trường “béo bở” đối với phương Tây. Họ đã tiến hành một chiến lược kinh doanh nhất quán: mua công nghệ, bản quyền và xuất khẩu thành phẩm để đẩy mạnh sản phẩm ứng dụng, chiếm lĩnh thị trường, gây ảnh hưởng chính trị, và sử dụng thặng dư thương mại để tiến hành xây dựng dần dần công nghệ bán dẫn cơ bản. 

Do đó, Trung Quốc cho rằng thị trường của họ có sức mạnh và không ai có thể tạo được sức ép bằng cách này hay cách khác. 

Trên thực tế, Intel không hề đưa các Chip chiến lược ra sản xuất ở ngoại quốc. Các hãng khác như Apple, Samsung, Sony... chỉ sản xuất thành phẩm cuối cùng ở Trung Quốc, chứ sản xuất Chip thì không đáng kể. Có vẻ như lần này, Trung Quốc phải “bó tay”

Tương lai ngành bán dẫn Trung Quốc sẽ ra sao?

Chính quyền Trump với con át chủ bài “bản quyền sở hữu trí tuệ”, chỉ cần kéo dài lệnh cấm và nới rộng các công ty trong danh sách đen, thì cũng đủ làm cho Trung Quốc điêu đứng, công việc nghiên cứu trong mọi ngành sẽ chậm lại, một số dự án nghiên cứu vũ khí, an ninh và không gian phải tạm ngưng vì thiếu linh kiện thiết bị. 

Hiện nay, với 4% thị phần bán dẫn so sánh với Mỹ đã đạt 50%, Trung Quốc dường như không có cách để thu hẹp khoảng cách này trong vài thập niên. 

Truyền thông Trung Quốc thường trích dẫn chiến lược “Made in China 2025” để tuyên truyền rằng họ đang bắt kịp Mỹ về công nghệ và sẽ vượt lên hàng đầu trong vài thập niên. Tuy nhiên, giờ đây đó là loại tuyên truyền sáo rỗng, là một ảo vọng viển vông nhất của ĐCSTQ.

Chính quyền Trump đã vô cùng quyết liệt trong việc dập tắt thảm họa “Trung Hoa mộng” về công nghệ của ĐCSTQ. Nếu xem “tương lai công nghệ bán dẫn” gắn liền với “tương lai của Trung Quốc”, thì đây có thể là “con bài” chiến lược để thế giới ngăn chặn phần sự bành trướng về kinh tế-chính trị của ĐCSTQ.

VIDEO - NGUỒN TIỀN KHỔNG LỒ CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN TỪ ĐÂU?

Tâm An - Theo NTDVN

Tài liệu tham khảo:

Addison, Craig: Could Huawei founder Ren Zhengfei give up on 5G to keep the company alive? South China Morning Post 25/7/2020

All-Electronics.de: China verfehlt Ziel bei heimischer IC-Produktion, IC Insights

Müller, Mathias: Trump zielt auf die Achillesferse der chinesischen Hightech-Branche, NZZ Zürich 28/4/2018

Cheng Ting-Fang & Lauly Li: TSMC halts new Huawei orders after US tightens restrictions, Nikkei Asian Review 18/5/2020

Zur Verth, Stefan – Entwicklung der Halbleiterindustrie 2019 (Kỹ nghệ bán dẫn năm 2019). Báo cáo hàng năm của ZVEI (Hiệp hội Công nghiệp Điện và Điện tử Đức)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP