Chân dung chân thật của nhiều người Bắc Kinh: Cay đắng, vô vọng và những xác chết biết đi

Chân dung chân thật của nhiều người Bắc Kinh: Cay đắng, vô vọng và những xác chết biết đi

Chân dung chân thật của nhiều người Bắc Kinh: Cay đắng, vô vọng và những xác chết biết đi

Chân dung chân thật của nhiều người Bắc Kinh: Cay đắng, vô vọng và những xác chết biết đi

Chân dung chân thật của nhiều người Bắc Kinh: Cay đắng, vô vọng và những xác chết biết đi
Chân dung chân thật của nhiều người Bắc Kinh: Cay đắng, vô vọng và những xác chết biết đi
Thứ bảy, 28-12-2024 14:48, (GMT+07:00)
Chân dung chân thật của nhiều người Bắc Kinh: Cay đắng, vô vọng và những xác chết biết đi
11-02-2022 14:26

Gần đây, một bài báo có tiêu đề “Người Trung Quốc chăm chỉ nhất” đã đăng về một người đàn ông họ Yue trong 18 ngày đầu năm 2022, đã làm việc không ngừng nghỉ trong tình trạng dương tính, tại hơn 20 nơi ở Bắc Kinh.

 

Những người cay đắng nhất ở Bắc Kinh - những người vô vọng và những xác chết biết đi

Chân dung chân thực của mỗi người Trung Quốc sống ‘dưới đáy’ xã hội đầy đau khổ và nước mắt. (Ảnh: Pixabay)

 

Ngày 18/1, người ta phát hiện một người có kết quả xét nghiệm axit nucleic dương tính tại quận Triều Dương, Bắc Kinh, người này được chẩn đoán là người mang virus không có triệu chứng, ông ấy tên Yue, mới đến Bắc Kinh làm việc. 

Kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy trong 18 ngày từ ngày 1/1 đến 18/1, phạm vi công việc của Yue diễn ra tại hơn 20 quận khác nhau, chẳng hạn như tại nhà hát múa rối, một số khu phố cao cấp và khu trung tâm mua sắm ở trung tâm ‘Thung lũng Silicon’ Trung Quốc, v.v., để làm những công việc linh tinh từ sáng sớm hôm nay đến tờ mờ sáng hôm sau.

Theo ông Yue, những ngày này ở Bắc Kinh, cơ bản ông chỉ làm những công việc lặt vặt, thường là chở bao cát, xi măng hoặc vận chuyển rác thải xây dựng đến các trạm rác quy định, để kiếm thêm tiền, đôi khi ông phải làm hai công việc. Bởi vì ban ngày lưu lượng xe công trình ở trung tâm thành phố Bắc Kinh bị hạn chế, ông chỉ có thể lên đường vào sáng sớm, thường khi hoàn thành công việc sẽ là tờ mờ sáng hôm sau, về nhà nghỉ ngơi một lát lại đi ra ngoài vào buổi chiều để tìm một số công việc bình thường khác.

Trên thực tế, trong thời kỳ dịch bệnh xảy ra, người Trung Quốc rất hà khắc với những người không may mắc phải dịch bệnh, thậm chí họ còn không nhìn thấy một chút lòng tốt nào, đặc biệt là những người đi lại với “mã số đỏ” trên lưng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi nhìn thấy ông Yue quá tất tả mưu sinh, nhiều cư dân mạng cũng phải choáng váng, ai lại nỡ lòng nào chỉ trích ông?

Ông Yue sinh năm 1978 tại Hà Nam, rời vùng nông thôn để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thành phố. Cuối cùng ông và gia đình định cư tại Uy Hải, một thành phố ven biển ở Sơn Đông. Trước khi đến Bắc Kinh, ông Yue làm nghề đi biển kiếm 50.000 Nhân dân tệ (khoảng 178 triệu VNĐ) một năm, công việc chính của vợ là làm khô tảo bẹ cho người ta, thu nhập 100 nhân dân tệ một ngày, chưa đến 30.000 Nhân dân tệ một năm.

Có thể nói, thu nhập của ông Yue chắc chắn không có vấn đề gì, nhưng điều đáng nói là ông vẫn còn gánh nặng gia đình, bố ông nằm liệt giường và gãy tay, hai người già đã trở thành “chai dầu kéo” của gia đình (gánh nặng tài chính). Ông Yue phải phụng dưỡng cho bố mẹ 2.000 Nhân dân tệ mỗi tháng, vì vậy đến Bắc Kinh để kiếm thêm thu nhập cho gia đình đã trở thành lựa chọn duy nhất.

Ngoài ra, đứa con trai thất lạc cũng là mối quan tâm lớn của ông Yue, con trai cả của ông Yue, Yue Yuetong, năm nay 21 tuổi đã mất tích vào tháng 8/2020. Ông Yue đã tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để tìm kiếm con trai mình, cũng chính vì con trai ông làm việc ở Bắc Kinh, nên ngoài việc kiếm tiền, nhiệm vụ lớn nhất của ông Yue là thử vận ​​may ở Bắc Kinh xem có tìm được người con trai đã mất tích hơn 2 năm không.

Đến năm 2021, ông Yue không thể tìm thấy con trai mình nên bắt đầu làm đơn trình báo, cảnh sát xem đơn và yêu cầu ông nhận dạng thi thể vào tháng 10. Sau đó, cảnh sát từ chối tìm con trai cho Yue với lý do “đừng thêm gánh nặng cho tôi”

Sau khi bài báo về ông Yue trở nên phổ biến, Văn phòng Công an Uy Hải đã ra thông báo cho biết con trai của Yue đã chết đuối trong ao vào tháng 8/2020. Cảnh sát xác nhận người chết là Yue Yuetong thông qua đối chiếu DNA, nhưng ông Yue không chấp nhận kết quả nhận dạng, đến nay vụ việc vẫn chưa được kết luận.

Có lẽ những gì mà cảnh sát Uy Hải nói là sự thật, Yue Yuetong, con trai của Yue đã qua đời. “Lúc đó, vợ tôi đã khóc ở cổng đồn công an 2 ngày, nhưng họ bỏ ngoài tai, lời của giám đốc sở nói rất khó nghe”, ông Yue nói.

Bức tranh chân thật của ông Yue không chỉ được nhiều hãng truyền thông Trung Quốc đưa tin mà còn trở thành chủ đề nóng trên Internet.

Ai đó đã so sánh cuộc sống khó khăn của ông Yue với quỹ đạo của một bệnh nhân khác đã được xác nhận ở Bắc Kinh, người đã đến một khu nghỉ mát trượt tuyết và một cửa hàng trang sức trước khi được chẩn đoán.

“Tôi không biết liệu 'thịnh vượng chung' có phải là lời nói suông hay không, nhưng trách nhiệm của chính phủ là để mọi người lao động nhập cư có cuộc sống được tôn trọng thực sự”, hãng thông tấn Reuters dẫn lời một cư dân mạng Trung Quốc trên Weibo.

Cư dân mạng khắp Trung Quốc cũng đã phát động chiến dịch “# Tìm kiếm Yueyuetong” trên mạng, với hy vọng sử dụng sức mạnh của Internet và các phương tiện truyền thông để giúp ông Yue tìm thấy con trai mình càng sớm càng tốt.

Cảnh sát Sơn Đông, đặc biệt là cảnh sát quê hương của ông Yue, hiện đang chịu áp lực từ hàng nghìn người vì những gì đã xảy ra với ông Yue, đặc biệt là việc cảnh sát trốn tránh trách nhiệm trong những ngày đầu con trai ông mất tích. 

Nhưng dù bất kỳ điều gì đang diễn ra, ông Yue vẫn chăm chỉ lo cho gia đình và tiếp tục tìm con trai, ông không dám nghỉ ngơi sau hàng chục ngày làm việc cật lực, đây cũng là bức chân dung chân thực về mỗi người dân Trung Quốc đang sinh sống tại đáy xã hội, đầy đau khổ và nước mắt.

 

Bách Diệp

Theo Secretchina

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP