Câu ngạn ngữ: ‘Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm’, câu tiếp sau nói gì?

Câu ngạn ngữ: ‘Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm’, câu tiếp sau nói gì?

Câu ngạn ngữ: ‘Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm’, câu tiếp sau nói gì?

Câu ngạn ngữ: ‘Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm’, câu tiếp sau nói gì?

Câu ngạn ngữ: ‘Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm’, câu tiếp sau nói gì?
Câu ngạn ngữ: ‘Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm’, câu tiếp sau nói gì?
Thứ sáu, 27-12-2024 07:37, (GMT+07:00)
Câu ngạn ngữ: ‘Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm’, câu tiếp sau nói gì?
08-09-2022 15:03

Giai tiết Trung thu rõ ràng là đoàn viên, nhưng có câu ngạn ngữ Trung Quốc “Niên phạ Trung Thu nguyệt phạ bán” - Năm sợ Trung Thu nguyệt sợ rằm, ngụ hàm thâm ý gì? (Pixabay)

Tết Trung Thu là một lễ hội trọng đại của các dân tộc hấp thụ văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Có rất nhiều câu chuyện và phong tục dân gian xung quanh Tết Trung Thu, cũng như nhiều câu danh ngôn, ngạn ngữ nổi tiếng. Biết được câu ngạn ngữ Trung Quốc “Niên phạ trung thu nguyệt phạ bán” (Năm sợ trung thu nguyệt sợ rằm) còn có nửa sau, vén mây ngắm trăng càng có ý vị!

Thơ hay mừng Tết Trung Thu

Câu “Minh nguyệt kỉ thì hữu, bả tửu vấn thanh thiên” – Trăng sáng có mấy thời, mượn rượu hỏi trời xanh – của đại văn hào Tô Đông Pha, ngay khi lọt vào tai đã gợi cho người ta nhớ đến Tết Trung Thu, trường trường tư niệm chất chứa trong tâm cũng theo đó tuôn trào, con người bao thời đại đã cầu nguyện dưới trăng: “Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên”, ý tứ là chỉ mong người trường cửu, cùng ngắm đêm trăng đẹp dù cách xa ngàn dặm.

Vương Thập Bằng, một vĩ nhân thời Nam Tống, trong một lần làm thơ tụng Trung Thu tặng đồng liêu, ông ngâm vịnh “Thanh quang thử dạ thập phần hảo, hữu tửu hữu khách nghi cao ca”, ý tứ là đêm trăng thanh thập phần mỹ lệ, có rượu có khách càng cao hứng hát ca. Thanh quang nguyệt cảnh, được cùng bầu bạn nâng chén ngâm nga, là niềm vui của Trung Thu thời thời đại đại.  

Ngạn ngữ Tết Trung Thu

Cả hai bài thơ minh nguyệt của Tô Đông Pha và Thập Bằng đều xung mãn tình vị nhân gian. Vào đêm trăng sáng, thanh quang trong veo thập phần tươi đẹp, nhưng lại có câu ngạn ngữ “Niên phạ trung thu nguyệt phạ bán”. Rõ ràng là một ngày hội vui vẻ đoàn viên của thiền quyên, là điều gì khiến nhân tâm sinh ưu tư sợ hãi?

Trăng đến nửa tháng (ngày rằm, 15 hoàng lịch) bắt đầu chuyển từ đầy sang khuyết; Tiết khí đến Trung Thu, bắt đầu chuyển từ nóng sang lạnh. Hương vị của cuối năm dần dần tái hiện mạnh mẽ. Ngay khi Tết Trung Thu đến, năm công lịch đã qua hai phần ba. Thời tiết xuân canh hạ vân (xuân làm ruộng cấy lúa, hạ làm cỏ vun gốc) đã trôi qua, nếu kế hoạch cho cả năm chưa thành thực tiễn, đương nhiên thu hoạch vô duyên. Lấy sự chuyển hoán của tiết khí mà xét, Tết Trung Thu và tiết khí Thu phân rất gần nhau, Thu phân là điểm tiết khí của hai khí âm dương bình hành, qua một tiết khí đó, thiên địa vạn vật sẽ âm thịnh mà dương suy. Con người quả khó tránh không suy tư, ưu cảm.

“Niên phạ trung thu nguyệt phạ bán”, câu tiếp sau nói gì?

Chào mừng Trung Thu. (Ảnh: Freepik)

Nửa sau của câu ngạn ngữ “Niên phạ trung thu nguyệt phạ bán” sẽ tiếp nối ý gì? Có người tiếp: “Nhân phạ tứ cửu, tuế phạ hàn”, ý tứ là, con người sợ tuổi 49, năm sợ mùa đông lạnh lẽo. Trong thoại có thoại, do tuế tục tiết khánh đều liên kết với nhân sinh, đoạn sau mới chân chính nói đến trọng điểm.

“Nhân phạ tứ cửu”, chính là chỉ con người sợ tuổi bốn mươi chín, bởi chớp mắt là đến tuổi năm mươi, chính là một nửa của trăm năm cuộc đời, là cột mốc của tuổi trung niên vui buồn; “Tuế phạ hàn” đã hô ứng cả câu, bất quản là năm hay là người, thì mùa đông lạnh lẽo đều ý vị đoạn kết, ý vị sự tiêu tác điêu linh theo quy luật của tự nhiên. 

Lại cũng có một bản khác của câu ngạn ngữ này – “Niên phạ trung thu nguyệt phạ bán, nhân sinh lập chí tại thiếu niên!” Người anh hùng dân tộc Nhạc Phi đã khuyên răn thế này: “Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiểu niên đầu, không bi thiết” – Nhạc Phi tư tưởng tích cực, cổ vũ người sớm lập định chí hướng nhân sinh, sớm nỗ lực nắm bắt cuộc đời; đừng chờ đợi trong nhàn rỗi để rồi đến lúc bạc mái đầu, hết thảy trống rỗng bi ai.

Cách cục quyết định bản thân

Dù “Niên phạ Trung Thu nguyệt phạ bán”, tuy nhiên, cứ mỗi tháng lại đến hồi trăng khuyết, mỗi mùa đông lại đều có thể là một hồi chuông cảnh tỉnh, một cơ hội chuyển biến.

Khổng Tử nói: “Ngũ thập tri thiên mệnh”  – năm mươi hiểu thiên mệnh. Khi nhân sinh bước đến tuổi năm mươi, càng bước đi càng chắc chắn hơn, nhờ kinh nghiệm nhân sinh đã chiêm nghiệm suốt nửa cuộc đời, khiến chúng ta biết thế nào là “thuận Thiên mà hành”, không để bản thân phải chất thêm những phiền não vô vị, khốn nhiễu vô đoan, cũng cảnh thức bản thân không vô tri mà tạo thêm nghiệp lực. Điều này chính là dần dần tiến nhập vào cảnh giới “lạc thiên tri mệnh” – thấu hiểu và lạc quan thuận ứng theo thiên mệnh.

Thử trích dẫn thái độ nhân sinh của Khổng Tử trong “Ngũ thập niên tri thiên mệnh” thành đoạn tiếp, thì thành câu “Niên phạ Trung Thu nguyệt phạ bán, lạc thiên ngũ thập tri thiên mệnh”, ý tứ là, (dù) năm sợ Trung Thu nguyệt sợ rằm, (thì) lạc quan năm chục hiểu thiên mệnh!

Cù Bá Ngọc (danh Viện), một đại phu ở nước Vệ, cùng thời đại với Khổng Tử, vào tuổi năm mươi đã lưu lại điển cố văn hóa “tứ thập cửu niên phi”.

Cù Bá Ngọc là một hiền sĩ, trung thần siêng năng tu hành. Ông nhân trí khiêm bị (nhân từ, trí tuệ, khiêm tốn và chu đáo) làm mọi sự đều thành kính, thời thời khắc khắc đều tự cảnh tỉnh bản thân, thành tâm tu sửa thiện niệm. Cù Bá Ngọc không phô trương phép tắc lễ nghĩa trước mặt người khác, mà tuân thủ lễ nghĩa ngay cả nơi hôn ám bất minh. Điển cố “tứ thập cửu niên phi” của Cù Bá Ngọc, phản ánh ông đến tuổi 50 đã cải thiện những sai lầm của tuổi 49. Hôm nay ông cải chính sai lầm của hôm qua, năm nay ông cải thiện khuyết điểm của năm ngoái, ngày nối ngày, sự tu dưỡng của sinh mệnh được thăng hoa trong tự tại!  

Một người tu hành giống như Cù Bá Ngọc, không chỉ tu thân tích đức, mà còn tu xuất lai thiện đức để bảo vệ quốc gia. Theo sử sách ghi chép, Triệu Giản Tử, công khanh của nước Tấn, từng muốn tấn công nước Vệ, nhưng có người nhắc nhở, nói: “Nước Vệ có Cù Bá Ngọc vi chính.” Triệu Giản Tử vừa nghe đã hiểu, liền vứt bỏ ý đồ tấn công nước Vệ. Đúng vậy, thiện đức là một mỹ đức được Thiên Thượng công nhận, là “kho báu” và “bảo vật trị quốc”, được Thiên Thượng ban phước và bảo hộ.

Nếu dẫn tiếp câu của Cù Bá Ngọc “tứ thập cửu niên phi” của người tu hành vào, thì thành câu “Niên phạ Trung Thu nguyệt phạ bán, Tứ cửu niên phi đắc chí thiện”!

Còn theo bạn, bạn sẽ viết tiếp nửa câu cuối như thế nào?

“Nguyệt nguyệt nguyệt viên phùng nguyệt bán, niên niên niên vĩ tiếp niên đầu”

Có đôi câu đối liên hệ kết nối giữa trăng tròn và cuối năm lạnh giá:

hiên thượng nguyệt viên, nhân gian nguyệt bán,

Nguyệt nguyệt nguyệt viên phùng nguyệt bán。

Kim tiêu niên vĩ, minh nhật niên đầu,

Niên niên niên vĩ tiếp niên đầu。

Tạm dịch là:

Thiên thượng trăng tròn, nhân gian giữa tháng

Tháng tháng nửa tháng gặp trăng tròn.

Đêm nay cuối năm, sáng mai đầu năm,

Năm năm cuối năm tiếp đầu năm.

Nhật nguyệt luân hồi vô cùng vô tận, một năm dung dị lại bước đến Trung Thu. “Niên phạ Trung Thu nguyệt phạ bán” có thể là một lời cảnh tỉnh, có thể là lời nhắc hãy cẩn trọng, chỉ cần bạn có thể thời thời khắc khắc cải chính tòng thiện, ngày ngày đều có minh nguyệt thường tại, chiếu sáng những nơi thâm u trong nội tâm, soi sáng thiện hành, bất quản âm dương thăng giáng, trăng tròn trăng khuyết, thì “Niên nghênh Trung Thu khánh nguyệt bán, chẩm phạ tứ cửu chẩm phạ hàn” , hay là, “Năm nghênh Trung Thu mừng nguyệt bán, ngại gì 49 ngại gì đông?”!

Xem thêm: Radio Lắng Động Về Đêm - Trung Thu của những thiên thần bé nhỏ trong ngục tù

Tác giả Dung Nãi Gia, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP