Cậu bé Nigeria 2 tuổi suýt chết đói bên lề đường ngày ấy, giờ ra sao?

Cậu bé Nigeria 2 tuổi suýt chết đói bên lề đường ngày ấy, giờ ra sao?

Cậu bé Nigeria 2 tuổi suýt chết đói bên lề đường ngày ấy, giờ ra sao?

Cậu bé Nigeria 2 tuổi suýt chết đói bên lề đường ngày ấy, giờ ra sao?

Cậu bé Nigeria 2 tuổi suýt chết đói bên lề đường ngày ấy, giờ ra sao?
Cậu bé Nigeria 2 tuổi suýt chết đói bên lề đường ngày ấy, giờ ra sao?
Thứ tư, 08-01-2025 03:06, (GMT+07:00)
Cậu bé Nigeria 2 tuổi suýt chết đói bên lề đường ngày ấy, giờ ra sao?
01-05-2020 10:25

 

Vào đầu năm 2016, bức ảnh một cậu bé Nigeria da bọc xương vì suy dinh dưỡng nặng, trên người không mảnh áo che thân, đang được một người phụ nữ cho uống nước, đã gây chấn động thế giới.

Theo Washington Post, người phụ nữ tốt bụng sau đó đã dùng chăn trùm kín cơ thể cậu bé, mang cậu bé đến trung tâm chăm sóc và tắm cho cậu. 

Trước đó, cậu bé đã phải chịu đựng những lời sỉ nhục đầy ác ý của người qua đường khi cho rằng cậu là “phù thuỷ”, và cậu đã phải vật lộn để tồn tại trên đường phố trong 8 tháng. Cậu bé đã suýt chết nếu như không có lòng hảo tâm của nhân viên cứu trợ người Đan Mạch Anja Ringgren Lovén. Lovén khi đó là nhà sáng lập của tổ chức Cứu trợ Giáo dục và Phát triển cho trẻ em châu Phi (ACAEDF). 

“Khi chúng tôi nghe thấy rằng đứa trẻ này chỉ mới 2 đến 3 tuổi, tôi không do dự. Một đứa trẻ như vậy không thể nào sống sót một mình trên đường phố. Chúng tôi lập tức chuẩn bị nhiệm vụ giải cứu", Lovén chia sẻ với Huffington Post UK

Vào thời điểm được cứu giúp, cậu bé chỉ còn da bọc xương và trong tình trạng nguy hiểm. Bị gia đình bỏ rơi, đứa trẻ phải tìm thức ăn dư thừa trong rác thải của người dân để sống sót qua ngày. Sau khi cô đăng tải bức ảnh gây sốc của cậu bé sắp chết đói lên Facebook, hàng nghìn người ngay lập tức gửi tiền ủng hộ cho cậu bé. Và đây không phải trường hợp duy nhất, rất nhiều đứa trẻ đã lâm vào tình cảnh tương tự. “Hàng nghìn trẻ em bị buộc tội là phù thuỷ và chúng tôi chứng kiến chúng bị tra tấn, có những đứa trẻ bị chết, bị đe doạ. Video này giải thích vì sao tôi phải chiến đấu giành lại công bằng cho chúng", Lovén viết. 

Lovén nói cô quyết định đặt tên cho cậu bé là Hope (Hy vọng), và sẽ dùng tiền ủng hộ để trả viện phí cho cậu bé. Chỉ trong 2 ngày, hơn 1 triệu krone Đan Mạch (tương đương với 150.000 USD) đã được gửi tới để hỗ trợ cậu bé. 

“Với tất cả số tiền này chúng tôi sẽ mang đến hy vọng và những điều trị tốt nhất cho cậu bé, và cũng sẽ xây dựng một phòng khám trên mảnh đất này để cứu nhiều trẻ em thoát khỏi thảm cảnh bị tra tấn. Thật tuyệt vời!”. 

Vài ngày sau, Lovén chia sẻ trên Facebook rằng: điều kiện sức khoẻ của Hope đã tốt và ổn định hơn. Cậu bé được truyền máu mỗi ngày, nhưng vẫn phải chịu đựng những cơn đau. Tuy nhiên, Hope đã có thể ăn, ngồi dậy hay mỉm cười. 

Cậu bé ngày ấy bây giờ ra sao?

4 năm sau, cậu bé Hope giờ đây đã có diện mạo và cuộc sống hoàn toàn khác so với trước kia. Lovén đã lập ra trại trẻ “Land of Hope" với hy vọng đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những đứa trẻ mồ côi. Cậu bé không chỉ được ăn no mặc ấm, có nhiều người thương yêu ở bên cạnh mà em còn được tạo điều kiện phát triển như bao đứa trẻ khác. Không còn là cậu bé da bọc xương, giờ đây Hope đã cao lớn và chững chạc hơn rất nhiều cùng nụ cười tươi vui vẻ luôn nở trên môi. Điều này khiến mọi người đều kinh ngạc!

Vào năm 2019, cô Anja Ringgren Lovén chia sẻ rằng Hope rất yêu thích thể thao, cậu bé còn đại diện cho đội của mình để tham dự cuộc thi thể thao của trường. Cậu bé rất thích đến trường và năng nổ tham gia các trò chơi vận động tại đây. Cô Anja Ringgren Lovén cũng tích cực chia sẻ hình ảnh của Hope và những đứa trẻ mà cô cưu mang lên trên mạng xã hội.

Thật may mắn cho những đứa trẻ châu Phi này khi gặp được Lovén. Trong đại dịch vừa qua, những đứa trẻ cũng thực hiện một video, cất lên lời ca trong sáng để động viên mọi người lạc quan vượt qua dịch bệnh. Yêu thương cho đi là còn mãi, vì vậy, hãy biết san sẻ yêu thương...

Thiên An

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP