Abhigya Anand, nhà chiêm tinh Ấn Độ 14 tuổi từng dự đoán chính xác về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, vào tháng 4 đã mạnh dạn dự đoán rằng thế giới sẽ phải đối mặt với thảm họa nghiêm trọng hơn vào tháng 12 tới. Trên thực tế, có rất nhiều dự đoán trong lịch sử về đại dịch này, và cảnh báo người dân trên thế giới.
Thông tin tổng hợp cho biết ngày 22/8/2019, Anand đã tải một video lên YouTube với nội dung: "Nguy hiểm đe dọa thế giới từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020" .
Trong video, cậu nói: "Một thảm họa đe dọa tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2019 và sẽ lên đến đỉnh điểm vào tháng 3 và tháng 4 năm 2020, khiến thế giới lâm vào một giai đoạn rất khó khăn. Trong 6 tháng này, thế giới sẽ phải gánh chịu hàng loạt khó khăn từ kinh tế đến các dịch vụ hàng không".
Anand giải thích trong video rằng cậu dựa trên chiêm tinh học để đưa ra những kết luận này. Anand cũng nói rằng "dịch bệnh" sẽ chậm lại vào cuối tháng 5. Nhưng tình cảnh [chậm lại] này sẽ chỉ kéo dài trong hai ngày và mọi người sẽ không nghe thấy bất kỳ tin tức tốt nào cho đến cuối tháng 6.
Gần đây, người dân thế giới đã chú ý đến video này và phát hiện ra điều Anand từng nói chính là về đại dịch virus Corona Vũ Hán. Mọi người ca ngợi dự đoán chiêm tinh chuẩn xác của cậu đúng với thời gian xảy ra đại dịch.
Đầu tháng 4 vừa rồi, Anand lại đăng tải lên mạng một video "Tương lai của thế giới từ năm 2020 đến năm 2021 theo chiêm tinh học". Trong video, cậu mạnh dạn dự đoán rằng dịch bệnh toàn cầu sẽ giảm dần sau tháng 7, nhưng sẽ đối mặt với một thảm họa nghiêm trọng hơn vào ngày 20/12/2020 và kéo dài cho đến tháng 3 năm 2021.
Anand nói rằng chúng ta có thể tìm ra vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán này. Nhưng sẽ có nhiều virus hơn xuất hiện, và siêu vi khuẩn (superbugs) sẽ đến. Trước hết, dù dịch bệnh xuất hiện thế nào, đó cũng là điều tự nhiên do biến hóa của thiên tượng. Đây cũng là tội nghiệp con người phải gánh chịu, và toàn nhân loại cần thức tỉnh từ trong tâm mới có thể vượt qua đại nạn.
Anand kêu gọi "loài người phải chấm dứt giết hại động vật và hủy hoại thiên nhiên bằng mọi cách, nếu không con người sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt của Trái Đất".
Theo thông tin, Anand sinh năm 2006. Từ năm 8 tuổi, cậu đã dành nửa giờ mỗi sáng để đọc bốn kinh văn kinh điển "Bhagavad Gita" của Ấn Độ giáo và học tiếng Phạn. Cậu thích xem thần thoại, học chiêm tinh, có tinh thần cầu học và thức dậy lúc 4h mỗi sáng để cầu nguyện. Từ bé, cậu đã biết tiếng Anh, tiếng Phạn, tiếng Tamil, tiếng Sindhi, tiếng Hindi và tiếng Kannada. Trên kênh Youtube, cậu nói tiếng Anh và cũng dạy chiêm tinh.
Ngoài việc thành thạo chiêm tinh học và nhiều ngoại ngữ, Anand còn có bằng tốt nghiệp về Vi sinh vật Ayurveda từ một trường đại học ở Ấn Độ. Ayurveda là y học truyền thống của Ấn Độ giáo, chủ yếu sử dụng các loại thảo mộc, massage và liệu pháp yoga. Anand hiện đang học Tiến sĩ, chuyên ngành "Chiêm tinh tài chính" (Financial Astrology).
Lời tiên tri của cao tăng: Kiếp nạn bệnh dịch
Trên thực tế, có rất nhiều dự ngôn trong lịch sử liên quan tới đại dịch bệnh cảnh báo thế nhân.
Theo một cuốn sách Phật giáo, 28 năm trước, cao tăng quá cố Tuyên Hóa Thượng Nhân đã đề cập hai lần vào ngày 14 và 16/8/1992, về một "virus" khủng khiếp mới được phát hiện. Ông khuyên thế giới hãy cảnh giác, đây là một cuộc khủng hoảng lớn đe dọa cả nhân loại.
Cao tăng Tuyên Hóa nói rằng virus này rất mạnh và không có cách nào để tránh nó. Đây là một kiếp nạn về bệnh dịch. Khi hai người bắt tay nhau, họ cũng bị lây nhiễm, nói chuyện từ mặt đối mặt cũng có thể truyền nhiễm. Không chỉ người bình thường không cách nào chữa trị được, nhiều bác sĩ và y tá cũng chết vì bị lây nhiễm bệnh.
Ông còn nói, hơn một nửa số người trên thế giới đang mang virus này. Một khi nó bùng phát, nó giống như một trận đại hồng thủy đào núi lấp biển, không chống đỡ nổi. Cao tăng nhấn mạnh rằng điều ông nói không phải để khiến mọi người sợ hãi, mà là để nói với thế giới rằng virus này rất nguy hiểm, tình hình rất nguy cấp và đến gần.
Cao tăng Tuyên Hóa Thượng Nhân cũng giải thích lý do cho sự bùng phát của bệnh dịch: chủ yếu là vì hiện tại không ai thực sự tin vào Thần Phật. Những người tin vào Phật ở đó mà nói xấu Đức Phật, nói xấu Pháp và nói xấu tăng nhân... Các tín đồ của ma muốn tiêu diệt Phật pháp, và kết quả là, tất cả các loại hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trên thế giới, hoặc là thiên tai, hoặc nhân họa, hoặc dịch bệnh.
Cao tăng Tuyên Hóa, còn được gọi là Thích Tuyên Hóa , sinh ngày 26/4/1918 tại huyện Song Thành, tỉnh Cát Lâm (nay là thành phố Ngũ Thường, tỉnh Hắc Long Giang). Vào ngày 7/61995, sau khi cao tăng viên tịch, toàn cơ thể ông biến thành màu tím. Trong Phật giáo, đây được gọi là "tử ma kim thân", và chỉ những người đã đạt được những thành tựu to lớn mới có.
Bia ký của Lưu Bá Ôn
Vài trăm năm trước, Lưu Bá Ôn, Tể tướng của nhà Minh, cũng đã dự đoán chính xác bệnh dịch này. "Bia ký của Lưu Bá Ôn ở núi Thái Bạch, Thiểm Tây" đã xuất hiện trong một trận động đất. Bia ký nói với mọi người một cảnh tượng khủng khiếp, có liên quan đến thảm họa trong thời kỳ đại kiếp.
Trên bia ký viết:
“Người nghèo một vạn lưu một nghìn, người giàu một vạn chỉ hai ba (Số người chết quá nhiều, trong đó lượng dân nghèo chết và những kẻ quyền cao chức trọng hủ bại bức hại người thiện lương là hoàn toàn khác nhau).
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền (Nếu như vẫn chưa hồi tâm chuyển ý quy tâm hướng thiện, thì cái chết sẽ rất nhanh chóng đến).
Bình địa không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người (Bởi vì ôn dịch hoành hành tạo thành ruộng vườn trống không hoang vu, nạn đói xảy ra).
Nếu hỏi ôn dịch bắt đầu từ khi nào, thì hãy nhìn vào tháng 9 và tháng 10 (âm lịch) mùa đông (Ôn dịch bắt đầu từ đầu mùa đông).
Người hành thiện có thể thấy, kẻ làm việc ác ắt không thấy (Toàn bộ quá trình và căn nguyên của bệnh dịch, chỉ có người hành thiện mới thấy rõ, còn kẻ ác dù đến chết vẫn không hiểu tại sao nó xảy ra).
Trên thế giới có người hành đại thiện, gặp phải kiếp nạn này cũng không tính (Trên thế giới nếu như có người làm việc đại thiện, nhưng trong đại kiếp này không chọn đi con đường chính diện, lại đi theo phía bên ác, thì cũng sẽ chịu nạn kiếp này, quả thật không đáng).
Lưu Bá Ôn cũng đề cập đến cảnh tượng khi đại dịch và thảm họa tới trong "Kim Lăng Tháp Bi Văn":
Phụ mẫu tử, Nan mai táng (Cha mẹ chết, khó mai táng)
Đa nương tử, Nhân tôn giang (Cha mẹ chết, con cháu khiêng)
Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương (Vạn vật cùng chịu kiếp, Sâu kiến cũng tai ương).
Lưu Bá Ôn ám chỉ ‘ba chữ chân ngôn’ thoát nạn
“Lưu Bá Ôn bia ký” nhắc nhở con người thế gian: “Thiên đạo vô thân, duy đức thị phò”, ý rằng đạo trời không thiên vị, đối xử với chúng sinh đều như nhau, nhưng hành thiện tích đức phù hợp với thiên đạo, nên ông Trời thường giúp đỡ người thiện lương.
Chỉ khi biết kính sợ Trời đất, giữ gìn phẩm hạnh, sự lương thiện, mới là con đường chân chính thoát khỏi tai họa. Chữ “Thiện” xuất hiện nhiều lần trên bia đá: “Người hành thiện mới được thấy”, “Trên đời có người hành đại thiện”, “Trừ khi lương thiện mới có thể bảo toàn tính mệnh”.
Trong câu kết trên bia đá, Lưu Bá Ôn dùng cách chiết tự, như một câu đố, nói với con người về ba chữ trân quý nhất:
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu, Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu, Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an”.
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).
“Ba chấm cộng một câu” nghĩa là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn – mũi dao” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn – nhẫn nại” (忍). “Bát Vương nhị thập khẩu“ chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.
Vậy nên “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).
Video hay: Chân - Thiện - Nhẫn hồng truyền
Xem thêm: Lưu Bá Ôn Bia Ký thời Minh đã đoán trước về đại dịch và chỉ ra con đường thoát nạn
Văn tự Trung Quốc ẩn chứa trí huệ vô cùng vô tận, lưu lại cho đời sau những manh mối tìm kiếm huyền cơ của Thiên đạo. Nếu thế nhân có duyên hiểu được “chân ngôn” viết ra trên bia đá, thì “Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an”.
Bài liên quan:
>> Cậu bé chiêm tinh Abhigya dự đoán chính xác về dịch viêm phổi Vũ Hán
>> Thiên cơ nào ẩn sau các lời tiên tri trong lịch sử
>> Cao tăng Tuyên Hóa Thượng Nhân dự ngôn: "kiếp nạn đại dịch khiến một nửa nhân loại nhiễm bệnh"
>> Thầy đạo Do Thái: "Sắp xuất hiện dịch bệnh còn nguy hiểm hơn cả viêm phổi Vũ Hán"
>> Giáo sĩ Do Thái cảnh báo sẽ có một loại virus gây tử vong cao hơn cả viêm phổi Vũ Hán
>> Dịch khởi bên sông Tý Sửu - Đại ôn dịch trong các dự ngôn
>> Thầy mệnh lý Đài Loan: Năm nay sẽ có 4 trận dịch bùng phát
>> Lý giải chân ngôn cứu mạng trong đại dịch
>> Video: Thiên cơ nào ẩn sau các lời tiên tri
Minh Thanh
Theo NTDVN