Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến

Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến

Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến

Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến

Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến
Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến
Thứ tư, 01-01-2025 19:25, (GMT+07:00)
Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến
05-05-2020 09:42

 

Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành, cả thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều thảm họa, thì các loại virus chết người khác lại liên tiếp xuất hiện. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 28 loại virus mới đã xuất hiện trên cao nguyên Tây Tạng, và các vi sinh vật và virus đã bị đóng băng trong hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm có thể được giải phóng ra do sự nóng lên toàn cầu.

Một bài báo của các nhà khoa học tại Đại học bang Ohio được đăng trên bioRxiv (kho lưu trữ in sẵn truy cập mở cho các ngành khoa học sinh học) cho biết: với sự nóng lên toàn cầu, các vi khuẩn và virus bị đóng băng ẩn mình dưới lớp băng lạnh và băng vĩnh cửu trong nhiều thế kỷ đã bắt đầu phục hồi.

Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của virus cổ đại đã được tìm thấy từ các mẫu lõi băng ở Cao nguyên Tây Tạng, trong số đó có 28 loại virus mới. Sự nóng lên toàn cầu đã khiến các sông băng trên khắp thế giới tan chảy và có thể giải phóng các vi sinh vật và virus đã bị đóng băng trong hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn năm .

Trước thông tin này, nhiều người không khỏi lo lắng: "Tin xấu cứ liên tiếp ập đến, trái đất đúng là ngày càng gặp nguy hiểm hơn".

Các nhà khoa học đã phát hiện ra 28 loại virus mới xuất hiện trên cao nguyên Tây Tạng, và các vi khuẩn và virus đã bị đóng băng trong hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm cũng có thể được giải phóng (Ảnh: pixabay)

28 loại virus mà con người chưa từng thấy

Một báo cáo gần đây của nhóm quan sát chiến lược, tuyên bố về 28 loại virus chưa rõ nguồn gốc được tìm thấy từ tháng 9 năm 2015. Theo đó, vào năm 2015, các nhà khoa học từ 5 quốc gia Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ý và Peru đã tập hợp các chỏm băng Guliya ở núi Côn Lôn. Đây là một hoạt động được thực hiện bởi Viện nghiên cứu cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Ohio ở Hoa Kỳ, mục đích là để nghiên cứu các đặc trưng của môi trường cổ đại thông qua cách khoan lõi băng sâu.

Qua khử trùng nghiêm ngặt, nhóm nghiên cứu đã phân lập từ lõi băng các vi sinh vật tương đối phong phú, bao gồm 18 vi khuẩn và 33 loại virus, cách hiện nay từ 520 đến 15.000 năm. Trong số đó, 28 loại virus con người chưa từng thấy.

Vào tháng 1, các nhà khoa học đã xuất bản một bài viết trên bioRxiv giới thiệu chi tiết về 28 loại virus mới trong các mẫu băng, và cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể khiến các loại virus cổ đại chưa từng biết quay trở lại.

Bài viết nói rằng từ "virus cổ đại chưa từng biết" khiến nhiều người cảm thấy dường như sắp có điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra. 

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng số lượng vi sinh vật trong mẫu lõi băng hà là khoảng 100-10.000 tế bào/ml, trong khi ở biển sâu, số lượng vi sinh vật trên mỗi ml là 10.000-1.000.000, nhiều hơn nhiều so với băng hà. Nếu là virus nhỏ hơn, số lượng này thậm chí còn cao hơn.

Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra virus cổ đại trong sông băng.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra 28 loại virus mới xuất hiện trên cao nguyên Tây Tạng, và các vi khuẩn và virus đã bị đóng băng trong hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm cũng có thể được giải phóng (Ảnh: pixabay)

Năm 1999, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện hình ảnh "virus khảm cà chua" trong một mẫu lõi băng ngầm sâu gần 2 km ở Greenland. Bộ gen của nó đã bị chôn vùi trong băng trong 140.000 năm.

Vào tháng 3 năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại virus khổng lồ dài 1,5 micron trong vùng đất đóng băng Siberia. Thời đại tồn tại của nó là hơn 30.000 năm trước và các nhà khoa học đặt tên cho nó là "virus miệng rộng Siberia".

Năm 2004, một nhóm khảo cổ gồm các nhà khoa học Pháp và Nga đã khai quật được một số "xác ướp" đông lạnh đã chết hơn 300 năm trước trong vùng băng vĩnh cửu ở phía đông bắc Siberia. Người chết được phát hiện mang virus đậu mùa.

Các nhà khoa học đã bày tỏ mối lo ngại về virus đậu mùa trong đất đóng băng, bởi vì những virus này có thể ở trong tình trạng "giả chết".

Ngoài virus đậu mùa, năm 1918, cúm Tây Ban Nha đã gây ra tổng cộng 20-50 triệu ca tử vong, có dữ liệu cho thấy số ca tử vong có thể lên tới 100 triệu, trong khi dân số thế giới lúc đó chưa đến 2 tỷ người.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy hài cốt của một nạn nhân cúm năm 1918 từ vùng đất đóng băng vĩnh cửu ở Alaska, thu được toàn bộ trình tự bộ gen của virus cúm từ các mẫu di thể và phát hiện ra rằng virus này mạnh hơn virus cúm hiện tại.

Đối với tất cả những bằng chứng này, có một luận điểm cho rằng mầm bệnh trong băng vĩnh cửu có thể gây ra những nguy hiểm không thể lường được. Vì vậy, cần tập trung vào điều này khi hành tinh đang ấm lên, các quốc gia ở Bắc bán cầu sẽ trở nên dễ mắc các bệnh thường xảy ra ở các quốc gia Nam bán cầu, như sốt rét, dịch tả và sốt xuất huyết, vì những mầm bệnh này phát triển mạnh dưới nhiệt độ cao.

Một quan điểm khác cho rằng không nên coi thường nguy cơ mầm bệnh trong băng vĩnh cửu. Chúng có thể là vi khuẩn điều trị được bằng kháng sinh, hoặc là những vi khuẩn và virus có sẵn khả năng kháng được kháng sinh. Nếu hệ thống miễn dịch của con người chưa được chuẩn bị để chống lại mầm bệnh này, có thể sẽ nguy hiểm.

Nhìn chung, lĩnh vực này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu. Trước khi làm rõ độc tính của virus, cần xem xét cẩn thận nguy cơ của các loại virus chưa từng biết này.

Minh Thanh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP