Cảnh sát Hồng Kông đe dọa “lấy nội tạng” của nhân viên Epoch Times

Cảnh sát Hồng Kông đe dọa “lấy nội tạng” của nhân viên Epoch Times

Cảnh sát Hồng Kông đe dọa “lấy nội tạng” của nhân viên Epoch Times

Cảnh sát Hồng Kông đe dọa “lấy nội tạng” của nhân viên Epoch Times

Cảnh sát Hồng Kông đe dọa “lấy nội tạng” của nhân viên Epoch Times
Cảnh sát Hồng Kông đe dọa “lấy nội tạng” của nhân viên Epoch Times
Thứ bảy, 28-12-2024 15:44, (GMT+07:00)
Cảnh sát Hồng Kông đe dọa “lấy nội tạng” của nhân viên Epoch Times
07-07-2020 18:31

Một cảnh sát Hồng Kông đã đe dọa một nhân viên phân phối của Epoch Times rằng sẽ chuyển cô đến Trung Quốc đại lục và “thu hoạch nội tạng” của côHôm 1/7, cô vừa bị bắt khi đang phân phát tài liệu quảng cáo gần khu vực diễn ra cuộc biểu tình.

 

Cảnh sát chống bạo động trong một hoạt động kiểm soát đám đông tại một cuộc biểu tình ở Hồng Kông, vào ngày 1/7/2020. (Ảnh qua Getty Images)

Chen Xiaojuan – người nhận được lời đe dọa là một trong 4 nhân viên phân phối của Epoch Times, đã bị bắt vào ngày 1 /7 tại Hồng Kông.

Hàng ngàn người Hồng Kông đã cùng nhau xuống đường để phản đối luật an ninh quốc gia mới, mà Bắc Kinh áp đặt trước thềm kỷ niệm 23 năm khu vực được Anh chuyển giao cho Trung Quốc. 4 nhân viên đang phát tài liệu quảng cáo cho Epoch Times gần đó đã bị mắc kẹt cùng với những người biểu tình, và sau đó bị cảnh sát bắt giam riêng tại đồn cảnh sát North Point.

Họ được tại ngoại vào ngày 2/7, nhưng điện thoại của họ đã bị tịch thu.

Sau khi được thả ra, Chen mô tả lại việc cô bị một sĩ quan cảnh sát đe dọa sau khi cô từ chối thay quần áo do cảnh sát cấp, và cởi chiếc áo mà một nữ sĩ quan đã cố gắng trùm lên đầu cô 3 lần.

“Cô không chịu ký tên, cô cũng không mặc quần áo mà chúng tôi cấp. Cô nghĩ thế nào nếu chúng tôi gửi cô đến Trung Quốc Đại lục, và nội tạng của cô bị lấy đi trong khi cô còn sống”, Chen nhớ lại lời một nam cảnh sát đe dọa.

Cảnh sát bắt giữ người biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia Hồng Kông trong cuộc biểu tình hôm 1/7/2020. (Ảnh qua The Times)

Chen cho biết lời của viên viên cảnh sát và ngụ ý của việc mổ cướp nội tạng được nhà nước Trung Quốc bảo hộ, đã khiến cô rơi phải nước mắt. Bởi vì cô từng biết về những cáo buộc, liên quan đến việc chính quyền Trung Quốc trục lợi từ cưỡng chế thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm, để cung cấp cho ngành phẫu thuật cấy ghép.

Vào tháng 7/2019, sau khi nghe lời khai từ hơn 50 nhân chứng, một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại London đã kết luận chắc chắn rằng, việc mổ cướp nội tạng được chính phủ bảo hộ đã diễn ra ở Trung Quốc trong nhiều năm, và vẫn còn tiếp tục xảy ra cho đến ngày hôm nay. Toà án cũng tuyên bố rằng, nguồn nội tạng chính là từ các học viên Pháp Luân Công. Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, bị giam giữ tại các nhà tù, trại lao động và trung tâm tẩy não của Trung Quốc kể từ năm 1999.

Năm 2015, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng, tất cả các nội tạng phục vụ cho các ca phẫu thuật cấy ghép đều có nguồn gốc, và trên tinh thần đóng góp tự nguyện. Nhưng năm 2009, một nghiên cứu được công bố trên BMC Medical Ethics chỉ rõ, số lượng hiến tặng nội tạng của Trung Quốc “phù hợp gần như chính xác với một công thức toán học”, điều này cho thấy các số liệu rất có thể đã bị làm sai lệch.

Các cáo buộc đã thu hút sự giám sát trên phạm vi quốc tế, gần đây Bỉ và Áo là những quốc gia mới nhất đưa ra các nghị quyết để chống lại sự lạm dụng đó.

Chen tự hỏi, liệu cảnh sát Hồng Kông đã thực sự chuyển ai đó về Đại lục hay chưa?

“Bạn có đồng ý với việc thu hoạch nội tạng? Nó đúng là một điều xấu xa”, cô đáp lại cảnh sát, nhưng họ không trả lời. Cô tiếp tục chống lại việc mặc đồng phục bất chấp những lời đe dọa.

“Tôi nói với họ rằng tôi đã không làm bất cứ điều gì sai trái. Họ bắt và giam tôi vào đồn cảnh sát, đó mới chính là bên làm sai”.

Cảnh sát Hồng Kông đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Ngày hôm sau, Chen cho biết một nữ sĩ quan có cấp bậc cao hơn đã nhất quyết bảo rằng, cô không thể vào nhà vệ sinh mà không mặc đồng phục. Khi Chen cố gắng giải thích với cô tại sao cô không muốn mặc nó, nữ cảnh sát tỏ ra bối rối và nói rằng cô ấy “sắp gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Cuối cùng, nữ sĩ quan đã chịu nhượng bộ.

Zhang Yan – một nhân viên khác của Epoch Times Hồng Kông cũng đã bị bắt vào ngày 1/7, trong khi đang phát tài liệu quảng cáo tại ga tàu điện ngầm Prince Edward, một cảnh sát cảnh báo cô rằng, đây sẽ là lần cuối cùng cô được phép làm điều này. Cảnh sát đã đưa ra cảnh báo 2 lần mà không giải thích nguyên do.

Tôi nghĩ rằng họ sẽ thay đổi thái độ của họ đối với nhân viên phân phối Epoch Times của chúng tôi sau ngày 1/7? Và họ đã làm như vậy”. Zhang nói và đề cập đến ngày đầu tiên luật an ninh quốc gia có hiệu lực.

4 người họ sẽ trở lại tường trình với đồn cảnh sát vào ngày 4/8.

Trong khi lo lắng cho sự an toàn của mình, Zhang và Chen cho biết họ sẽ kiên trì thực hiện công việc phân phát quảng cáo, để công chúng có thể đọc và biết được những quan điểm khác nhau.

“Rất nhiều phương tiện truyền thông Hồng Kông bị ĐCSTQ kiểm soát. Nếu mọi người bỏ lỡ tiếng nói từ phía bên kia, và chỉ nhận được tuyên truyền của ĐCSTQ, thì việc tẩy não sẽ thay đổi họ dần dần giống như ở Đại lục, và Hồng Kông sẽ trở thành một thành phố của Trung Quốc”,  Zhang nói. “Ai đó phải làm điều đó”. 

Epoch Times Hồng Kông đã lên án cảnh sát vì các vụ bắt bớ bừa bãi, các mối đe dọa đến tự do báo chí và tự do ngôn luận của thành phố. 

Trong một tuyên bố, văn phòng Epoch Times khẳng định, sẽ tiếp tục báo cáo sự thật và bảo vệ quyền của Hồng Kông.

Video - Tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc bị phơi bày trước diễn đàn TED

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Đăng theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP