Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang - Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang - Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang - Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang - Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang - Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao
Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang - Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao
Chủ nhật, 12-01-2025 07:51, (GMT+07:00)
Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang - Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao
26-09-2020 16:35

Các khoản vỡ nợ trái phiếu USD của các công ty Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, lên đến 12 tỷ USD cho đến thời điểm này trong năm 2020 (từ mức 4 tỷ USD cho cả năm 2019). Niềm tin thị trường đã bị lung lay… liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể “cầm cự” đến bao lâu?

Các khoản vỡ nợ trái phiếu USD của các công ty Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, niềm tin thị trường đã bị lung lay… liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể “cầm cự” đến bao lâu? (Ảnh: WANG ZHAO/AFP qua Getty Images)

Niềm tin thị trường bị lung lay, gây ra tình trạng thiếu thanh khoản bằng đồng USD và hạn chế khả năng trả nợ cũng như khả năng vay USD của một số công ty

Các vụ vỡ nợ của các công ty Trung Quốc đối với khoản nợ bằng USD của họ đã tăng đáng kể trong năm nay do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, giá dầu sụt giảm và quan hệ Mỹ-Trung xấu đi đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giảm khả năng trả nợ của họ.

Theo dữ liệu từ công ty tài chính Natixis của Pháp, số nợ trái phiếu bằng USD của các công ty Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 12 tỷ USD trong năm nay (từ mức 4 tỷ USD của cả năm ngoái).

Khi các ngân hàng trung ương thế giới triển khai các chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp châu Á đang ổn định trở lại. Các nhà đầu tư vào đầu năm nay đã bán phá giá trái phiếu bằng USD với khối lượng lớn do sự thắt chặt về tài chính bằng USD (tạo ra những thách thức để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán).

‘Nội lực’ yếu khiến các công ty Trung Quốc gặp áp lực thanh khoản nội bộ

Khối lượng nợ USD vỡ nợ của các công ty Trung Quốc đang tăng chủ yếu do các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp yếu hơn, gây áp lực thanh khoản nội bộ.

Nhưng trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung xấu đi nhanh chóng và trái phiếu USD đáo hạn vào năm tới, tình trạng vỡ nợ trái phiếu có thể tăng lên, Zhang Guo, giám đốc điều hành tại China Chengxin (Châu Á-Thái Bình Dương) cho biết.

Theo dữ liệu từ Refinitiv, các công ty Trung Quốc nắm giữ số trái phiếu USD trị giá 101,8 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm nay, con số này sẽ tăng 10% vào năm 2021 và tăng thêm 19% vào năm 2022.

Mối quan tâm của thị trường về các công ty Trung Quốc yếu kém, mắc nợ cao cũng tương tự như tháng 3/2020, khi sự thiếu hụt đồng USD lớn dẫn đến sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Zhang nói.

Ông Zhang cho biết: “Chúng ta cần xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô vì đại dịch ở nước ngoài vẫn chưa được kiểm soát, trong khi căng thẳng Mỹ-Trung cũng sẽ ảnh hưởng đến khoản nợ USD của Trung Quốc”.

Các nhà đầu tư không theo đuổi trái phiếu lợi suất cao

Sau cuộc khủng hoảng thanh khoản vào tháng 3/2020, các nhà đầu tư nói chung đã không theo đuổi trái phiếu lợi suất cao mặc dù lợi nhuận của chúng cao hơn.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy, các công ty Trung Quốc đã bán 40 tỷ USD trái phiếu trong quý này, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh nhu cầu của doanh nghiệp đối với trái phiếu bằng USD.

Mặc dù tâm lý thị trường đã được cải thiện, nhưng nó vẫn chưa quay trở lại mức trước năm 2019. Sophia Chen Yi-ling, giám đốc điều hành của Guotai Junan International, cho biết các nhà đầu tư đang đặc biệt chú ý đến mức độ tín nhiệm của các tổ chức phát hành, cũng như tính thanh khoản của một trái phiếu cụ thể - khả năng bán nó nhanh chóng - do tình trạng vỡ nợ trái phiếu gia tăng.

Trước đây, các nhà đầu tư ưa thích trái phiếu USD do các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phát hành, mặc dù được coi là rủi ro hơn nhưng có lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, kể từ khi thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn vào tháng 3/2020, nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang mua trái phiếu USD chất lượng cao hơn do các ngân hàng và các công ty tài chính khác phát hành, bà Chen nói.

“Sau cuộc khủng hoảng thanh khoản vào tháng 3, các nhà đầu tư thường không theo đuổi trái phiếu lợi suất cao mặc dù lợi nhuận của chúng cao hơn. Sự không chắc chắn của thị trường về căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung có thể mang lại sự biến động cho thị trường”, bà Chen nói.

Một vụ vỡ nợ làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào trái phiếu nước ngoài của Trung Quốc là sự phá sản của một tập đoàn được hậu thuẫn bởi trường đại học danh tiếng nhất quốc gia. Tập đoàn sáng lập Đại học Bắc Kinh gần đây đã đưa ra thông báo chính thức xác nhận 5 trái phiếu ở nước ngoài trị giá tổng cộng 1,7 tỷ USD không được công nhận là chủ nợ thông thường khi phá sản, đặt ra câu hỏi về khả năng thực thi của các yêu cầu nước ngoài đối với khoản nợ nước ngoài của Trung Quốc.

Jim Veneau, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định châu Á tại AXA Investment Managers, cho biết có sự phân định rõ ràng, khi trái phiếu do các công ty mạnh phát hành đã tận dụng được nguồn tài trợ bằng đồng USD rẻ và phục hồi nhanh chóng, trong khi các công ty yếu kém tiếp tục đối mặt với rủi ro cao từ đại dịch.

“Đối với những công ty chưa phục hồi, về cơ bản họ đang gặp khó khăn và có thể sẽ không quay trở lại thị trường. Các phân khúc và tên tuổi [này] đang chịu áp lực và sắp vỡ nợ vì họ không thể trả nợ khi thị trường về cơ bản đóng cửa với họ”, chuyên gia Veneau nói.

‘Ranh giới đỏ’ về tỷ lệ tài chính được đặt ra cho các nhà phát triển bất động sản

Đồng thời, các chính sách mới nhất của Trung Quốc nhằm kiểm soát nợ thuộc sở hữu của các nhà phát triển bất động sản - những người vay chính của nguồn tài chính nước ngoài - đang đè nặng lên lĩnh vực bất động sản.

Tháng trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn Trung Quốc đã đặt ra ba “ranh giới đỏ” về tỷ lệ tài chính cho các nhà phát triển bất động sản trong nước.

Tổng nợ không được vượt quá 70% giá trị tài sản của một công ty hoặc hơn 100% vốn chủ sở hữu của một công ty. Nợ ngắn hạn được giới hạn bằng 100% dự trữ tiền mặt của một công ty, trong khi tăng trưởng dư nợ trả lãi cũng được giới hạn.

Ngoài ra, Gary Ng, nhà kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Ngân hàng Natixis, cho rằng các nhà phát hành trái phiếu USD của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và bán dẫn có thể bị áp lực nhiều hơn, do chiến tranh thương mại làm gián đoạn chuỗi cung ứng của họ. Các công ty này có mức độ tiếp xúc với thị trường nước ngoài cao nhất, với doanh thu nước ngoài lần lượt là 49% và 37% doanh thu.

“Tỷ lệ vỡ nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước trên thị trường nợ bằng USD đã lần đầu tiên cao hơn tỷ lệ của các doanh nghiệp tư nhân”, nhà kinh tế Gary Ng nói.

Doanh nghiệp nhà nước Tewoo Group đã trở thành nhà phá sản lớn nhất đối với trái phiếu USD trong lịch sử Trung Quốc, bao gồm 5 trái phiếu USD với tổng giá trị 1,75 tỷ USD.

Trần Đức - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP