Cảm giác của bệnh nhân chết vì COVID-19 như thế nào: Vô cùng khủng khiếp

Cảm giác của bệnh nhân chết vì COVID-19 như thế nào: Vô cùng khủng khiếp

Cảm giác của bệnh nhân chết vì COVID-19 như thế nào: Vô cùng khủng khiếp

Cảm giác của bệnh nhân chết vì COVID-19 như thế nào: Vô cùng khủng khiếp

Cảm giác của bệnh nhân chết vì COVID-19 như thế nào: Vô cùng khủng khiếp
Cảm giác của bệnh nhân chết vì COVID-19 như thế nào: Vô cùng khủng khiếp
Thứ bảy, 28-12-2024 14:24, (GMT+07:00)
Cảm giác của bệnh nhân chết vì COVID-19 như thế nào: Vô cùng khủng khiếp
26-02-2021 10:33

Bốn bác sĩ - những người đã chăm sóc và chứng kiến hơn 100 bệnh nhân Covid-19 hấp hối trong suốt 11 tháng qua, đã mô tả lại cảm giác mà những bệnh nhân COVID-19 nặng nhất phải trải qua, phần nào cho thấy những trải nghiệm đáng sợ cả về thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân khi virus dần dần đốn gục họ.

Hiện nay Mỹ đã có tới nửa triệu ca tử vong vì virus Corona Vũ Hán. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số thống kê lạnh lùng, nhưng những gì mà những bệnh nhân Covid-19 phải trải qua trước khi qua đời hầu như vẫn ít người biết được, vì phần lớn các ca bệnh nặng đều bị cách ly để tránh làm lây lan virus. 

Todd Rice, một chuyên gia hô hấp và hồi sức cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt cho biết: “Hầu hết những gì tôi được chứng kiến đằng sau tấm rèm kín mít không phải là điều công chúng nhìn thấy. Ngay cả gia đình bệnh nhân cũng chỉ được chứng kiến chút ít sự việc". Và kết quả là hầu như chúng ta đều không biết gì về sự kinh hoàng của dịch bệnh này mà bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải trải qua.

Vậy 500.000 bệnh nhân tử vong này đã phải chịu đựng như thế nào trong những giờ khắc cuối cùng khi virus lây lan và “gặm nhấm” cơ thể của họ? 

Bốn bác sĩ - những người đã chăm sóc và chứng kiến hơn 100 bệnh nhân Covid-19 hấp hối trong suốt 11 tháng qua, đã chia sẻ với tờ Vox, phần nào cho thấy những trải nghiệm đáng sợ cả về thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân khi virus Vũ Hán dần dần đốn gục họ. 

Phổi như bị "ong chích" và "cảm giác cái chết đang đến gần" 

Cảm giác bị Covid-19 tra tấn có thể bắt đầu từ rất lâu trước khi một người có triệu chứng nặng để phải vào phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện. 

Vì coronavirus tấn công phổi nên nó cản trở việc hấp thụ oxy. Những người bị mắc Covid-19 nặng thường phải vào phòng cấp cứu bởi vì họ cảm thấy khó thở. 

Khi phổi bị suy kiệt nặng hơn, bệnh nhân sẽ càng khó để hít đủ lượng oxy, có nghĩa là họ cần phải hít thở nhanh hơn. Một người bình thường trung bình thở 14 lần/phút, nhưng những bệnh nhân COVID-19 lên tới 30-40 lần/phút. Tình trạng này khiến cũng khiến bệnh nhân hoảng loạn.

Jess Mandel, Trưởng khoa hô hấp, hồi sức cấp cứu tại UC San Diego Health nói rằng, việc này giống như bạn đang cố gắng hít thở qua một cái ống hút rất nhỏ: "Bạn có thể làm điều đó trong vòng 15 đến 20 giây, nhưng hãy thử làm điều đó trong 2 giờ xem cảm giác thế nào". Không chỉ thế, nhiều bệnh nhân họ đã phải trải qua thống khổ như vậy trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần.

Kenneth Remy, Phó giáo sư về hồi sức cấp cứu tại Trường Đại học Y khoa Washington ở St. Louis kể lại rằng, những bệnh nhân từng vật lộn với việc hít thở khó khăn vì mức hấp thụ oxy thấp đã chia sẻ cảm giác như thể phổi của họ đang bị thiêu đốt, hay như thể có hàng trăm con ong đang chích từ trong lồng ngực vậy. Số khác thì bị tràn dịch màng phổi khiến họ cố phải thở bằng miệng. Nhiều người nói họ có cảm giác như bị ngạt thở.

Trải nghiệm này nặng nề đến mức nhiều người chỉ muốn chết cho nhanh. Phó giáo sư Remy nói: "Nhiều bệnh nhân nói rằng họ chỉ muốn chết ngay vì quá đau đớn. Đó chính là những gì mà con virus quái ác này đang hành hạ họ”.

Nhiều bệnh nhân khác thì cảm giác như thể cái chết đang đến gần. Bác sĩ Rice nói rằng trải nghiệm này phổ biến ở những người mắc Covid-19, khi hầu hết các bệnh nhân đều nói: “Tôi thực sự tin là mình sắp chết".

Meilinh Thi, chuyên gia hồi sức cấp cứu và hô hấp tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska cũng chứng kiến ​​điều tương tự. Cô Thi nói: “Rất nhiều bệnh nhân, không phân biệt tuổi tác, đều có chung cảm giác về cái chết sắp xảy ra". Nhiều người đã nói thẳng với cô rằng họ cảm thấy như sắp chết. Đáng sợ thay, “tất cả những ai đã nói với tôi điều đó đều qua đời".

Cảm giác thống khổ vì cô đơn khi bị cách ly

Những bệnh nhân Covid-19 nặng không chỉ chịu đựng nỗi đau về thể chất mà còn cả về tinh thần. Phó giáo sư Remy chia sẻ: “Nó không chỉ khiến phổi của bạn đau rát như bị thiêu đốt hoặc đầu đau như búa bổ, khiến bạn cảm thấy đau đớn, khổ sở khi phải thở gấp, mà còn hủy hoại tinh thần của bạn".

Trước hết, những người bị mắc Covid-19 buộc phải nhập viện, đồng nghĩa với việc họ bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Đa số các ca tử vong vì Covid-19 đều xảy ra tại bệnh viện, nhưng dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy một số người qua đời tại các viện dưỡng lão (khoảng 10%) hoặc tại nhà riêng (khoảng 6%).

Cô Thi nói: “Rất nhiều bệnh nhân đã nói với tôi rằng họ cảm cực kỳ cô đơn khi bị cách ly". Và cô đơn dẫn đến việc nhiều người tuyệt vọng, chán nản.

Những trải nghiệm đáng sợ này tích tụ chồng chất ngày qua ngày. Remy nói: “Hãy tưởng tượng bạn phải nằm bệnh viện trong hai, ba tuần, thở thì gấp gáp khó khăn, lại không được gặp người thân vì họ không thể đến thăm bạn - điều này thật sự tuyệt vọng và đáng sợ”.

Việc phải nằm trong phòng ICU (cách ly) vì bất kỳ lý do gì cũng làm tăng nguy cơ mê sảng của người bệnh, một trạng thái có thể dẫn đến kích động, sợ hãi và tức giận. Các loại thuốc an thần hoặc giảm đau (phổ biến trong điều trị Covid-19) là một phần của lý do này, cũng như việc theo dõi liên tục và rối loạn thể chất, gián đoạn giấc ngủ theo sau đó. Các chuyên gia ước tính tỷ lệ rủi ro mê sảng ở bệnh nhân Covid-19 phải nằm trong phòng ICU là khoảng 65%.

Một lý do nữa khiến cho nguy cơ mê sảng của bệnh nhân tăng lên là do họ thường xuyên phải nhìn thấy các y bác sĩ đều phủ đồ bảo hộ PPE kín mít từ đầu đến chân, và chỉ chừa đôi mắt sau tấm chắn hoặc kính bảo hộ, nên càng khiến các bác sĩ trở nên xa lạ. Cô Thi nói: “Điều đó chắc chắn làm tăng nguy cơ mê sảng”.

Mandel nói: "Là một bệnh nhân Covid-19, bạn sẽ gần như không được tiếp xúc với mọi người".

Và vấn đề đó không hề nhỏ đối với tâm lý người bệnh. Họ chỉ có thể kết nối với người thân qua các cuộc gọi trực tuyến. 

Remy nói: “Nếu bố, mẹ hoặc vợ/chồng của bạn đang ở trong bệnh viện và bị ốm nặng, bạn sẽ ở bên cạnh và nắm tay họ”. Nhưng với Covid-19 thì không như vậy, có thể lần cuối cùng bạn được tiếp xúc với người thân là trước đó nhiều ngày, kể từ khi bạn được đưa vào phòng cấp cứu.

Phải chịu đựng đau đớn bởi các thủ thuật chữa trị

Những người bệnh nặng phải vào phòng ICU điều trị, khắp người chằng chịt dây kết nối với máy móc. Tuy nhiên, những người nhiễm Covid-19 còn phải trải qua nhiều thời khắc đau đớn, khi các bác sĩ sử dụng đến các biện pháp điều trị xâm lấn.

Bệnh nhân Covid-19 không thể tự thở và bước tiếp theo là họ phải sử dụng máy trợ thở. Trước khi dùng máy trợ thở, các bác sĩ sẽ truyền thuốc giảm đau và an thần qua đường tĩnh mạch để bệnh nhân có thể chịu đựng được thủ thuật gây đau đớn: Bác sĩ sẽ luồn một đường ống từ họng vào khí quản để máy có thể bơm không khí vào phổi. 

Ống thở này có thể được đặt trong cơ thể bệnh nhân trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, và trong thời gian đó người bệnh sẽ tiếp tục bị mê man bởi thuốc an thần. 

Vì vậy những người sống sót thường không nhớ những trải nghiệm khủng khiếp này, “cảm giác như đã mất đi một phần của cuộc đời mình vậy", cô Thi nói.

Bản thân máy trợ thở cũng đầy sự rủi ro. Chẳng hạn máy bơm tiếp quá nhiều không khí, có thể gây tổn thương cho phổi. Hơn nữa, ống thở đặt trong cơ thể thường chỉ an toàn trong vòng khoảng 2-3 tuần, sau đó tình trạng sẽ xấu đi. Đến lúc này, các bác sĩ có thể phải phẫu thuật để luồn một đường ống vào cổ - một thủ thuật được gọi là mở khí quản - để kết nối với máy trợ thở.

Đối với một số bệnh nhân, ngay cả khi có sự hỗ trợ của máy trợ thở cũng không thể cung cấp đủ oxy. Lúc này, các bác sĩ buộc phải dùng máy tim phổi nhân tạo, có chức năng bơm máu ra khỏi cơ thể, lưu thông qua máy để cấp oxy, và cấp máu trở lại cơ thể. Bệnh nhân lại phải trải qua thủ thuật đưa hai ống lớn vào động mạch chính hoặc tĩnh mạch, nhằm giúp quá trình chuyển máu hiệu quả hơn.

Một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng (20-33%) sẽ bị suy thận. Để duy trì sự sống của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cho họ chạy máy lọc máu. Quy trình lọc máu có thể gây buồn nôn, chuột rút và mẩn ngứa, và bất kỳ ai lọc máu lại phải thêm 2 ống lớn nữa cắm vào động mạch.

Chưa hết, người bệnh còn phải đặt một ống thông tĩnh mạch để bác sĩ truyền thuốc. Một ống dài khác nối với tim sẽ ở trong cơ thể người bệnh cho đến khi họ hồi phục hoặc qua đời. Và còn một số ống khác nữa như ống thông tiểu, ống truyền thức ăn... 

Cơ thể bệnh nhân cũng gắn liền với nhiều máy móc khác để theo dõi các chỉ số quan trọng của cơ thể như huyết áp hoặc độ bão hòa oxy trong máu.

Toàn bộ các đường ống can thiệp xâm lấn này chỉ đều nhằm mục tiêu giữ mạng sống cho bệnh nhân, để cơ thể có thể chống lại virus và hồi phục. Bác sĩ Mandel nói: “Công nghệ của chúng tôi rất mạnh để duy trì mạng sống nhưng lại kém hiệu quả trong việc xoay chuyển tình thế. Nó giống như một cuộc đua".

Nhưng ngay cả khi sử dụng tất cả các công nghệ xâm lấn hiện đại này, cùng với các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc dexamethasone và remdesivir - cũng không thể cứu mạng tất cả những người mắc Covid-19. Thật không may, 1,8% số người xác nhận mắc Covid-19 ở Mỹ đã qua đời.

Giây phút bi thảm cuối cùng

Bác sĩ Remy lưu ý rằng khi người bệnh đã phải dùng tới máy trợ thở thì cơ hội sống sót của họ sẽ chỉ dao động trong khoảng 40-60%. 

Bác sĩ Remy nhớ lại một tuần đặc biệt khó khăn khi anh chăm sóc cho một số bệnh nhân ở độ tuổi 40 và 50 và cuối cùng đều qua đời. Hầu hết họ đều bị béo phì nhưng khá khỏe mạnh khi họ bị nhiễm Covid-19. Một trong số những bệnh nhân trước khi chết đã nói với bác sĩ Remy:

“Hãy nói cho mọi người biết rằng đây là sự thật, phổi của tôi đang bỏng rát. Giống như bị ong đốt vậy. Tôi không thở được. Xin hãy cho mọi người biết để mọi người đeo khẩu trang…”

Ngay sau khi bệnh nhân đó qua đời, Remy đã làm một video đăng trên Twitter.

Nếu diễn tiến bệnh xấu từ từ, các bác sĩ thường sắp xếp để họ nói chuyện với người nhà trước khi đặt ống nội khí quản cho người bệnh. Bởi sau khi đặt ống thở, người bệnh có thể không còn tỉnh táo để nói chuyện hoặc sẽ ra đi vĩnh viễn.

Vậy nên đối với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, thì người cuối cùng họ được nhìn thấy không phải là người thân trong gia đình, mà là các y bác sĩ. 

Đối với một số trường hợp đang hấp hối, các bác sĩ cho phép người thân của họ được vào phòng (với bộ đồ bảo hộ) để chứng kiến phút chia ly. Tại thời điểm đó, các bác sĩ "sẽ tiến hành các biện pháp an ủi", nghĩa là người bệnh hấp hối sẽ được tiêm thuốc an thần trước khi rút ống thở.

Bất chấp các biện pháp chăm sóc an ủi cũng như sự hiện diện của gia đình, các bác sĩ vẫn mô tả rằng Covid-19 là một cách chết vô cùng khủng khiếp. Bác sĩ Thi nói: “Covid-19 rất khác biệt. Tôi nghĩ không có bất cứ thứ gì có thể so sánh được với nó. ... Tôi ước điều này sẽ không xảy ra cho bất kỳ ai, dù đó là người mà mình ghét nhất".

Bác sĩ Remy cũng đồng tình với nhận định này. Sau khi chăm sóc và chứng kiến những bệnh nhân tử vong vì các bệnh truyền nhiễm trên khắp thế giới, anh cho biết: “Tôi không biết có căn bệnh nào lại tàn phá cơ thể lẫn tinh thần khủng khiếp như vậy”

Xem thêm:

>> Báo cáo khoa học: Hiệu quả kỳ diệu xua tan COVID-19 nhờ 9 chữ Chân Ngôn này

>> Hiệu quả thần kỳ từ "câu thần chú" thời hiện đại

>> Tôi đã vượt qua COVID-19 nhờ 9 chữ này

>> Nữ doanh nhân New York vượt qua COVID -19 nhờ niệm "9 chữ chân ngôn"

>> Chuyên gia y học: Nguồn gốc sức mạnh có thể hóa giải virus Vũ Hán của "9 chữ chân ngôn"

>> Lý giải chân ngôn cứu người trong đại dịch

Thanh Hương

Theo Vox

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP