Cái dũng của người nhân từ – Bức thư gửi cha

Cái dũng của người nhân từ – Bức thư gửi cha

Cái dũng của người nhân từ – Bức thư gửi cha

Cái dũng của người nhân từ – Bức thư gửi cha

Cái dũng của người nhân từ – Bức thư gửi cha
Cái dũng của người nhân từ – Bức thư gửi cha
Thứ bảy, 28-12-2024 14:21, (GMT+07:00)
Cái dũng của người nhân từ – Bức thư gửi cha
16-05-2022 14:10

Thưa cha,

Đã lâu con không viết thư cho cha. Tuy rằng cha con ta không sống với nhau mấy chục năm, khó để hiểu hết về nhau, nhưng con biết cha là một người tác phong chính trực, quang minh thản đãng. Kỳ thực con cũng được kế thừa điểm này. Cha không hề thay đổi lối sống truyền thống, mặc dù kinh tế dư giả nhưng vẫn giản dị, kỷ luật. Trong xã hội hỗn loạn, đạo đức xuống dốc này mà không xuôi theo dòng như vậy thật là đáng quý.

Cha và con gái (Ảnh. kinhdoanhvaphattrien)

Nếu như cha cảm thấy tự hào vì một đời không đấu đá tranh lợi, vậy thì cha cũng có thể vui mừng vì con và cháu ngoại Minh Minh cũng được kế thừa điểm này, không tham lam lợi ích vật chất, không thấy lợi quên nghĩa. Con cảm ơn cha mẹ đã là người đã tạo ảnh hưởng để con thành một người có phẩm hạnh đoan chính, phân rõ đúng sai, sống thật với lòng mình.

Lúc con còn nhỏ, thân thể yếu ớt nhiều bệnh, khiến cha mẹ, đặc biệt là mẹ phải lo lắng cho con nhiều hơn em gái rất nhiều. Đặc biệt là bệnh đái dầm, khiến mẹ rất khổ, con cũng rất khổ. Còn nhớ nhiều lần lúc nửa đêm, mẹ phát hiện con làm ướt hết toàn bộ chăn đệm, mẹ vừa nhanh chóng thu dọn vừa lớn tiếng quát. Nửa đêm yên tĩnh, con thật sự cảm thấy bản thân đã liên lụy người trong nhà, không biết sống tiếp có ý nghĩa gì, thường xuyên có ý nghĩ muốn tự tử, nhưng lại không có can đảm.

Lúc sinh đẻ, con bệnh nặng một trận. Mùa hè phải mặc quần áo dày, thân người lúc nóng lúc lạnh; Buổi đêm thường mất ngủ, ban ngày phờ phạc, không có năng lượng làm việc, đành phải nghỉ không lương, dưỡng bệnh ở nhà. Vào viện lại xuất viện, cũng không có chuyển biến. Uống thuốc Trung y đến buồn nôn, cũng không khá hơn. Có bệnh vái tứ phương, còn làm cả vu thuật. Người khác bảo linh nghiệm nhưng con không có cảm giác gì.

Một người bạn thấy con sống khổ quá, đã cho con mượn cuốn “Chuyển Pháp Luân”, nói rằng đọc xong sẽ có ích với con. Khi đó con không tin rằng đọc một cuốn sách có thể trị hết bệnh. Nhưng sau khi đọc sách, chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, thân thể con đã có chuyển biến to lớn. Con không đến bệnh viện nữa, cũng không đến nhà Tiểu Hà lấy thuốc Trung y nữa.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, lên lớp 45 phút, con chẳng những có thể đứng giảng tới lúc chuông reo, còn dựa vào tình huống cụ thể mà điều tiết không khí lớp học, khiến bọn nhỏ sôi nổi nhưng không mất trật tự. Phải biết rằng, với lớp học sáu – bảy mươi học sinh mà nói, cần cả trí tuệ và thể lực, con có thể dạy một cách nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

Con vẫn luôn cho rằng số mệnh bất công với mình, nhiều đau khổ bệnh tật; Đầu óc không sáng sủa, bị kỳ thị. Lúc hơn ba tuổi, sau khi bị bệnh về mắt, trong lòng con càng thêm đau khổ, có tâm thái méo mó trả thù đời, bắt đầu lấy trộm đồ. Tại cửa hàng giả vờ mua đồ, thừa lúc nhân viên không chú ý, liền lấy hàng trên quầy cho vào túi. Thậm chí những đồ không hữu dụng con cũng lấy trộm, sau đó ném đi, dường như bằng cách đó có thể lấy lại cân bằng tâm lý.

Tuy rằng con đã chấm dứt hành vi xấu xa này, nhưng tâm thái vẫn chưa lành lặn, oán trời trách người. Phụ nữ sinh con hiện nay, không mấy người bị bệnh nặng như con. Điểm này con lại càng oán càng hận. Sau khi đọc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, con đã hiểu ra đạo lý làm người, hiểu ra vì sao bản thân phải chịu nhiều bệnh tật, bị người khác coi thường. Từ đó, con nói với bản thân, cho dù gặp hoàn cảnh nào, bất công lớn đến mấy, con sẽ luôn dùng tiêu chuẩn của người tốt để yêu cầu bản thân.

Khổng Tử nói: Người bốn mươi tuổi có thể biết rõ đúng sai không lầm lạc, người năm mươi tuổi có thể hiểu được mệnh trời. Con may mắn ở độ tuổi bốn mươi bước trên con đường phản bổn quy chân, tìm được ý nghĩa chân chính của cuộc sống.

Nhưng Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến con. Sau này con dạy ở một trường trung học trọng điểm ở địa phương, các giáo viên vì chức danh, vì tiền thưởng, quan hệ giữa mọi người ở đây rất phức tạp. Nhưng trước mặt đồng nghiệp, con cũng liên tục nghe được những lời khen ngợi. Họ nói xã hội hiện nay ít có người “chỉ nói nỗ lực, không mong hồi báo” như con, nói đùa con là “loài sắp tuyệt chủng.”

Vệ sinh phòng làm việc giáo viên đều là học sinh tới làm, con cũng chưa từng cảm thấy không tốt. Sau khi tu luyện, con không thể nhìn cảnh giáo viên ngồi nghiêng chân để học sinh lau nhà. Mỗi ngày đến phòng làm việc, con lặng lẽ lau sàn, lau bàn. Có một lần, con đang lau sàn, một giáo viên lớn tuổi đang bưng chén trà cười nói: “Xem ra Pháp Luân Công thật lợi hại, dạy cho cô gái lười của chúng ta trở nên chăm chỉ.” Lúc con rời trường học, nhóm tổ chức liên hoan, một đồng nghiệp nam nói với con: “Cô Hạ, tôi rất bội phục cô. Con người cô rất chính trực. Bình thường tôi thích đùa giỡn, nhưng ở trước mặt cô tôi không dám tuỳ tiện.”

Có một cậu bé, khi con nói rằng “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” là do Trung Cộng giả tạo, Pháp Luân Công không như những gì nói trên TV, cậu bé mở to mắt, rất sợ hãi. Sau đó, vẻ mặt cậu bé trang trọng, nói với con: “Cô giáo, chỉ cần là cô nói, con đều tin.” Thưa cha, những lời này là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của con, mà phần thưởng này đến từ sau khi con bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1999.

Trước khi tu luyện, con cũng rất xem trọng lợi ích. Nhớ lại lúc đi hội nghiên cứu giảng dạy mà nhà trường tổ chức trở về, có thể báo cáo chi phí đi lại. Các đồng nghiệp đều cố gắng báo số ngày nhiều nhất có thể, tiền xe nhiều nhất có thể, con cũng vậy. Sau khi tu luyện, con không còn làm như vậy nữa, vì con biết rõ làm như vậy sẽ tổn đức.

Ai ngờ nửa năm sau lại có một chỉ tiêu nhà mới, nói đây mới là lần cuối cùng. Hiệu trưởng không nói gì, liền gọi con lên điền đơn phân nhà. Các đồng nghiệp đều rất thán phục, bởi diện tích, địa điểm phân nhà đều là tốt nhất.

Thưa cha, cuộc sống của mỗi người có những truy cầu khác nhau, giá trị quan khác nhau, có thể nói mỗi người một chí hướng. Hôm nay, con vì đi tìm chính nghĩa, lương tri mà nỗ lực, bôn ba, con rất tự hào. Chồng con gia nhập tổ chức của Trung Cộng lúc đại học, từng cảm ân, tin tưởng vào Đảng Cộng sản. Tín ngưỡng của con đã khiến anh ấy trải qua nhiều năm đấu tranh nội tâm (có lúc còn muốn ly hôn). Gia đình con vì thế mà nảy sinh tranh cãi, thậm chí chiến tranh lạnh. Con gái mà anh ấy yêu quý, cũng bởi vì nói “thuyết tiến hoá là sai lầm” mà bị anh ấy đá vào mông, sau đó tức giận bỏ đi. Năm ấy Minh Minh lên chín tuổi.

Sau nhiều lần đấu tranh, anh ấy chọn không rời bỏ con. Con từng hỏi anh ấy: “Vì sao anh không đề nghị ly hôn?” Anh ấy nói: “Sẽ không tìm được người tốt giống như em.” Đến hôm nay anh ấy đã thức tỉnh, đã tự thoái đảng. Anh ấy lẳng lặng ủng hộ con cả về kinh tế và tinh thần, bởi vì anh ấy hiểu được con đang làm một việc rất chính trực. Anh ấy cũng dần dần tin tưởng, sẽ nhờ ủng hộ mà đắc được phúc phận.

Xin cha hãy tin, bất luận là hiện tại hay tương lai, con đều sẽ không khiến cha mẹ phải mất mặt. Tác phong chí khí thản đãng truyền qua đời đời này là truyền thống gia đình phải không? Nó sẽ khiến cho cha thấy tự hào khi nghĩ về cuộc sống.

Bắt đầu từ ông bà ngoại của con, sau khi con tự mình trải qua những điều bất hạnh xảy đến với người thân, con có thể hiểu được mọi người chỉ mong muốn có được cuộc sống bình an. Mẹ cũng hy vọng con có thể rời khỏi Trung Quốc, để mẹ không còn chịu áp lực. Con hiểu, thật sự hiểu, cha mẹ đã phải nếm trải quá nhiều.

Một cảnh sát khi không có ai ở xung quanh, khẽ hỏi con: “Cô sẽ hận tôi sao?” Con nói: “Không.” Anh ấy thở dài nói: “Về nhà cô vẫn luyện sao?” Con nói: “Vẫn luyện.” Anh ấy cúi đầu nói nhỏ: “Về sau phải cẩn thận đấy!” Trước lúc rời đi, anh ấy nhìn con, ánh mắt dừng lại một lúc, giọng nói như đang chia tay một người bạn: “Tự cô phải chú ý nhiều nhé. Chúng tôi đi đây.” Thời khắc ấy, con quên mất tình cảnh của mình, cả thể xác và tinh thần đều vui mừng vì thiện niệm của anh ấy.

Cha đừng vì việc con từng bị Trung Cộng bắt giam mà cảm thấy mất thể diện. Ngược lại, con gái bố không khuất phục trước cường quyền, không thấp hèn không cao ngạo, trong kiên định không thù địch, thiện niệm mà không mất đi sự tôn nghiêm, cảnh sát cũng phải thầm bội phục. Con tin rằng tương lai người nhà sẽ cảm thấy vinh quang vì con.

Có người nói: Lịch sử Trung Quốc từ xưa đến nay, dân chúng hoặc là quy thuận hoặc là phản nghịch. Mà học viên Pháp Luân Công lại không hạ mình trước cường quyền, cũng không ở trong bạo quyền mà lấy ác trị ác, đây là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc. Bởi vì trong tâm chúng con có Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại!

Cha, con nhớ quê nhà, trong mơ cũng nhớ dòng sông Gia Lăng nước chảy êm đềm cùng hàng xóm láng giềng chất phác. Con cũng cảm ơn công dưỡng dục của quê hương và cha mẹ. Bản thân con tự hào sâu sắc con là một người Trung Quốc, bởi trong huyết mạch của con đang chảy là lý niệm của văn hóa Trung Hoa: chân thành, thiện lương, tri ân đồ báo (có ơn tất báo). Tương lai không xa, khi dân tộc chúng ta trải qua những thăng trầm của cuộc đời mà có được mỹ đức, trở lại thời kỳ huy hoàng một lần nữa; Khi chân tướng đại hiển, con người quay về chính đạo, cha sẽ tự hào vì con! – Con gái của bố là một trong hàng trăm triệu người tốt đang nỗ lực phó xuất vì ngày ấy.

Ánh sáng của thế kỷ mới trong tương lai, nhất định thuộc về người tốt, thuộc về thiện lương!

Con gái,

Tháng 3, 2021

Đăng theo Minh Huệ Net

Nguồn bài gốc xem tại đây

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP