Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh

Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh

Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh

Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh

Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh
Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh
Thứ hai, 30-12-2024 01:20, (GMT+07:00)
Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh
06-09-2020 14:23

Đối với người thời Tam Đại mà nói, Thượng Thiên chí cao vô thượng không chỉ thể hiện ở chỗ vương quyền do Thượng Thiên trao cho, mà còn thể hiện ở việc vương triều diệt vong là do Thượng Thiên trừng phạt...

Lập quốc nhất định dựa vào núi sông, núi lở sông cạn, đây là triệu chứng của suy bại diệt vong. Sông khô cạn, núi nhất định sẽ lở sụt. Quốc gia như thế này không quá 10 năm sẽ bị diệt vong. (Ảnh: Shutterstock)

Văn hóa truyền thống: Thiên mệnh quan thời Tam Đại thượng cổ (P-3) -

Trong mắt người dân thời Tam Đại thì việc phục tùng Thiên ý, Thiên mệnh cũng giống như cảm ơn, kính sợ và cầu nguyện Thượng Thiên, là một trong những tiền đề để được Thượng Thiên bảo hộ. Đó chính là những yếu tố cơ bản của Thiên mệnh quan thời Tam Đại.

Quân vương xem bói để đoán biết và hành sự theo Thiên ý

Vậy thế nào mới có thể làm được phục tùng an bài của Thiên ý và Thiên mệnh? Trước tiên phải hiểu được Thiên ý và Thiên mệnh, và xem bói chính là một trong những biện pháp mà người dân thời Tam Đại thường sử dụng nhất để câu thông với Thần, để hiểu Thiên ý và Thiên mệnh.

Sử ký - Quy sách liệt truyện có viết: "Thái Sử Công nói: Từ xưa các Thánh vương kiến quốc thụ mệnh, mở mang sự nghiệp thì chưa bao giờ không xem bói bằng cỏ thi để trợ giúp việc thiện. Từ thời Đường Ngu về trước thì không thể ghi chép. Từ thời Tam Đại hưng thịnh, mỗi thời có những điềm lành của mình. Điềm ở Đồ Sơn, từ đó nhà Hạ ra đời. Bói ở Phi Yến thuận do đó nhà Ân hưng khởi. Bói cỏ thi Bách Cốc lành do đó có Chu Vương. Bậc Vương gia khi quyết định những việc còn nghi vấn thì bói tốt xấu để tham chiếu, dùng cỏ thi và mai rùa để phán đoán, đó chính là đạo bất biến".

Ý nghĩa của đoạn văn này là nói rằng: từ cổ xưa đến nay các bậc quân vương thánh minh khi kiến lập quốc gia, nhận Thiên mệnh, mở mang sự nghiệp, chưa từng có chuyện không dùng bói xem tốt xấu để trợ giúp tác thành việc thiện. Thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn trở về trước thì không thể nào ghi chép được. Xem từ thời Tam Đại: Hạ, Thương, Chu, đều là mỗi nhà đều có dấu hiệu cát tường khi xem bói tốt xấu để làm căn cứ. Đại Vũ cưới con gái của Đồ Sơn, bói được điềm lành, thế là xây dựng lên triều Hạ truyền đời nọ sang đời kia. Giản Địch nuốt trứng phi yến sinh ra khiết, bói được điềm lành thuận, do đó triều Ân ra đời. Hậu Tắc giỏi trồng trăm loại cốc bói cỏ thi được điềm lành, do đó quốc quân nước Chu là Chu Vương cuối cùng đã trở thành vua thiên hạ. Quân vương quyết đoán những việc khó khăn đều tham khảo kết quả dùng cỏ thi, mai rùa bói để làm quyết định cuối cùng. Đây là trình tự làm việc truyền thống bất biến được kế thừa sử dụng. Có chỗ khác nhau là, thời nhà Ân Thương sử dụng phổ biến là bói xương và bói mai rùa, còn nhà Chu sau này, trừ bói xương và mai rùa ra, sử dụng lượng lớn là bói cỏ thi.

Bậc Vương gia khi quyết định những việc còn nghi vấn thì bói tốt xấu để tham chiếu, dùng cỏ thi và mai rùa để phán đoán, đó chính là đạo bất biến
Bậc Vương gia khi quyết định những việc còn nghi vấn thì bói tốt xấu để tham chiếu, dùng cỏ thi và mai rùa để phán đoán, đó chính là đạo bất biến. (Ảnh minh họa)

Lấy nhà Thương làm ví dụ, khi có các sự việc khó như lễ tế, chiến tranh, ăn uống, yến tiệc, khí tượng, nông nghiệp, thu hoạch săn bắn; hoặc việc đi xa, tai họa, cầu phúc, nô lệ bỏ trốn... Ân Vương dường như việc nào cũng bói, ngày nào cũng bói. Sau khi có kết quả thì phán đoán lành dữ. Phương pháp cụ thể là ở mặt trong của mai rùa tiến hành khoan đục một số chỗ. Đục là dùng công cụ tạo thành cái rãnh lõm hình ô van. Khoan là dùng công cụ tạo thành cái rãnh lõm hình tròn.

Khi xem bói, dùng lửa đốt chỗ đục rãnh phần bụng của mai rùa (dùng gỗ cứng đốt), gọi là "chước triệu" (điềm đốt), "chước quy" (đốt mai rùa). Do mai rùa chỗ đục rãnh rất mỏng, khi đốt nhiệt độ cao sẽ gây ra những vết nứt tương ứng để bói, gọi là "triệu văn" (hoa văn điềm báo).

Người đương thời cho rằng trong nghi thức xem bói, những vết nứt trên mai rùa do đốt lửa tạo ra sẽ trực tiếp báo trước dấu hiệu lành dữ. Cuối cùng căn cứ vào các hình dạng trạng thái của hoa văn vết nứt để phán đoán lành dữ đối với sự vật xem bói (Nhưng người đời Thương cụ thể phán đoán như thế nào thì hiện nay không thể biết được). Sau đó đem kết quả xem bói khắc lên mai rùa để chi chép lại. Bởi vì xem bói là sự việc rất thần thánh nên trước khi xem bói thông thường đều phải trai giới tắm gội.

Người Thương coi kết quả xem bói là Thiên ý, cũng có thể nói đó là mệnh lệnh của Thượng Đế, có tính thần thánh, không được trái lại, ắt phải chiểu theo mà làm. Nếu trái lại tức là trái Thiên ý, thì sẽ có kết quả không may mắn.

Người đương thời cho rằng trong nghi thức xem bói, những vết nứt trên mai rùa do đốt lửa tạo ra sẽ trực tiếp báo trước dấu hiệu lành dữ. Cuối cùng căn cứ vào các hình dạng trạng thái của hoa văn vết nứt để phán đoán lành dữ đối với sự vật xem bói (Nhưng người đời Thương cụ thể phán đoán như thế nào thì hiện nay không thể biết được). Sau đó đem kết quả xem bói khắc lên mai rùa để chi chép lại.
Người xưa cho rằng những vết nứt trên mai rùa do đốt lửa tạo ra sẽ trực tiếp báo trước dấu hiệu lành dữ. Dựa vào hình dạng của hoa văn để phán đoán. Sau đó khắc lên mai rùa để chi chép lại kết quả. (Ảnh qua Tạp chí Tri thức)

Theo sách Thượng thư - Đại cáo ghi chép, sau khi Chu Vũ Vương chết, con trai của Trụ Vương nhà Thương là Vũ Canh thông đồng với anh em của Chu Vũ Vương là Quản Thúc Tiên, Thái Thúc Độ, Hoắc Thúc, liên lạc với người Hoài Di chuẩn bị dấy binh chống lại nhà Chu. Vương triều Chu đối mặt với mối lo bên trong, họa hoạn bên ngoài, như đứng trước vực sâu, như đi trên băng mỏng. Lúc này, Chu Công đảm đương nhiếp chính vương ra sức gạt bỏ nghị luận của quần thần, cương quyết xuất binh thân chinh dẹp phản. Trước khi xuất chinh, ông dùng mai rùa quý mà Văn Vương để lại để tiến hành xem bói, kết quả đều là điềm lành. Mặc dù như vậy, có một số chư hầu, bề tôi lại vẫn cứ phản đối quyết định của Chu Công dùng vũ lực dẹp phản loạn.

Họ nói với Chu Công rằng: "Khó khăn quá lớn, lòng dân cũng không yên, hơn nữa sự tình xảy ra ở hoàng cung và gia tộc các cận thần, có những người là bậc tiền bối và phụ huynh mà chúng ta tôn kính, không nên đi thảo phạt họ. Thưa nhiếp chính vương, tại sao ngài lại không thể làm trái với điềm bói này?"

Chu Công nói với họ rằng: "Thượng Thiên gia thưởng cho Văn Vương, khiến nước Chu nhỏ bé của chúng ta hưng thịnh. Văn Vương thông qua xem bói đã kế thừa đại mệnh mà Thượng Thiên trao cho. Hiện nay Thượng Thiên mệnh lệnh cho thần dân của Văn Vương trợ giúp chúng ta, hơn nữa chúng ta cũng đã thông qua xem bói, hiểu được dụng ý này của Thượng Thiên. Chao ôi, ý kiến Thượng Thiên rõ ràng, con người nên biểu thị kính sợ, các khanh vẫn nên trợ giúp ta tăng cường thống trị đi".

Tiếp theo, Chu Công lại nói: "Thượng Thiên giáng phúc cho Văn Vương của chúng ta, ta đâu dám không để ý gì đế kết quả xem bói, đâu dám không tuân theo ý chỉ của Thượng Thiên, không tuân theo ý đồ của Văn Vương mà không đi bảo vệ cương thổ tươi đẹp của chúng ta? Hơn nữa xem bói hôm nay đều là cát lợi, vì vậy ta nhất định dẫn quốc quân các nước chư hầu các khanh đi đông chinh. Thiên mệnh không thể bỏ lỡ, lời bói hiển thị là đã nói rõ ràng điểm này rồi".

Một bản sao văn tự cổ Trung Quốc trên mai rùa.
Một bản sao văn tự cổ Trung Quốc trên mai rùa. (Ảnh qua Truyền hình Vĩnh Long)

Các triều đại hưng - vong, thảy đều do Thiên mệnh

Có thể nói: nếu từ Thiên mệnh quan thời Tam Đại thượng cổ rút ra một chủ đề thì chủ đề này chính là quan hệ giữa Thiên mệnh và vương quyền. Việc làm thế nào nhận thức được mối quan hệ này đã phản ánh sự lý giải của người xưa đối với nguyên nhân vương triều hưng phế và tính hợp pháp của chính quyền. 

Vậy thì người dân thời đó nhìn nhận một vương triều bất kể là nhà Hạ, Thương hay Chu, nguyên nhân nó được kiến lập rốt cuộc là gì? Cái gì quyết định tính hợp pháp của một chính quyền? Sách Thượng thư là bộ sách tổng hợp các văn kiện lịch sử thượng cổ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đã cung cấp những sử liệu để chúng ta lý giải được vấn đề này. Như trong Thượng thư - Triệu Hạo viết: "Có Hạ theo Thiên mệnh", "Có Ân nhận Thiên mệnh".

Thi kinh - Ân tụng là thơ ca nước Tống thời kỳ triều Thương và triều Chu. Khi đề cập đến khởi nguồn của triều Thương, Thương tụng - Huyền điểu có viết: "Thiên mệnh huyền điểu, giáng xuống sinh ra Thương". "Thương tụng - Trường phát" viết: "Đế lập con sinh ra nhà Thương".

Lại xem những văn tự trên đồ tế lễ bằng đồng thanh đúc thời kỳ Thương Chu, tức là văn tự đúc trên chén rượu: cụm từ "Nhận mệnh từ Trời" (Thụ mệnh ư Thiên) được khắc lên đó, không chỉ xuất hiện một lần. Ví như bài văn khắc trên "Mao công đỉnh" cũng có ghi chép: "Đại hiển văn võ, Hoàng Thiên ghét người thất đức, nên trao thiên hạ cho nước Chu ta, đảm nhận gánh vác Thiên mệnh". (Phi hiển văn võ, Hoàng Thiên hoằng yếm khuyết đức, phối nhã hữu Chu, ưng thụ Thiên mệnh). Một bài văn khác khắc trên đỉnh Đại vu là "Đại vu đỉnh minh" viết: "Đại hiển Văn Vương, nhận đại mệnh từ Trời" (Phi hiển Văn Vương, thụ Thiên hữu đại mệnh).

Có thể thấy bất kể là ghi chép trong sách Thượng thư hay là truyền thuyết trong Kinh thi và ghi chép trong văn khắc trên đồ tế lễ thì đều nhấn mạnh một ý nghĩa chung, đó chính là sự kiến lập các triều Hạ, Thương, Chu đều là "Nhận Thiên mệnh". Nói cách khác, Vương quyền có nguồn gốc từ Thượng Thiên ban cho. Tính hợp pháp của sự thống trị vương triều là do Thượng Thiên quyết định.

ương quyền có nguồn gốc từ Thượng Thiên ban cho. Tính hợp pháp của sự thống trị vương triều là do Thượng Thiên quyết định.
Vương quyền có nguồn gốc từ Thượng Thiên ban cho. Tính hợp pháp của sự thống trị vương triều là do Thượng Thiên quyết định. (Ảnh: Shutterstock).

Lấy triều Thương làm ví dụ, theo Sử ký ghi chép, cuối thời nhà Hạ, Y Doãn thấy Hạ Kiệt đã không còn có thể cứu vãn được nữa bèn khuyên Thương Thang chinh phạt Hạ Kiệt cứu muôn dân, nhưng ban đầu Thành Thang không tiếp nhận. Bởi vì người xưa đều hiểu rõ "Quân quyền Thần thụ", quân vương có sai trái thì bề tôi có thể can gián, còn nếu dùng vũ lực với thiên tử thì không phải là nghĩa của kẻ bề tôi. Nhưng Thành Thang đi sang phía đông đến sông Lạc Thủy, khi tế lễ ở tế đàn vua Nghiêu đã lập ở đó thì đã xảy ra một sự kiện:

Sách Thượng thư - Trung hầu viết rằng, Thương Thang đem ngọc bích dùng để tế lễ thả xuống sông Lạc Thủy, đứng ở một bên thì nhìn thấy cá vàng từng đôi nhảy lên, chim đen theo cá đậu trên đàn tế, sau đó hóa thành ngọc đen, trên ngọc có chữ màu đỏ: "Bùa của tinh linh Thiên Ất sắc đen do Thần trao cho, mệnh lệnh cho ngươi chinh phạt, chiến thắng Hạ Kiệt, Sau ba năm thì thiên hạ thống nhất".

Sau đó, Thượng Thiên vì để Thành Thang chiến thắng nên ở Tiêu Cung lại mệnh lệnh cho ông rằng: "Ngươi phải thay vương vị của Hạ Kiệt, bởi vì phẩm đức của Hạ Kiệt quá bại hoại rồi, ta ắt sẽ khiến ngươi chiến thắng" ("Mặc Tử - Phi công"). Kết quả Thành Thang rất nhanh chóng thuận theo sự an bài của Thiên mệnh thay thế Hạ Kiệt, khai mở ra triều nhà Thương.

Đối với người thời Tam Đại mà nói, Thượng Thiên chí cao vô thượng không chỉ thể hiện ở chỗ vương quyền do Thượng Thiên trao cho, mà còn thể hiện ở việc vương triều diệt vong là do Thượng Thiên trừng phạt.

Thời đầu nhà Hạ có bộ lạc Hữu Hỗ Thị phản đối con trai của Hạ Vũ là Khải kế thừa vương vị Hạ Vũ, kết quả bị Hạ Khải đánh bại. Tại sao Hỗ Thị thất bại? Sách Thượng thư - Cam thệ viết: "Có Hỗ Thị uy vũ khinh nhờn Ngũ hành, khinh mạn phế bỏ Tam chính. Trời dùng tiễu trừ để tiêu diệt mệnh ông ta, nay ta cung kính thi hành trừng phạt của Trời". Ý nghĩa là Trời muốn đoạn tuyệt vận mệnh của nước Hữu Hỗ Thị, đã trừng phạt.

Cuối thời nhà Hạ, Hạ Kiệt bị Thương Thang tiêu diệt, Hạ mất Thương hưng thịnh. Tại sao triều Hạ lớn mạnh trước đây lại bị thuộc quốc nhỏ bé tiêu diệt? Sách Thượng thư - Thang thệ viết: "Có Hạ nhiều tội, dẫn đến bị Trời trừng phạt". Ý nghĩa là Hạ Kiệt tội ác chồng chất, Thượng Thiên muốn trừng phạt.

Sách Thượng thư - Thang thệ viết:
Sách Thượng thư - Thang thệ viết: "Có Hạ nhiều tội, dẫn đến bị Trời trừng phạt". Ý nghĩa là Hạ Kiệt tội ác chồng chất, Thượng Thiên muốn trừng phạt. (Ảnh: Shutterstock).

Đến thời kỳ cuối triều Thương, Thương mất, Chu hưng thịnh. Tại sao triều Thương to lớn lại bị một nước thuộc hạ nhỏ nhoi tiêu diệt? Sách Thượng thư - Thái thệ viết: "Nhà Thương tội ác chất đầy, Thiên mệnh tiêu diệt". Ý nghĩa là Thương Trụ tội ác chất đầy, do đó Thượng Thiên muốn tiêu diệt.

Theo sách Quốc ngữ - Chu ngữ ghi chép, năm Chu U Vương thứ 2 (780 TCN), lưu vực sông Kinh, sông Vị, sông Lạc đều xảy ra động đất. Thái sử Bá Dương Phụ nói: "Triều Chu sắp diệt vong rồi. Khí của trời đất không thể mất thứ tự của mình, nếu làm loạn vị trí vốn có thì dân chúng sẽ đại loạn. Dương khí ngưng đọng bên trong không thể thoát ra, âm khí bị áp chế không thể phát tán, thế là phát sinh ra động đất.

Hiện nay ba con sông đều xảy ra động đất, chính là dương khí không ở vị trí của nó mà áp chế âm khí. Dương khí mất vị trí mà lại ở vị trí của âm khí, cội nguồn của con sông nhất định bị tắc, nguồn nước bị tắc, quốc gia nhất định bị diệt vong. Nước chảy lưu thông, đất đai ẩm ướt thì mới có thể sinh trưởng vạn vật để cho dân sử dụng. Dòng nước không thông suốt, đất đai khô cằn, người dân thiếu tài vật sử dụng, quốc gia không bị diệt vong thì còn có thể thế nào? Xưa kia sông Y, sông Lạc khô kiệt mà triều Hạ bị diệt vong, Hoàng Hà khô kiệt mà triều Thương bị diệt vong.

Hiện nay quốc vận nhà Chu giống thời mạt thế hai đời nhà Hạ, Thương, mà đầu nguồn sông ngòi lại bị tắc, đầu nguồn tắc thì sông ngòi nhất định khô kiệt. Lập quốc nhất định dựa vào núi sông, núi lở sông cạn, đây là triệu chứng của suy bại diệt vong. Sông khô cạn, núi nhất định sẽ lở sụt. Quốc gia như thế này không quá 10 năm sẽ bị diệt vong, đây chính là đến cực hạn của số. Hễ bị Thượng Thiên ghét bỏ thì sẽ không vượt qua được cực hạn này". Trong năm đó, nước sông Kinh, Lạc, Vị đều khô cạn, núi Kỳ Sơn sụt lở. Năm thứ 11 (771 TCN), U Vương bị giết chết, kinh đô nhà Chu vì thế phải chuyển về phía Đông.

Có thể thấy, từ Hữu Hỗ Thị đến Hạ Kiệt rồi lại đến Thương Trụ, những chính quyền này tại sao đều thất bại, diệt vong? Nguyên nhân chung là vì họ bị Thượng Thiên trừng phạt, hoặc là nói bị Thượng Thiên giết chết. Còn Hạ Khải đánh bại Hữu Hỗ Thị, Thương Thang tiêu diệt Hạ Kiệt, Văn Vũ Vương tiêu diệt Thương Trụ, chẳng qua là thực hiện ý chí Thượng Thiên mà thôi.

Quả đúng là "hưng thịnh cũng do Thiên mệnh, diệt vong cũng do Thiên mệnh".

(Còn tiếp)

Trung Hòa (biên dịch)
Theo Thiên Bách Độ - epochtimes.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP