Bức tường Berlin đã sụp, còn bức tường máu của ĐCSTQ thì sao?

Bức tường Berlin đã sụp, còn bức tường máu của ĐCSTQ thì sao?

Bức tường Berlin đã sụp, còn bức tường máu của ĐCSTQ thì sao?

Bức tường Berlin đã sụp, còn bức tường máu của ĐCSTQ thì sao?

Bức tường Berlin đã sụp, còn bức tường máu của ĐCSTQ thì sao?
Bức tường Berlin đã sụp, còn bức tường máu của ĐCSTQ thì sao?
Chủ nhật, 29-12-2024 21:41, (GMT+07:00)
Bức tường Berlin đã sụp, còn bức tường máu của ĐCSTQ thì sao?
08-11-2019 15:08

Dưới đây là chia sẻ của Blogger Cao Thiên Đức về cảm nghĩ khi chứng kiến nước Đức chuẩn bị kỷ niệm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, trong bối cảnh quá nhiều vấn nạn tương tự thời Phát xít vẫn còn đang đeo bám đất nước Trung Quốc của ông.

Bức tường Berlin bị dỡ bỏ.

Ngày 9/10, một bộ phim hoạt hình dài tập với tựa đề “Fritzi: Câu chuyện thần kỳ trong đại biến cố” (Fritzi War Dabei. Eine Wendewundergeschichte) được công chiếu tại Đức. Bộ phim kể lại cuộc vận động dân chủ Leipzig và Berlin năm 1989, đã dung hòa được tình tiết lịch sử chuẩn xác, phong phú và tái hiện bầu không khí đặc thù khi đó.

Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé Fritzi 12 tuổi. Em và người bạn tốt Sophie sinh sống tại Đông Đức. Mùa hè đến, Sophie và người nhà đi nghỉ mát tại Hungary, sau đó phải tháo chạy sang Tây Đức, chia cách với người bạn của mình. Trong quá trình Fritzi tìm kiếm Sophie, em đã chứng kiến cuộc kháng nghị ùn ùn như vũ bão, cuối cùng khiến Bức tường Berlin sụp đổ.

Bộ phim cải biên từ cuốn sách dành cho thiếu nhi Đức sáng tác năm 2009, với tiêu đề là “Fritzi: Câu chuyện thần kỳ trong đại biến cố” . Cơ cấu văn hóa Đức coi trọng phổ cập thường thức về lịch sử cho học sinh. Vì thế khi nhận thấy tại Đức không có sách dành cho thiếu nhi có nội dung về Bức tường Berlin thì tác giả Hanna Schott đã quyết định bổ sung chỗ khuyết thiếu này. Năm nay, Chính phủ thành phố Berlin đã chi khoản 10 triệu Euro, tổ chức hơn 200 hoạt động, dự tính vào ngày 4-10/11, sẽ long trọng kỷ niệm sự thành công của cuộc cách mạng hòa bình tại Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin.

Đối với một quốc gia và dân tộc mà nói, nhìn lại và nghiền ngẫm lịch sử, khai quật và quảng bá sự thật vô cùng quan trọng. Công việc cần đầu tư tài lực, vật lực và nhân lực, hiển nhiên cần do chính quyền dốc sức thúc đẩy, hơn nữa còn cần liên tục không gián đoạn.

Đức đã bảo tồn những ký ức tổng hợp về sự nặng nề, thống khổ, trang trọng và hy vọng của người dân trong biến cố lớn này của đất nước, còn Trung Quốc thì sao? Người Trung Quốc liệu có thể được tự do động chạm tới lịch sử chân thực?

70 năm qua, trên mảnh đất Trung Nguyên rộng lớn, trong những cuộc đấu tranh chính trị và bức hại nhân quyền không ngừng nghỉ, 80 triệu sinh mệnh đã tử vong bất thường. Nhưng tới nay, chưa hề thấy một bia tưởng niệm nạn nhân nào. Công khai bàn luận về “Cách mạng Văn hoá”, cuộc biểu tình “Lục Tứ” tại Thiên An Môn là điều không được phép, Pháp Luân Công vẫn bị đàn áp và là chủ đề cấm bàn tán. Rất nhiều học giả dốc cạn tâm huyết, đối mặt với nguy hiểm để viết nên những tác phẩm chân thực nổi tiếng đều bị giết, những phóng viên và tác giả có lương tâm bị đàn áp. Ngày nay, 1,4 tỷ dân Trung Quốc đang bị phong bế trong một “Bức tường Berlin” khác, buộc phải đối diện với lịch sử dối trá và bị bóp  méo, ký ức và tinh thần của dân tộc đang mất dần từng chút từng chút một.

Vụ thảm án “Phản cánh hữu” và trại lao động Giáp Biên Câu

Khoảng 3000 “phần tử cánh hữu” đã bị nhốt tại nông trường Giáp Biên Câu nằm gần sa mạc thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc trong những năm từ 1957 tới 1961. Do gặp phải nạn đói, nên đa số người bị cải tạo lao động chết đói ở đây. Thảm án “Giáp Biên Câu” vì vậy mà trở nên nổi tiếng.

Vào tháng 12/2014, Trương Toại Khanh, một trong số vài người may mắn sống sót không ngại gian khổ đúc một tấm bia tưởng niệm những người tử nạn tại Giáp Biên Câu. Vài ngày sau đó, chính quyền khu Túc Châu, thành phố Tửu Tuyền đã cử người tới phá hủy bia đá này. Những ngôi mộ tròn tròn trong khu mộ đều bị san phẳng, di cốt những người bạn gặp nạn đều bị khai quật.

Vào đầu năm 2017, giáo sư Ngải Hiểu Minh thuộc trường đại học Trung Sơn Quảng Châu đã dành 20 tháng để hoàn thành bộ phim tài liệu “Giáp Biên Câu tế sự”. Bộ phim này lần đầu được công chiếu tại Hồng Kông, nhưng khán giả tại Đại Lục không thể được xem một cách chính thức. Bà cho biết, bản thân bước ra khỏi thư phòng làm những việc này là vì khổ nạn hiện thực của Trung Quốc quá nặng nề. Muốn thúc đẩy Trung Quốc mở cửa, dân chủ thì việc nghiên cứu lịch sử khổ nạn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây nên, suy nghĩ tìm đường ra thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn này là điều tất yếu.

Đàm Tùng, vị học giả Trùng Khánh, người dốc sức điều tra sự thực về cuộc Cải cách Ruộng đất và sự kiện Chống cánh hữu của ĐCSTQ, từng bị chính quyền bắt giữ và sa thải không lý do. Trong phần kết của những ghi chép chân thực về “Hồ Trường Thọ” ông viết rằng: “Bao nhiêu tác gia đang ca hát ngợi ca sự quang minh, tán tụng sự vĩ đại, nhưng còn biết bao nhiêu máu và nước mắt, biết bao nhiêu sự thực không ai quan tâm, tôi chỉ lựa chọn vế sau”. Ông nói, ông cần giải cứu lịch sử, cự tuyệt việc sự thực lịch sử tanh máu này bị nuốt chửng và nhấn chìm.

Nạn đói và “Bia mộ”

Vào tháng 12/2008, “Bia mộ – Tài liệu chân thực về nạn đói những năm 60 tại Trung Quốc” được hãng bản đồ Thiên Địa tại Hồng Kông xuất bản và được nhiều lần tái bản, được gọi là “Sách cấm về Trung Quốc bán chạy nhất”. Năm 2012 cuốn sách được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật. Tác giả của cuốn sách là Dương Kế Thằng, một phóng viên Tân Hoa Xã đã nghỉ hưu. Tác phẩm này đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá.

Năm 2016, Dương Kế Thằng khi đó đã 75 tuổi được Học hội Neiman Marcus thuộc Trường Đại học Harvard trao tặng “Giải lương tri và chính nghĩa dành cho tin tức Lyons” nhưng lại bị chính quyền cấm xuất cảnh. Truyền thông Mỹ đã phát biểu những lời cảm động của ông khi nhận giải. Trong đó viết rằng:

“Cuốn tài liệu “Bia Mộ” đã ghi lại một tai họa thảm khốc do con người gây ra kéo dài liên tục trong suốt vài năm. Mặc dù chỉ có thể xuất bản tại Hồng Kông, là sách cấm tại Đại Lục, nhưng những người theo đuổi sự thực, thông qua rất nhiều kênh khác nhau, nhiều phương thức khác nhau, đã truyền rộng khắp Đại Lục. Từ khu vực Trung Nguyên tới cao nguyên Vân Quý, tới biên giới Tân Cương, đều thường bán những cuốn “Bia Mộ” bản lậu. Một lượng lớn độc giả từ khắp các nơi trên toàn quốc đã gửi thư, ủng hộ sự kiên định và nhiệt tình dành cho tôi. Điều này nói rõ rằng, sự thực có sức lôi cuốn mạnh mẽ, nó có thể phá vỡ tường đồng vách sắt được xây dựng bởi quyền lực hành chính!”

Tài liệu về cuộc Cách mạng Văn hoá

“Ví như có thể xây dựng một viện bảo tàng, có lẽ nên khắc tên của mỗi người gặp nạn lên bức tường của viện bảo tàng đó. Giả dụ có thể xuất bản một cuốn sách kỷ niệm những người chết vì đại kiếp Cách mạng Văn hoá, thì có lẽ câu chuyện về mỗi một nạn nhân đã khuất nên được in ra bằng giấy trắng mực đen.” Đây là vài câu trong lời dẫn mà trang web “Vườn tưởng niệm nạn nhân trong Cách mạng Văn hoá Trung Quốc” của Vương Hữu Cầm đã viết.

Vương Hữu Cầm nghiên cứu Cách mạng Văn hoá suốt mấy chục năm và thu thập gần 700 tài liệu về những nạn nhân trong Cách mạng Văn hoá. Năm 2004, bà xuất bản cuốn “Nạn nhân của Cách mạng Văn hoá”. Trong lời mở đầu của cuốn sách bà viết: “Khám phá và ghi chép lại sự thực lịch sử là trách nhiệm của các học giả.”

Tống Vĩnh Nghị là một học giả nổi tiếng khác nghiên cứu về Cách mạng Văn hoá. Ông và đồng nghiệp đã xây dựng “Kho dữ liệu chính trị lịch sử đương đại Trung Quốc”, thu thập và ghi chép hơn 30 nghìn văn kiện, tổng cộng gần 300 triệu chữ, bao gồm “Kho dữ liệu Cách mạng Văn hoá Trung Quốc năm (1966-1976)”, “Kho dữ liệu cuộc vận động phản cánh hữu Trung Quốc”, “Kho dữ liệu nạn đói – Đại nhảy vọt Trung Quốc (1958-1976)”  “Kho dữ liệu cuộc vận động chính trị sơ trung kỳ những năm 50 tại Trung Quốc: Từ Cải cách Ruộng đất tới Công tư Hợp doanh (1949-1956)”.

Tống Vĩnh Nghị từng nhắc tới tội ác diệt chủng cách mạng do thể chế ĐCSTQ gây nên: “Ngươi (ĐCSTQ) nói là 5% kẻ thù giai cấp, vậy thì có ít nhất hơn 20 triệu người bị đánh thành tiện dân, tùy tiện giết hại họ, ngược đãi họ. Họ là heo sao? Họ không phải là người sao? Thứ xã hội tự xưng là tốt đẹp ấy đã giết chết họ, mà không hề có cảm giác tội lỗi!”

Cuốn “Bia tưởng niệm sắc đỏ” kể về cuộc đại thảm sát và sự kiện khủng bố ăn thịt người xảy ra tại tỉnh Quảng Tây trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá. Tác giả Trịnh Nghĩa từng nói, vận mệnh an bài cho ông trải qua cuộc Cách mạng Văn hoá là để ông làm chứng trong tương lai, “đặc biệt là làm chứng cho những người không có quyền được nói: những người đã khuất và thấp kém”.

Từ Tinh, một tác gia tại Bắc Kinh đã sản xuất bộ phim tài liệu “Trích lược tội ác”, kể lại một cách giản lược về nhà tù Cách mạng Văn hoá mà 14 nông dân gặp phải. Họ bị bức hại tới vợ con ly tán, cuộc đời bị hủy hoại. Từ Tinh nói: “Tôi cảm thấy lịch sử của chúng ta bị che đậy bởi từng tầng những lời dối trá. Cách vạch trần và lật lại những lời dối trá đó là hữu hiệu nhất, có lẽ không phải là những lời phê phán, thảo luận khái niệm hóa, lý luận hóa. Người thật việc thật có sức mạnh vạch trần những lời dối trá này.” Từ Tinh từng nghi ngờ rằng: “Đây chẳng phải là việc mà quốc gia nên làm hay sao? Vì sao không làm những việc có trách nhiệm với lịch sử và thế hệ sau.”

Vụ án Pháp Luân Công bị bức hại

Vào tháng 7/1999, tập đoàn ĐCSTQ – Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp vẫn kéo dài tới tận ngày nay, khiến một loạt người tập Pháp Luân Công bị chết, bị tàn phế và bị điên, ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người Trung Quốc. ĐCSTQ tuyên truyền đầy thù hận và xuất khẩu nó ra nước ngoài. Có học giả chỉ ra rằng đây chính là tai nạn nhân quyền thảm khốc nhất của Trung Quốc và lịch sử nhân loại.

Tác gia Đỗ Bân từng quay một bộ phim tài liệu vạch trần việc tra tấn nhục hình mà Trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia đã sử dụng với học viên Pháp Luân Công và những người thỉnh nguyện. Ông nói trong thời đại được ca ngợi là hoà bình này, ai nấy đều theo đuổi vật chất hưởng lạc, dẫu quá đà cũng không bị chính quyền chỉ chích. Nhưng, khi một người muốn cầm bút, máy ảnh và máy quay để viết và ghi chép lại một vài chuyện xảy ra trong xã hội, thì người này sẽ bị chính quyền sách nhiễu và đe dọa bằng bạo lực, thậm chí còn bị gán tội là muốn lật đổ chính quyền.

Suốt 20 năm qua, người tập Pháp Luân Công và những nhân sỹ chính nghĩa đã viết rất nhiều báo cáo điều tra, các tác phẩm văn học hiện thực, chế tác rất nhiều phim điện ảnh và phim tài liệu phản ánh về sự thực Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa và vạch trần sự bức hại của ĐCSTQ, gây ảnh hưởng khá lớn cả trong và ngoài nước. Một vài tác phẩm trong số đó tập trung vào tội ác thu hoạch nội tạng vô cùng chấn động. Nhưng mọi báo cáo bằng văn tự và những chương trình truyền hình này đều bị chính quyền ĐCSTQ phong bế và nghiêm cấm.

Ngày nay người Đức có thể tới lâu đài Brandenburg, quảng trường Alexandria, giáo đường Nicôla tại Leipzig để lắng nghe tiếng gào thét của hàng vạn người từ 30 năm trước. Họ có thể tận mắt nhìn thấy Bức tường Berlin đổ nát, nhìn thấy những đồng bào bị bắn chết vì vượt hàng rào sắt, họ còn có thể tới rạp chiếu phim, cùng bước lên hành trình mạo hiểm với Fritzi, bay lượn cùng hoa Bồ Công Anh, cảm nhận sự mỹ hảo của tự do.

Người Trung Quốc cần biết sự thật, để có thể nhìn một cách tổng quan về sự thảm khốc, bi tráng, cũng như những cố gắng kháng nghị, trải nghiệm bằng máu và nước mắt trong các khổ nạn mà ĐCSTQ đã cưỡng ép lên người dân Trung Quốc, từ đó mà xây dựng lại sự thực và ký ức hoàn chỉnh của dân tộc.

Cao Thiên Đức - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP