Bộ Giáo dục muốn thanh tra vụ HS lớp 1 ‘cõng’ 23 đầu sách: “Quá chậm trễ”

Bộ Giáo dục muốn thanh tra vụ HS lớp 1 ‘cõng’ 23 đầu sách: “Quá chậm trễ”

Bộ Giáo dục muốn thanh tra vụ HS lớp 1 ‘cõng’ 23 đầu sách: “Quá chậm trễ”

Bộ Giáo dục muốn thanh tra vụ HS lớp 1 ‘cõng’ 23 đầu sách: “Quá chậm trễ”

Bộ Giáo dục muốn thanh tra vụ HS lớp 1 ‘cõng’ 23 đầu sách: “Quá chậm trễ”
Bộ Giáo dục muốn thanh tra vụ HS lớp 1 ‘cõng’ 23 đầu sách: “Quá chậm trễ”
Chủ nhật, 29-12-2024 23:08, (GMT+07:00)
Bộ Giáo dục muốn thanh tra vụ HS lớp 1 ‘cõng’ 23 đầu sách: “Quá chậm trễ”
09-09-2020 10:22

Sau một thời gian dư luận phản ánh việc, học sinh lớp 1 phải mua tới 23 loại sách với giá cắt cổ là 800 ngàn đồng, thì Bộ Giáo dục Việt Nam mới có văn bản yêu cầu thanh tra làm rõ. Tuy nhiên, dư luận cho rằng việc làm này của Bộ là quá chậm trễ và văn bản sẽ không hiệu quả.

(Ảnh qua Bộ giáo dục Việt Nam)

Truyền thông nhà nước hồi đầu tháng 9 có đăng tải thông tin bức xúc từ phụ huynh có con vào lớp 1, học tại Trường tiểu học An Phong, quận 8, TP.HCM rằng, họ phải mua 23 loại sách, vở bài tập với giá hơn 800 ngàn đồng.

Trong số 23 cuốn sách này, phần lớn là sách tham khảo, bổ trợ, không nằm trong danh mục sách giáo khoa bắt buộc phải trang bị.

Sách đắt nhất là sách tiếng Anh I-Learn Smart Start có giá 146.000 đồng/cuốn, bộ sách thực hành Toán, tiếng Việt 1 có giá 173.400 đồng.

Trong khi, theo niêm yết giá của các nhà xuất bản, một bộ sách giáo khoa không quá 200 ngàn đồng. Cụ thể, thì bộ sách giáo khoa lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam có giá từ 179.000 – 194.000 đồng/bộ.

 

Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội Việt Nam thì năm 2020, việc độc quyền phát hành sách giáo khoa là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, phải chia sẻ cho Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (Đại học Sư phạm Hà Nội) và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM.

Tuy nhiên, dù có thay đổi thì vẫn có tới 24/32 sách giáo khoa mới được Bộ Giáo dục Việt Nam công bố đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn sách nào thì đa số cũng thuộc của nhà xuất bản này, kèm theo là lợi nhuận.

Trước thông tin trên, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam nhận xét trên tờ Đất Việt rằng, trong khi nhiều nước trên thế giới luôn có chính sách đặc biệt miễn sách giáo khoa, miễn giảm học phí, hỗ trợ cho học sinh, thì Việt Nam lại có xu hướng tăng học phí, tăng giá sách, làm giáo dục lại chạy theo kinh doanh, kiếm lợi thì còn đâu tính nhân văn trong giáo dục?

Ông Tiến nói, “ngày xưa, chưa cải cách giáo dục, cả gia đình chung nhau một bộ sách, một bộ sách có thể được truyền từ đời anh cả, anh hai, tới em út vẫn dùng được, không phải mua.

Giờ thì mỗi năm một bộ sách mới, tôi thấy rất lãng phí, tốn kém, gây khó khăn cho nhiều gia đình nghèo khó.

Như thế này là nhồi nhét kiến thức, nhồi nhét sách giáo khoa, làm mất đi tuổi thơ, mất đi khả năng sáng tạo, tự học của học sinh, biến học sinh thành những người thụ động, thiếu kỹ năng sống.

Học sinh lớp 1 còn ăn chưa no, ngủ chưa tới, cần phải có nhiều thời gian chơi, nghỉ hơn là nhồi nhét thật nhiều kiến thức, bắt học sinh phải học thật nhiều, như thế là phản giáo dục”.

Còn dư luận thì cho rằng trong khi Việt Nam đang chịu những thử thách rất lớn từ dịch viêm phổi Vũ Hán, hầu như mọi ngành nghề đều gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, việc bán sách với giá cắt cổ thì những người nghèo sao có tiền mua sách để cho con đến trường?

Họ còn ca thán “lại lợi ích nhóm”, “nhà trường câu kết với nhà sách nâng giá. Cuối cùng thì chỉ dân người lao động chịu trận. Ai cũng biết chuyện này là đáng xấu hổ”, “Không thể chấp nhận được những hành vi bóc lột tàn nhẫn trên lưng phụ huynh học sinh”, “Bộ giáo dục mắt nhắm mắt mở, lập lờ. Đến khi xã hội lên tiếng thì đổ tại thế lọ thế chai, không chịu trách nhiệm”,…

Hôm nay 8/9, sau một thời gian dư luận “cất tiếng nói”, Bộ giáo dục Việt Nam mới có văn bản yêu cầu “tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc,…”“yêu cầu Sở giáo dục tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Thế nhưng, nhiều người cho rằng, việc làm này của Bộ là quá chậm trễ, và văn bản sẽ không có tác dụng.

Tài khoản NG viết: “Trời, lãnh đạo Bộ GD&ĐT diễn sâu ghê, làm như ở…sao Hỏa mới xuống tới Việt Nam!”.

Xuân Quỳnh Phạm: “Bộ giáo dục nói không đi đôi với làm, chỉ ngồi ở văn phòng ra văn bản thôi. Sao năm học mới các Thứ trưởng và Bộ trưởng không đi xuống địa phương xem xét thực trạng ra sao nhỉ”.

Khoa TM: “Đúng là tiếng trống khai trường ‘Tùng tùng tùng – Tiền tiền tiền’”.

Thuhien Dao: “Bởi vậy trẻ em Việt Nam thường bị gù lưng …. còn cha mẹ thì bị còng lưng…”.

Trâm: “Lúc nào cũng chờ có ý kiến rồi mới thanh tra, vậy thì sự việc đâu có thay đổi được nữa…”.

Thanh: “Đóng tiền, mua hết rồi mới thanh tra. Nếu sai phạm có trả lại được không, hay lại rút kinh nghiệm”…

Thời gian qua, nền giáo dục Việt Nam liên tiếp chịu nhiều tai tiếng từ dư luận, từ việc “cố Thứ trưởng Lê Hải An tử vong chưa rõ nguyên nhân“, đến việc “không khởi tố vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín tử vong“, rồi “độc quyền sách“… rồi những vụ “bê bối gian lận thi cử”, hay đến việc “hàng trăm giáo viên bị cắt hợp đồng”,

Ngọc Long - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP