Bloomberg: Trung Quốc ra sức che đậy nợ xấu chồng chất lên ngân hàng do đại dịch

Bloomberg: Trung Quốc ra sức che đậy nợ xấu chồng chất lên ngân hàng do đại dịch

Bloomberg: Trung Quốc ra sức che đậy nợ xấu chồng chất lên ngân hàng do đại dịch

Bloomberg: Trung Quốc ra sức che đậy nợ xấu chồng chất lên ngân hàng do đại dịch

Bloomberg: Trung Quốc ra sức che đậy nợ xấu chồng chất lên ngân hàng do đại dịch
Bloomberg: Trung Quốc ra sức che đậy nợ xấu chồng chất lên ngân hàng do đại dịch
Thứ tư, 01-01-2025 19:45, (GMT+07:00)
Bloomberg: Trung Quốc ra sức che đậy nợ xấu chồng chất lên ngân hàng do đại dịch
02-03-2020 14:53

Một người phụ nữ đang nhìn vào miếng dán hướng dẫn trên cửa một ngân hàng, chỉ dẫn cách phân biệt tiền thật với tiền giả, tại Bắc Kinh vào ngày 16 tháng 8 năm 2019. (WANG ZHAO/AFP qua Getty Images)

Ngân hàng thương mại Trung Quốc đã luôn dùng các biện pháp “khác thường”, “độc đáo” để che giấu nợ xấu và chạy theo tăng trưởng trong một thập kỷ qua. Giờ đây, khi bị đại dịch Corona virus tấn công, các biện pháp che đậy nợ xấu càng lộ liễu và hoang đường hơn, khiến hệ thống ngân hàng của nền kinh tế này trở nên dễ vỡ hơn bao giờ hết…

Theo Bloomberg, các ngân hàng thương mại (NHTM) Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp khác thường để tránh hạch toán nợ xấu trong hệ thống, tìm cách che đậy rủi ro nợ xấu đang bùng phát ngày một mạnh mẽ, có nguy cơ suy sụp vì virus Corona bùng phát.

Bắc Kinh có chỉ đạo rõ ràng về việc các NHTM có thể gia hạn các khoản vay quá hạn cho các công ty có nguy cơ không thể thanh toán nợ khi đến hạn và nới lỏng các nguyên tắc về phân loại nợ, vốn đã rất “lỏng lẻo” và cực kỳ rủi ro trước khi hệ thống NHTM nước này bị Covid-19 tấn công.

Các biện pháp che giấu nợ xấu theo chỉ đạo của Bắc Kinh

Biện pháp che giấu nợ xấu bao gồm cho vay tuần hoàn các doanh nghiệp có nguy cơ không thể trả nợ tại thời điểm đáo hạn. Cho vay tuần hoàn là hình thức cấp tín dụng mà khách hàng vay được quyền rút tiền từ một hạn mức cho trước, trả vào và được rút ra lại bằng bất kỳ cách nào và tại bất kỳ thời điểm nào cho đến khi hạn mức hết hiệu lực. Không chỉ vậy, việc che dấu nợ xấu còn được chỉ đạo thông qua cách thức phân loại nợ xấu theo “màu sắc Trung Quốc”. Bản thân các NHTM cũng đang “né” việc báo cáo nợ xấu lên hệ thống đánh giá tín nhiệm trung ương, đồng thời cho phép người vay không phải trả lãi trong 6 tháng (theo Bloomberg).

Các động thái chính sách này được kỳ vọng sẽ giúp cả doanh nghiệp cũng như hệ thống NHTM trị giá 41 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc kéo dài thêm sự sống vốn đang rất mong manh, nay lại bị chồng chất thêm khó khăn khi cuộc khủng hoảng virus Corona lan rộng và kéo dài. Tuy nhiên, hành động này lại khiến các đối tác kinh tế của Trung Quốc, chuyên gia kinh tế - tài chính toàn cầu lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn tích tụ trên bảng cân đối kế toán của các NHTM Trung Quốc. Một số nhà phân tích lo ngại rằng Trung Quốc đang làm suy yếu sức khỏe dài hạn của các ngân hàng vốn đã không minh bạch trong nhiều năm qua.

Banks sit on record amount of nonperforming loans as economy slows
Nguồn: Bloomberg

Ông Harry Hu, chuyên gia phân tích tín dụng tại S&P Global Ratings nói: “Điều này sẽ cung cấp không gian để thở. Nó cũng có khả năng bào mòn các tiêu chuẩn, làm cho một số ngân hàng Trung Quốc giảm uy tín trong dài hạn”.

Đầu tháng này, S&P cho biết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe kéo dài có thể khiến tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc tăng hơn gấp ba lần, đạt khoảng 6,3%, tương đương tăng 5,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (800 tỷ USD) nợ xấu.

Ngoài việc bơm hàng tỷ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng để giúp người cho vay gia hạn tín dụng dễ dàng hơn, chính quyền đã cắt giảm lãi suất, giảm thuế và cam kết áp dụng các chính sách thuế “chủ động” hơn.  

Cổ phiếu của các ngân hàng Trung Quốc tiếp tục thể hiện chỉ số chuẩn yếu kém trong năm nay tại Hồng Kông. Bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất đang giao dịch ở mức trung bình thấp hơn 0,5 lần giá trị sổ sách ước tính của họ trong năm nay, đây gần như là mức thấp kỷ lục.

Giới chuyên gia cho rằng các biện pháp che giấu nợ xấu đánh dấu một sự thay đổi đột ngột trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quy định tài chính. Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã dành ba năm qua để cố gắng rèn luyện sự tự chủ hơn trong hệ thống ngân hàng và phát triển thị trường tín dụng với rủi ro về giá chính xác hơn. Như một phần của nỗ lực đó, họ đã khuyến khích các ngân hàng siêng năng hơn khi hạch toán các khoản nợ xấu.

Nợ xấu thực của NHTM Trung Quốc là bao nhiêu?

Thực tế, nợ xấu của Trung Quốc chưa bao giờ minh bạch, dù trong khủng hoảng hay lúc bình yên. Fitch Rating đánh giá tỷ lệ nợ xấu của nước này là 21% vào năm 2017; cao gấp 15 lần so với số báo cáo và cao hơn nhiều so với dự báo của S&P vừa qua. HSBC thậm chí còn chỉ ra cách phân loại nợ xấu “độc nhất vô nhị” của Trung Quốc, vốn khác xa với thông lệ chuẩn mực hạch toán nợ xấu quốc tế. Trong những năm gần đây, nhìn vào cách phân loại nợ xấu của Trung Quốc, giá BĐS và tỷ lệ cho vay BĐS, các chuyên gia kinh tế dự báo nợ xấu nếu phân loại theo chuẩn kế toán quốc tế có thể gấp 15-20 lần tỷ lệ nợ xấu mà Trung Quốc báo cáo.

Khả năng kiểm soát tốc độ nợ xấu của Trung Quốc trong giai đoạn sốc kinh tế là một lợi thế của hệ thống tài chính tập trung tại đất nước này, theo Leland Miller, giám đốc điều hành của China Beige Book.

“Khi bạn có một đảng kiểm soát tất cả các đối tác trong nền kinh tế - bạn có ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước vay và bạn có ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay - bạn có thể yêu cầu họ cho vay”, ông Miller nói trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Money Undercover với cô Lisa Abramowicz của Bloomberg TV. “Bạn không bao giờ phải đóng băng thanh khoản giống như cách mà một hệ thống tài chính thương mại sẽ làm”.

Nỗ lực che đậy này chỉ giúp doanh nghiệp và hệ thống NHTM duy trì trong thời gian ngắn, mọi việc còn phụ thuộc vào sức tấn công và quy mô của Covid-19

Tuy nhiên, ngay cả khi các ngân hàng của Trung Quốc vặn các vòi tín dụng, rất nhiều doanh nghiệp vẫn phải vật lộn để đảm bảo nguồn vốn họ cần để duy trì hoạt động.

Một cuộc khảo sát các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc được Bloomberg thực hiện trong tháng này cho thấy 1/3 số công ty được hỏi chỉ đủ tiền mặt để trang trải chi phí cố định trong một tháng, 1/3 công ty đươc hỏi khác sẽ hết trong vòng hai tháng. Khoảng 2/3 trong 80 triệu doanh nghiệp nhỏ của đất nước này, bao gồm nhiều cửa hàng mẹ và con, thiếu khả năng tiếp cận các khoản vay như hồi năm 2018, theo Viện Tài chính & Phát triển Quốc gia Trung Quốc.

Còn phải xem liệu việc trì hoãn nợ xấu có mang lại nhiều lợi ích hơn chi phí hay không. Phần lớn điều này phụ thuộc vào việc chính quyền Trung Quốc có thể ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh và đưa đất nước trở lại hoạt động nhanh chóng như thế nào.

Một sự phục hồi mạnh mẽ trong những tháng tới có thể sẽ giảm bớt những lo ngại rằng các ngân hàng đang che giấu sức khỏe thực sự qua bảng cân đối kế toán của họ. “Nếu họ có thể khắc phục được sự lây lan virus, thì những khoản nợ quá hạn sẽ biến mất”, ông Zhang Shuaishuai, nhà phân tích ngân hàng của China International Capital Corp cho biết.

Nhưng còn lâu mới đạt được điều đó. Các nhà phân tích của S&P đang thấy những phạm vi cần thận trọng, nên vào tuần trước họ đã nói rằng có thể mất nhiều năm để vực dậy ngành ngân hàng theo tiêu chuẩn thông thường đối với việc ghi nhận nợ xấu, và do đó một số ngân hàng có thể sẽ thấy việc kinh doanh trong dài hạn của họ gặp khó khăn.

Thủy Tiên

Theo Bloomberg

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP