Bình luận: Bốn dấu hiệu cảnh báo ‘tương lai mờ mịt’ của Tập Cận Bình

Bình luận: Bốn dấu hiệu cảnh báo ‘tương lai mờ mịt’ của Tập Cận Bình

Bình luận: Bốn dấu hiệu cảnh báo ‘tương lai mờ mịt’ của Tập Cận Bình

Bình luận: Bốn dấu hiệu cảnh báo ‘tương lai mờ mịt’ của Tập Cận Bình

Bình luận: Bốn dấu hiệu cảnh báo ‘tương lai mờ mịt’ của Tập Cận Bình
Bình luận: Bốn dấu hiệu cảnh báo ‘tương lai mờ mịt’ của Tập Cận Bình
Thứ bảy, 25-01-2025 15:34, (GMT+07:00)
Bình luận: Bốn dấu hiệu cảnh báo ‘tương lai mờ mịt’ của Tập Cận Bình
06-05-2021 22:03

Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình (ảnh: Youtube/DKN.TV).

Tác giả Vương Hữu Quần đã có bài bình luận về tình hình chính trị ở Trung Quốc với bài viết “Bốn dấu hiệu cảnh báo tương lai mờ mịt của ông Tập” được đăng trên trang Epochtimes.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ được tổ chức vào năm tới và Tập Cận Bình đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba. Nhìn bề ngoài, ông Tập có vẻ là người nắm quyền kiểm soát quyền lực cao nhất, nhưng trên thực tế, ông Tập phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Đánh giá tình hình trong và ngoài nước hiện nay, có ít nhất bốn dấu hiệu lớn cảnh báo tương lai của ông Tập vẫn còn nguy hiểm.

Thứ nhất: Chính quyền trung ương đang bị đe dọa

Vào ngày 1/5, ấn phẩm “Tìm kiếm sự thật” của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã đăng một bài báo của Trương Khánh Lê, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc, với tiêu đề “Duy trì sự thống nhất và tập trung của Đảng là quan trọng đối với thành công hay thất bại của Đảng”.

Bài báo đã nhiều lần trích dẫn phát biểu của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông và ông Tập Cận Bình, nhấn mạnh cần phải “kiên quyết bảo vệ vị trí nòng cốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và vị trí nòng cốt của toàn đảng…”.

Trong những năm gần đây, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ được bổ nhiệm đều không nằm ngoài việc duy trì địa vị cốt lõi và quyền lực của Tập. Vào ngày 24/4, một loạt các quan chức cấp cao của Thâm Quyến đều đã được thay thế. Vào ngày 30/4, các thành viên lãnh đạo mới của Thành ủy Thâm Quyến đã được ra mắt. Trong số 13 ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy của khóa trước, chỉ một người còn tại vị.

Việc thay đổi gần như toàn bộ lãnh đạo chủ chốt ở Thâm Quyến có thể liên quan đến sự không trung thành với ông Tập và không tuân theo “chính quyền trung ương của ông Tập”. Thâm Quyến là đặc khu kinh tế đầu tiên do ĐCSTQ điều hành. Địa bàn chính thức của Thâm Quyến có quan hệ mật thiết với cấp cao nhất của ĐCSTQ. Một ví dụ điển hình trong việc không tuân theo “chính quyền trung ương của ông Tập” là trường hợp của Trương Cao Lệ, thân tín của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, và là cựu Bí thư Thành ủy Thâm Quyến.

Việc thay đổi chính thức ở Thâm Quyến có liên quan gì đến một số quan chức cấp cao ở cấp cao nhất của ĐCSTQ?

Thứ hai, Ông Tập đang lâm nguy khi đề cập đến “Trận chiến đẫm máu trên sông Tương Giang”

Vào ngày 25/4, khi đến thăm khu tưởng niệm trận chiến Tương Giang ở Quảng Tây, ông Tập đã nói rằng: “Dù khó khăn đến đâu, hãy nghĩ về ‘Hành khúc của Hồng quân và trận chiến trên sông Tương Giang”.

Trận chiến Tương Giang là thất bại lớn nhất trong lịch sử của ĐCSTQ. Vào tháng 11/1931, khi Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng ba tỉnh đông bắc Trung Quốc, ĐCSTQ đã thành lập Cộng hòa Xô viết Trung Hoa tại Giang Tây trong lãnh thổ của Trung Hoa Dân quốc. Sau đó, ĐCSTQ đã bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bao vây năm lần. Đến tháng 10/1934, ĐCSTQ đã thất bại trong chiến dịch chống bao vây và đàn áp lần thứ năm và buộc phải sơ tán khỏi Giang Tây và chạy trốn về phía tây. Tháng 11 cùng năm, bên bờ sông Tương Giang ở Quảng Tây, Hồng quân ĐCSTQ đã bị quân Trung Hoa Dân quốc đánh cho tơi tả, tổn thất hơn 2/3 quân lực.

Những lời nói của ông Tập đã vô tình tiết lộ hoàn cảnh hiện tại của ông, đó là ông cũng đang trong thời kỳ “khốn khó nhất”. Đối ngoại, ông Tập Cận Bình bị cộng đồng quốc tế đứng đầu là Hoa Kỳ bao vây; trong nội bộ, hơn 500 quan chức cấp cao từ cấp phó tỉnh (bộ) trở lên bị ông Tập điều tra, xử lý trong 8 năm chống tham nhũng. Những ‘con hổ’ và những ‘Lão hổ, ‘Vua hổ’ đứng sau những ‘con hổ’ ấy đều muốn lật đổ ông Tập ngay lập tức.

Thứ ba, liên tục có những thông tin rò rỉ liên quan đến ông Tập

Ngày 30/12/2020, Tòa án sơ thẩm quận Mậu Nam, thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, tuyên án 24 người trẻ tuổi trong một vụ án liên quan đến mạng internet. Trong đó, Ngưu Đằng Vũ, chỉ mới 20 tuổi, bị cáo buộc là chủ mưu của trang “Esu Wiki”, bị kết án 14 năm tù, và bị phạt 130.000 Nhân dân tệ.

Ngày 26/1, Đài Á châu Tự do đưa tin, vụ án bị cho là chính trị hóa mức độ cao này, là do thông tin cá nhân của con gái và anh rể ông Tập Cận Bình là Tập Minh Trạch và Đặng Gia Quý bị công khai. 

Trong khi đó, mẹ của Ngưu Đằng Vũ cho biết, bà tin chắc rằng con trai mình không thể nào làm việc phạm pháp và lên án chính quyền sử dụng thủ đoạn bức cung nhục hình. Nếu vụ án này được chứng minh là một vụ án oan lớn, rất có thể những người chống ông Tập đã chỉ đạo những người bên dưới cố tình tạo ra một vụ án oan và khiến người dân căm ghét ông Tập.

Vào ngày 16/11/2019, New York Times đã xuất bản một báo cáo dài có tựa đề “Tài liệu bị rò rỉ tiết lộ cách Trung Quốc tổ chức giam giữ hàng loạt người Hồi giáo”, trong đó tiết lộ đã thu được một tài liệu nội bộ của ĐCSTQ dày 403 trang. Chúng là lô tài liệu chính phủ lớn nhất bị rò rỉ từ bên trong ĐCSTQ cầm quyền trong nhiều thập kỷ. Chúng cung cấp cho mọi người thông tin nội bộ chưa từng có về việc đàn áp liên tục của ĐCSTQ ở Tân Cương. Sự cố rò rỉ này có lẽ là do một người trong đảng chống ông Tập cố tình tung tin và nhân cơ hội chống ông Tập.

Thứ tư, ĐCSTQ bị cáo buộc phạm tội diệt chủng

Vào ngày 30/3, tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blincoln cho biết trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi đã chứng kiến nạn diệt chủng ở Tân Cương nhắm vào chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác”. 

Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo trong một cuộc họp báo trước khi rời nhiệm sở, cũng đưa ra một tuyên bố kết luận rằng ĐCSTQ đã phạm “tội ác diệt chủng và chống lại loài người” ở Tân Cương. Mới đây một viện nghiên cứu chính sách và chiến lược của Mỹ đã công bố báo cáo điều tra độc lập của hơn 50 chuyên gia và học giả trên thế giới cũng đã công nhận ĐCSTQ đã phạm trọng tội nói trên. 

Đối với ông Tập, diệt chủng là một tội ác không thể chịu đựng được.

Lực lượng chống Tập lớn nhất trong ĐCSTQ hiện tại là ai? Đó là phe của ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Sau khi ông Tập lên nắm quyền, ông không muốn làm bù nhìn như người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, ông đã phát động chiến dịch ‘đả hổ’ để giành quyền lực cao nhất từ ​​tay ông Giang Trạch Dân. Hầu hết trong số hơn 500 quan chức cấp cao bị điều tra và xử lý trong 8 năm kể từ khi ông Tập lên nắm quyền đều là những người được Giang và Tăng đề bạt và tái bổ nhiệm. Có thể nói Giang và Tăng là hai ‘hổ chúa’ đứng sau tất cả những “con hổ” này. 

Xem thêm:

VIDEO: GIANG TRẠCH DÂN VÀ CUỘC DIỆT CHỦNG ĐẪM MÁU

Tân Cương từ lâu đã nằm trong tay của phe Giang và Tăng, vì vậy không có gì khó hiểu khi những tài liệu mật của ĐCSTQ về Tân Cương bị rò rỉ một cách dễ dàng như vậy.

Tập Cận Bình hiện đang đối mặt với một trận chiến sinh tử

Kể từ khi ông Tập nắm quyền, hàng loạt quan chức ĐCSTQ đã rớt đài vì chính sách chống tham nhũng của ông. Nếu ông Tập không thể tái đắc cử nhiệm kỳ 3, và để người của họ Giang và họ Tăng nắm quyền, ông Tập chắc chắn sẽ bị thanh lý nghiêm trọng. 

Những người thuộc “chính phủ ngầm” trong ĐCSTQ do phe phái của Giang và Tăng, bao gồm bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ hiện nay như Vương Hộ Ninh, Hàn Chính, Triệu Lạc Tế, Quách Thanh Côn… có thể đang liên kết với nhau để khởi động một trận tổng tiến công nhằm vào Tập.

Vào ngày 29/1 vừa qua, chính quyền Tập đã thi hành án tử hình đối với quan chức cấp cao của phe Giang-Tăng là Lại Tiểu Dân, cựu chủ tịch tập đoàn Hoa Dung. Đây chỉ là cảnh mở đầu trong màn quyết đấu giữa hai phe phái lớn nhất trong ĐCSTQ hiện nay. 

Liệu ông Tập có thể vượt qua muôn vàn áp lực để hoàn thành giấc mộng bá chủ của mình? Câu trả lời sẽ không còn quá lâu!

Theo ĐKN

 
 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP