Bill Gates - Ông là ai?

Bill Gates - Ông là ai?

Bill Gates - Ông là ai?

Bill Gates - Ông là ai?

Bill Gates - Ông là ai?
Bill Gates - Ông là ai?
Thứ sáu, 27-12-2024 07:26, (GMT+07:00)
Bill Gates - Ông là ai?
23-04-2020 09:25

 

Tỷ phú Bill Gates được biết đến như là một trong những doanh nhân thành đạt gây tranh cãi nhất trong lịch sử, bị không ít đối thủ chỉ trích, kiện tụng vì cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền. Ông là một nhà công nghệ đầy tham vọng, một bộ não xuất chúng và là nhà từ thiện quyền lực đang điều hành tổ chức từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới trị giá gần 50 tỷ đô la: Bill & Melinda Gates Foundation.

Dù vậy, “doanh nghiệp” từ thiện của Bill Gates cũng đã gây ra khá nhiều tranh cãi về mặt đạo đức trong suốt hai thập kỷ qua, xoay quanh những hoạt động “ngổn ngang” mà nhiều người cho rằng Quỹ này đã ít phải chịu sự giám sát của chính phủ, của công chúng. Trong đó, phải kể đến mối quan hệ mật thiết giữa Bill Gates với chính quyền ĐCSTQ, về hậu quả tai hại của các liều vaccine gây nguy hại đến sức khỏe con người, và cả những nghịch lý từ quỹ từ thiện khổng lồ của ông.

Phần 1: Mối quan hệ "nồng ấm" giữa Bill Gates và ĐCSTQ

Suốt thời gian đồng hành cùng Microsoft và Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation cũng là những năm tháng Bill Gates có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc - quốc gia độc tài nổi tiếng về trộm cắp sở hữu trí tuệ và vi phạm nhân quyền nhất trên thế giới. 

Khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng nổ ở Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh với sự “tiếp tay” của WHO đã che giấu dịch bệnh trong giai đoạn đầu tiên khởi phát, đã “cho phép” từ một ổ dịch cục bộ ở thành phố Vũ Hán bùng phát thành đại dịch toàn cầu...

Quyền lực mềm giúp “quảng bá” bản đồ đường 9 đoạn phi pháp?

Trong khi tỷ phú Michael Bloomberg sử dụng sự giàu có của mình để tham gia cuộc đua trở thành ông chủ Nhà Trắng năm 2020, thì tỷ phú Bill Gates đã chứng minh rằng, có một con đường dễ dàng hơn để vươn tới quyền lực chính trị - một cách cho phép các tỷ phú không được lựa chọn để định hình chính sách công nhưng lại có thể “can thiệp” một cách thuận lợi: Từ thiện. 

Suốt thời gian đồng hành cùng Microsoft và Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation cũng là những năm tháng Bill Gates có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Suốt thời gian đồng hành cùng Microsoft và Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation cũng là những năm tháng Bill Gates có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, mối bận tâm của một doanh nghiệp chính là việc quản lý giữ gìn danh tiếng và trách nhiệm đối với xã hội. Vì vậy,  từ thiện đã trở nên hữu ích hơn bao giờ hết. Hoạt động từ thiện là một chủ đề yêu thích khi các tỷ phú trên thế giới tề tựu tại một hội nghị cấp cao liên quốc gia nào đó. Tại đó, họ có thể củng cố thêm các mối quan hệ địa vị và mở rộng quyền tài phán.

Bill Gates là hình mẫu của giới trẻ trên toàn thế giới, khi ông lập nên một gia sản khổng lồ từ niềm đam mê máy tính. Năm 2000, Bill Gates thôi giữ chức Giám đốc điều hành Microsoft và đến năm 2006, ông thông báo sẽ rút dần công việc ra khỏi tập đoàn công nghệ để dành thời gian nhiều hơn cho Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation

Quỹ này được cho là đầu tư vào các công ty với mục đích làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở các nước kém phát triển, đầu tư vào công ty dược để sản xuất ra các loại thuốc hiện không được bán ở các nước đang phát triển. Mục tiêu của Quỹ thúc đẩy những ý tưởng sáng tạo, phát triển các công nghệ năng lượng sạch, nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe của xã hội cũng như đầu tư vào giáo dục.

Những bài thuyết trình của tỷ phú Bill Gates về các vấn đề toàn cầu thường thu hút rất đông người theo dõi. Ngày 31/10/2018, bài thuyết trình của tỷ phú Bill Gates về sự đói nghèo được đăng tải lên kênh youtube chính thức của ông - nơi có hơn 2 triệu người đăng ký và hàng triệu lượt theo dõi video này.

Những bài thuyết trình của tỷ phú Bill Gates về các vấn đề toàn cầu thường thu hút rất đông người theo dõi. (Ảnh: Getty)
Những bài thuyết trình của tỷ phú Bill Gates về các vấn đề toàn cầu thường thu hút rất đông người theo dõi. (Ảnh: Getty)

Trong video thuyết trình với chủ đề "Living in extreme poverty" (Cuộc sống đói khổ cùng cực), tỷ phú Bill Gates đã lấy Trung Quốc làm ví dụ minh họa sinh động về một quốc gia nghèo khổ trong những năm 1990 và ở phút thứ 2:40, ông đã dùng bản đồ có đường 9 đoạn phi pháp mà thế giới không công nhận. 

Lợi dụng danh tiếng hình mẫu của đông đảo giới trẻ, Bill Gates đã sử dụng bản đồ hình đường lưỡi bò trong bài thuyết trình của mình như một phương thức tuyên truyền tinh vi của ĐCSTQ. (Ảnh chụp video)
Cũng chính vì có đông đảo người theo dõi, Bill Gates đã sử dụng bản đồ hình đường lưỡi bò trong bài thuyết trình như một phương thức tuyên truyền tinh vi cho ĐCSTQ. (Ảnh chụp video)

Nhiều năm nay, Trung Quốc đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp để hợp thức hóa "đường 9 đoạn" ra thế giới, qua các kênh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, cho đến luồn lách vào các sản phẩm in ấn như sách vở, báo chí, các sản phẩm thương mại… 

Trên Biển Đông, Trung Quốc thường xuyên dùng tàu hải dương, hải cảnh to lớn ngang nhiên đi do thám, đe dọa, tấn công tàu thuyền của các nước láng giềng ngay chính trong vùng lãnh hải của nước họ. 

Liệu một doanh nhân hàng đầu thế giới, một nhà khoa học tiếng tăm, chủ tịch quỹ từ thiện lớn nhất cùng các mối quan hệ sâu rộng với các nhà lãnh đạo trên thế giới như Bill Gates, lại có thể sơ sểnh dùng tấm bản đồ gây tranh cãi này giúp “quảng bá” ra toàn thế giới cho Trung Quốc? 

Tất nhiên, đây không phải là lần đầu tiên tỷ phú Bill Gates gây ra những tranh cãi xoay quanh các chủ đề liên quan đến Trung Quốc.

Ca ngợi Trung Quốc trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Ngay khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ tạm ngừng khoản viện trợ 400 triệu đô la dành cho WHO để đánh giá lại cách quản lý sai lầm nghiêm trọng và che đậy sự lây lan của virus Vũ Hán, thì tỷ phú Bill Gates đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà tài trợ tự nguyện lớn nhất của WHO: 150 triệu đô la. Tỷ phú Bill Gates đã chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump trong một Tweet (15/4) là “nguy hiểm” và cho biết... “thế giới cần WHO hơn bao giờ hết”.

Bill Gates đã chỉ trích quyết định ngừng viện trợ cho WHO của tổng thống Trump và nhanh chóng tài trợ 150 triệu đô la để cung cấp cho tổ chức này. (Ảnh: Getty)
Bill Gates đã chỉ trích quyết định ngừng viện trợ cho WHO của tổng thống Trump và nhanh chóng tài trợ 150 triệu đô la để cung cấp cho tổ chức này. (Ảnh: Getty)

Vốn là một người kín kẽ trong đời sống riêng và ít xuất hiện trên truyền thông, nhưng với tư cách là người đang hỗ trợ tích cực cho cuộc chiến chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán thông qua quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates, tỷ phú Bill Gates xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông thế giới. 

Từ tháng 3, tỷ phú Bill Gates lên tiếng cảnh báo về hậu quả của việc chậm trễ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tại Mỹ. Ông thúc giục chính phủ Mỹ thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc, và chỉ trích chiến lược của chính quyền Tổng thống Trump.

Trái ngược với những chỉ trích nước Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn của CCTV, tỷ phú Bill Gates lại đề cao các biện pháp ứng phó với dịch bệnh của Trung Quốc, cũng như vai trò của Trung Quốc trong việc giúp đỡ các nước đang bị dịch bệnh hoành hành: “Tổng số ca nhiễm virus corona tại Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán hiện nay đã rất thấp. Đây là tin tức tốt”. 

Trả lời phỏng vấn CNN, Bill Gates ủng hộ quan điểm phong tỏa trên phạm vi toàn nước Mỹ và yêu cầu áp dụng mạnh tay như mô hình phong tỏa hà khắc của Trung Quốc: "Càng phong tỏa sớm thì càng nhanh lên đỉnh dịch. Chúng ta chưa ở đỉnh dịch và một phần đất nước vẫn chưa bị phong tỏa… Về cơ bản, việc chúng ta cần làm là học theo những gì Trung Quốc đã làm đối với những vùng dịch".

Bill Gates ủng hộ quan điểm phong tỏa trên phạm vi toàn nước Mỹ và yêu cầu áp dụng mạnh tay như mô hình phong tỏa hà khắc của Trung Quốc
Bill Gates ủng hộ quan điểm phong tỏa trên phạm vi toàn nước Mỹ và yêu cầu áp dụng mạnh tay như mô hình phong tỏa hà khắc của Trung Quốc. (Ảnh chụp video)

Trong khi thế giới hoài nghi về các số liệu ca bệnh cũng như cách Trung Quốc tuyên bố “dập dịch” thành công, buộc người dân phải quay trở lại sản xuất thì nhà sáng lập Microsoft hoàn toàn tin vào số liệu do Bắc Kinh cung cấp, cũng như khuyên người Mỹ phải chấp nhận hy sinh kinh tế: “Ở các quốc gia khác, cả nước phải thực hiện đồng loạt (phong tỏa). Họ chấp nhận trả giá, một cái giá khổng lồ. Ở Trung Quốc tỉ lệ người nhiễm chỉ là 0.01%. Bây giờ thì các cửa hàng ở đó đã mở cửa trở lại, trong khi các nơi khác thì lại đóng".

Khi Tổng thống Trump gọi đích danh nguồn gốc virus bằng cái tên Virus Trung Quốc, các quan chức của WHO đã lên tiếng cảnh báo không được gọi với cái tên như vậy vì điều đó có thể dẫn đến phân biệt chủng tộc. Điều kỳ lạ là tỷ phú Bill Gates lại đồng tình với ông Tổng giám đốc WHO, khi ông trả lời trong chuyên mục Ask Me Anything trên diễn đàn Reddit hồi tháng 3. Khi một độc giả hỏi Bill Gates rằng: Vai trò của Bill Gates là gì?, thì tỷ phú Bill Gates lại không trả lời trực tiếp câu hỏi này, thay vì đó ông viết rằng: “Chúng ta không nên gọi đây là virus Trung Quốc”. Câu trả lời của Bill Gates sau đó đã được China Global Television Network (CGTN) đăng lên kênh Youtube chính của Đài truyền hình này và loan ra toàn thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với CCTV, tỷ phú Bill Gates đã ca ngợi vai trò của Trung Quốc trong cuộc đua điều chế vaccine và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu: "Trung Quốc có dây chuyền sản xuất dược phẩm tuyệt vời. Họ làm việc dựa trên nguyên tắc đảm bảo rằng sản phẩm đạt chất lượng cao không chỉ ở Trung Quốc mà còn đáp ứng tiêu chuẩn thế giới. Một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất của Quỹ Bill và Melinda Gates chính là đầu tư vào các dự án sản xuất vaccine của Trung Quốc, đặc biệt trong cuộc chiến với dịch viêm phổi Vũ Hán. Trung Quốc có thể làm tốt việc nghiên cứu vaccine và đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua này". 

Tỷ phú Bill Gates đã ca ngợi vai trò của Trung Quốc trong cuộc đua điều chế vaccine và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu. (Ảnh: Getty)
Tỷ phú Bill Gates đã ca ngợi vai trò của Trung Quốc trong cuộc đua điều chế vaccine và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu. (Ảnh: Getty)

Ngược lại với sự lạc quan của Bill Gates, kể từ khi đại dịch bùng phát, đã có hàng trăm cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc nhưng các nhà khoa học nước này bày tỏ quan ngại: “Thực tế các loại thuốc được sử dụng trong một số thử nghiệm không có hiệu quả trong điều trị bệnh này". Bên cạnh đó, các lô hàng vật tư y tế của Trung Quốc chuyển giao cho thế giới trong đại dịch dính nhiều tai tiếng.

Bill Gates - Tập Cận Bình: Mối giao hảo?

Tháng 1/2020, với từng bước toan tính như hủy bằng chứng mẫu trong phòng thí nghiệm, che đậy dịch bệnh, dối trá các số liệu ca bệnh, và đàn áp những tiếng nói bất đồng, chính quyền Bắc Kinh đã “tiếp tay” thổi bùng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan ra toàn thế giới, đẩy nhiều quốc gia vào cuộc khủng hoảng sức khỏe và kinh tế tồi nhất trong nhiều thập kỷ qua. 

Tuy nhiên, bà Li Yinuo, Giám đốc văn phòng Trung Quốc của Quỹ Bill & Melinda Gates lại phát biểu: “Trung Quốc đang thực hiện các bước tích cực để hạn chế sự lây lan của coronavirus mới, và họ đang tích cực chia sẻ dữ liệu với các đối tác quốc tế để tăng cường phản ứng toàn cầu và giúp các nước khác chuẩn bị (đối phó)”. 

Trong lá thư gửi ông Tập Cận Bình vào ngày 6/2, tỷ phú Bill Gates đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán và cam kết tài trợ khẩn cấp lên tới 100 triệu đô la, phần lớn số tiền đó sẽ giúp Trung Quốc tăng cường nghiên cứu dịch tễ học, đẩy nhanh việc phát triển vaccine, phương pháp điều trị và chẩn đoán.

Tỷ phú Bill Gates bày tỏ ủng hộ đối với Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán và cam kết tài trợ khẩn cấp 100 triệu đô la, giúp quốc gia này tăng cường nghiên cứu, phát triển vaccine, phương pháp điều trị và chẩn đoán. (Ảnh: Getty)
Bill Gates cũng bày tỏ ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán và cam kết tài trợ khẩn cấp 100 triệu đô la, giúp quốc gia này tăng cường nghiên cứu, phát triển vaccine, phương pháp điều trị và chẩn đoán. (Ảnh: Getty)

Ngày 22/2, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ưu ái viết một bức thư cảm ơn Quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ Trung Quốc chống lại đại dịch virus chết người, trong đó có đoạn: 

"Tôi đánh giá cao hành động hào phóng của Quỹ Bill & Melinda Gates và lá thư đoàn kết của ông với người dân Trung Quốc vào thời điểm quan trọng như vậy”. 

"Chúng tôi đã tập hợp cả quốc gia và áp dụng một loạt các biện pháp chưa từng có để ngăn chặn và giảm nhẹ dịch bệnh và chữa trị cho người bệnh".

"Tôi ủng hộ sự hợp tác của ông với các tổ chức có liên quan của Trung Quốc, và mong muốn tăng cường phối hợp và nỗ lực phối hợp trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích sức khỏe và hạnh phúc của tất cả mọi người". 

Cần nói thêm, Quỹ Bill & Melinda Gates là đối tác lâu dài của Trung Quốc trong việc hợp tác kiểm soát dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo và ở nhiều lĩnh vực khác. Từ năm 2011, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (MOST) và Quỹ Bill & Melinda Gates đã công bố một bản ghi nhớ, khẳng định cam kết thúc đẩy phát triển các sản phẩm y tế, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển CNTT cho nông thôn và y tế.

Quỹ Bill & Melinda Gates là đối tác lâu dài của Trung Quốc trong việc hợp tác kiểm soát dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo và ở nhiều lĩnh vực khác. Ảnh: Trụ sở chính của Quỹ Bill & Melinda Gates ở Seattle. (Ảnh: Wikipedia)
Quỹ Bill & Melinda Gates là đối tác lâu dài của Trung Quốc trong việc hợp tác kiểm soát dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo và ở nhiều lĩnh vực khác. Ảnh: Trụ sở chính của Quỹ Bill & Melinda Gates ở Seattle. (Ảnh: Wikipedia - CC BY-SA 3.0)

Tháng 11/2019, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bước vào giai đoạn gay cấn nhất, tại Diễn đàn kinh tế mới của Bloomberg, Bill Gates đã “mô tả” dự án năng lượng hạt nhân mà công ty TerraPower hợp tác với Trung Quốc đang bị “đánh cắp” 5 năm tiến bộ công nghệ do các thay đổi chính sách của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc. 

Bill Gates là Chủ tịch của Công ty TerraPower và năm 2015, công ty này đã ký thỏa thuận với doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc để phát triển xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại thành phố Thương Châu (phía nam Bắc Kinh). 

Thay đổi chính sách là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm ngăn chặn Bắc Kinh theo đuổi công nghệ quan trọng của Mỹ, khi có nhiều lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia nếu Trung Quốc nắm được năng lượng hạt nhân “bên ngoài các quy trình hợp tác hạt nhân dân sự giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Có thể thấy, mối quan hệ giữa Bill Gates, Quỹ từ thiện của ông và Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết không chỉ ở lĩnh vực hỗ trợ y tế mà còn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, và kéo dài qua ba đời lãnh đạo của Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.

Mối quan hệ mật thiết giữa Bill Gates, Quỹ từ thiện của ông với Trung Quốc sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, kéo dài qua ba đời lãnh đạo của Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. (Ảnh tổng hợp)
Mối quan hệ mật thiết giữa Bill Gates, Quỹ từ thiện của ông với Trung Quốc sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, kéo dài qua ba đời lãnh đạo của Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. (Ảnh tổng hợp)

Tập đoàn có mặt sớm nhất tại Trung Quốc

Trên trang tin của mình, Microsoft đã dành những lời giới thiệu rất trân trọng về việc tập đoàn này đã có mặt tại Trung Quốc từ những năm 1992: “Người sáng lập của chúng tôi, Bill Gates, có tầm nhìn xa khi thành lập văn phòng tại Bắc Kinh, đã dự đoán chính xác sự chuyển đổi của đất nước này sang nền kinh tế bùng nổ mà chúng ta đã thấy ngày nay”.

Microsoft đã mở rộng kinh doanh trên khắp Trung Quốc theo chiến lược đầu tư và phát triển dài hạn. Ngày nay, các công ty con và trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất (R&D) của Microsoft ở bên ngoài nước Mỹ đều đặt tại Trung Quốc. 

Microsoft đã thiết lập chặt chẽ với hàng chục ngàn đối tác trong ngành công nghệ để hiện thực hóa các giải pháp và công nghệ của Microsoft tại Trung Quốc. Tập đoàn này tự hào tuyên bố: “Với mỗi Nhân dân tệ mà Microsoft kiếm được, thì các đối tác sẽ kiếm được 16 tệ”.

Tập đoàn này tự hào tuyên bố: “Với mỗi Nhân dân tệ mà Microsoft kiếm được, thì các đối tác sẽ kiếm được 16 tệ”. (Ảnh: Getty)
Tập đoàn này tự hào tuyên bố: “Với mỗi Nhân dân tệ mà Microsoft kiếm được, thì các đối tác sẽ kiếm được 16 tệ”. (Ảnh: Getty)

Trao quyền tiếp cận mã nguồn cho Trung Quốc

Năm 2003, tỷ phú Bill Gates bay tới Bắc Kinh để gặp ông Giang Trạch Dân, và báo chí Nhà nước đưa tin rầm rộ rằng, ngài tỷ phú là khách mời của Ủy ban Kế hoạch Phát triển Nhà nước Trung Quốc. 

Microsoft luôn chú trọng đến bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ năng lực đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, bất chấp lo ngại phần mềm của họ sẽ bị “bẻ khóa”, đối với Microsoft, thị trường Trung Quốc từ lâu đã là "nỗi thèm khát" bởi sức hấp dẫn và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước tỷ dân này. 

Bill Gates đã ký một thỏa thuận với chính quyền Bắc Kinh: Chia sẻ mã nguồn cơ bản của hệ điều hành Windows. Tỷ phú Bill Gates phát biểu trong cuộc họp báo: "Đây là một thỏa thuận quan trọng đối với chúng tôi, và là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc”.

Cùng với việc ký các thỏa thuận tương tự với 30 chính phủ khác, Bill Gates cho biết, quyền truy cập vào mã nguồn sẽ cho phép các chính phủ tự đánh giá tính bảo mật của nền tảng Windows, đồng thời cũng cung cấp dữ liệu kỹ thuật họ cần để phát triển các ứng dụng bảo mật của riêng họ trên hệ điều hành Windows. 

Bill Gates cho biết, quyền truy cập vào mã nguồn sẽ cung cấp dữ liệu kỹ thuật mà phía Trung Quốc cần để phát triển các ứng dụng bảo mật của riêng họ trên hệ điều hành Windows. (Ảnh: Getty)
Bill Gates cho biết, quyền truy cập vào mã nguồn sẽ cung cấp dữ liệu kỹ thuật mà phía Trung Quốc cần để phát triển các ứng dụng bảo mật của riêng họ trên hệ điều hành Windows. (Ảnh: Getty)

Năm 2014, khi Trung Quốc tìm cách thay thế hoàn toàn Windows bằng cách tự phát triển một hệ điều hành riêng có tên là Red Flag (một biến thể của Linux), thì Microsoft nhanh chóng hợp tác với Nhóm Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) nhằm “lấy lòng” lãnh đạo Bắc Kinh bằng một phiên bản Windows 10 đặc biệt, đã được chỉnh sửa, dành riêng cho Trung Quốc. 

CETC, nhóm chịu trách nhiệm phát triển công nghệ cho chính phủ và quân đội Trung Quốc lại sở hữu tới 51% cổ phần trong liên doanh với Microsoft có tên C&M Information Technology. 

Microsoft “tiếp tay” cho Trung Quốc vi phạm nhân quyền

Đầu những năm 2000, khi Internet trở thành nền tảng thông tin có thể truy cập công khai, ĐCSTQ lo ngại các luồng thông tin trực tuyến có thể tác động lớn đến nền chính trị độc đảng. Thách thức đối với giới lãnh đạo ĐCSTQ là vừa phải duy trì lợi ích của Internet trong giao thương, nhưng vừa không cho phép công nghệ này đẩy nhanh tốc độ thay đổi chính trị. Đó là lý do cho sự ra đời một hệ thống kiểm duyệt tinh vi nhất hành tinh.

Năm 2004, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc Microsoft là một trong số tập đoàn công nghệ máy tính hàng đầu góp phần “thúc đẩy sự gia tăng đáng kể số người bị chính quyền Bắc Kinh giam giữ hoặc kết án vì các vi phạm liên quan đến Internet”. 

Nhóm các nhà bảo vệ nhân quyền đã chỉ trích công nghệ do Microsoft chuyển giao cho chính quyền Trung Quốc, đã được Bắc Kinh sử dụng để kiểm duyệt Internet, dẫn đến việc nhiều nhà bất đồng chính kiến, các nhà dân chủ, đối thủ chính trị bị tống giam. 

Thông qua chuyển giao công nghệ, Microsoft đã gián tiếp tác động đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc khi số trường hợp bắt giữ người có liên quan đến Internet tại quốc gia này tăng cao. (Ảnh: Getty)
Thông qua chuyển giao công nghệ, Microsoft đã gián tiếp tác động đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc khi số trường hợp bắt giữ người có liên quan đến Internet tại quốc gia này tăng cao. (Ảnh: Getty)

Mark Allison, một nhà nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Microsoft nên quan tâm nhiều hơn đến việc vi phạm nhân quyền và nên sử dụng ảnh hưởng của mình để dỡ bỏ các hạn chế về quyền tự do ngôn luận và giúp nạn nhân ra khỏi nhà tù. Điều đáng lo ngại là dường như họ không nêu ra những vấn đề này”. 

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng Microsoft đã vi phạm luật Nhân quyền mới của Liên Hợp Quốc được áp dụng cho các công ty đa quốc gia, trong đó các doanh nghiệp phải có trách nhiệm “đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp sẽ không được sử dụng để lạm dụng quyền con người'. 

Trong khi đó, tập đoàn Microsoft chia sẻ với tờ The Observer: “Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp công nghệ tốt nhất cho mọi người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công nghệ đó được sử dụng như thế nào với mỗi cá nhân, thì không thuộc sự kiểm soát của công ty”. 

Hai năm sau ngày Trung Quốc được kết nạp vào WTO, một loạt các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ trong đó có Microsoft đã cung cấp nền tảng kiểm duyệt cho ĐCSTQ, và giúp Trung Quốc trở thành quốc gia có hệ thống kiểm duyệt Internet mạnh nhất và tinh vi nhất thế giới. Các trang web đã bị cấm sử dụng các từ nhạy cảm như “Đài Loan”, “Tây Tạng”, “Pháp Luân Công”, “dân chủ”, “bất đồng chính kiến”, “nhân quyền”...

Thử nghiệm cùng một từ khóa "tiananmen massacre" (thảm sát Thiên An Môn) trên Google tiếng Anh và tiếng Trung. Kết quả trên Google tiếng Anh cho thấy các hình ảnh thật về sự kiện Thiên An Môn 1989, ngược lại Google tiếng Trung đã không hiển thị các hình ảnh tương tự.
Thử nghiệm cùng một từ khóa "tiananmen massacre" (vụ thảm sát Thiên An Môn) trên Google tiếng Anh và tiếng Trung. Kết quả trên công cụ tiếng Anh cho thấy các hình ảnh thật về sự kiện đàn áp đẫm máu Thiên An Môn năm 1989, ngược lại phiên bản tiếng Trung đã không hiển thị các hình ảnh tương tự. (Nguồn: video)
Điều tương tự xảy ra khi gõ từ khóa liên quan đến sự kiên Thiên An Môn nổi tiếng: "tank man". Kết quả trên Google tiếng Anh và Google tiếng Trung hoàn toàn trái ngược nhau. (Nguồn: video)
Điều tương tự xảy ra khi gõ từ khóa nổi tiếng liên quan đến sự kiện Thiên An Môn: "tank man". Kết quả trên Google tiếng Anh và Google tiếng Trung hoàn toàn trái ngược nhau. (Nguồn: video)

Bill Gates số một, Tổng thống Mỹ số hai

Ngày 18/4/2006, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bắt đầu chuyến thăm Mỹ đầu tiên. Nhưng thay vì bay đến Washington DC - nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc coi đó là công việc và gặp gỡ Tổng thống G.Bush trước thì ông lại chọn bay tới tiểu bang Washington để gặp bạn bè. 

Tiểu bang Washington, nơi có trụ sở của Microsoft, vốn coi Trung Quốc là một khách hàng lớn và là thị trường phát triển mạnh nhất cho dòng máy tính cá nhân. Khi nhà lãnh đạo của quốc gia cộng sản hùng mạnh nhất thế giới gặp một trong những nhà tư bản hàng đầu của nước Mỹ, cuộc nói chuyện giữa họ không chỉ đơn thuần là các hợp đồng thương vụ. 

Ông Hồ Cẩm Đào đã dùng bữa tối thân mật tại dinh thự bên hồ của tỷ phú Bill Gates cùng với thống đốc bang Washington. Trước khi bay tới Washington DC gặp Tổng thống G.Bush, ông Hồ Cẩm Đào nói với Bill Gates rằng: “Ông là người bạn của nhân dân Trung Quốc, còn tôi là người bạn của Microsoft”. 

Có vẻ như Bill Gates và ông Hồ Cẩm Đào đã bỏ qua sự khác biệt văn hóa Đông-Tây và hướng tới mối quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung.

Bill Gates và ông Hồ Cẩm Đào đã bỏ qua sự khác biệt văn hóa Đông-Tây và hướng tới mối quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung.
Bill Gates và ông Hồ Cẩm Đào đã bỏ qua sự khác biệt văn hóa Đông-Tây và hướng tới mối quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung. (Ảnh tổng hợp)

Tập đoàn Microsoft dưới sự lãnh đạo của Bill Gates đã tạo ra một phòng thí nghiệm phát triển tại Bắc Kinh, nơi đã trở thành thánh địa cho những người giỏi nhất và thông minh nhất của Trung Quốc. Nó đồng thời trở thành niềm tự hào cho người Trung Quốc, và là vũ khí trong cuộc chiến chống lại các đối thủ của Microsoft. 

Và như một “phần thưởng”, Trung Quốc công bố một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất của Trung Quốc sẽ mua hệ điều hành Microsoft với giá 250 triệu USD.

Bill Gates - Vị thế hiếm thấy trong ĐCSTQ

Năm 2015, ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm trên cương vị nhà lãnh đạo của Trung Quốc và cũng lại chọn điểm đến đầu tiên tại tiểu bang Washington, nơi ông sẽ tới Seattle để thăm trụ sở Microsoft mà ông Tập gọi là cửa ngõ của Châu Mỹ đến Châu Á. 

Kỳ lạ, tiểu bang Washington luôn được chọn làm điểm dừng đầu tiên của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ. Tất nhiên, đây là tiểu bang xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc. Và thành phố Seattle, nơi có trụ sở của Microsoft tất nhiên cũng không phải là lần đầu tiên được tiếp đón vị các lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ tới thăm. 

Năm 1993, tại thành phố này, ông Giang Trạch Dân đã từng gặp vị đồng nhiệm là Tổng thống Bill Clinton. Đây cũng là cuộc gặp gỡ cấp cao nhất giữa hai nước kể từ sau vụ đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn năm 1989. 

Năm 2006, người kế nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào cũng đã đến gặp Bill Gates ngay tại Seattle. Và khi nhà lãnh đạo ĐCSTQ cho biết đang sử dụng Windows mỗi ngày, đích thân tỷ phú Bill Gates đã ngỏ lời đề nghị giúp sửa chữa nếu như máy tính của Hồ Cẩm Đào có sự cố gì. 

Với vị thế hiếm có giữ gìn mối quan hệ qua ba thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ, có thể phần nào hiểu tỷ phú Bill Gates đã có một quá trình gắn bó lâu dài với Trung Quốc. 

Với vị thế hiếm có giữ gìn mối quan hệ qua ba thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ, có thể phần nào hiểu tỷ phú Bill Gates đã có một quá trình gắn bó lâu dài với Trung Quốc.
Với vị thế hiếm có giữ gìn mối quan hệ qua ba thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ, có thể phần nào hiểu tỷ phú Bill Gates đã có một quá trình gắn bó lâu dài với Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Năm 2007, Bill Gates đã được trao bằng tiến sĩ danh dự tại ĐH Thanh Hoa - ngôi trường danh giá nhất Trung Quốc. Cũng cùng năm đó, ông trở thành thành viên danh dự của ĐH Bắc Kinh. 

Năm 2017, tỷ phú Bill Gates được trao một trong những danh hiệu học thuật cao nhất của Trung Quốc chỉ dành riêng cho các nhà khoa học và kỹ sư lỗi lạc. Bill Gates là người nước ngoài duy nhất được Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (CAE) bầu chọn làm thành viên trọn đời trong số 533 ứng cử viên. 

CAE trực thuộc Hội đồng Nhà nước, cơ quan quản lý hàng đầu của Trung Quốc, có vai trò tư vấn cho chính quyền Bắc Kinh về phát triển kinh tế và xã hội đất nước. Các thành viên của CAE phải trải qua quá trình kiểm tra lý lịch chính trị nghiêm ngặt mới được bầu chọn. 

Theo CAE, người nước ngoài đủ điều kiện trở thành thành viên nếu họ đóng góp cho sự phát triển hoặc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kỹ thuật, khoa học và công nghệ cho Trung Quốc. CAE cho biết, tỷ phú Bill Gates được bầu chọn vào CAE là do ông là nhà sáng lập và là chủ tịch của công ty điện hạt nhân TerraPower (có trụ sở tại Washington), đã hợp tác với Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc để phát triển lò phản ứng hạt nhân tiên tiến. 

Năm 2015, tập đoàn Microsoft của ông cũng đã được tạp chí Fast Company trao giải thưởng Công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2015 tại Trung Quốc nhờ chiến lược phát triển sản phẩm địa phương và các cam kết giúp đỡ các đối tác Trung Quốc. Microsoft đồng thời cũng được vinh danh như là một trong những công ty giúp tái tạo nền kinh tế Trung Quốc cùng với Alibaba, Tencent và Baidu. 

Có thể nói, tỷ phú Bill Gates cùng tập đoàn Microsoft  đã có mối liên hệ khá giao hảo với ĐCSTQ, nên không có gì lạ khi ông lên tiếng chỉ trích Tổng thống Donald Trump, chê bai nước Mỹ, ca ngợi cách ứng phó độc tài dối trá của ĐCSTQ cũng như đồng tình với cách xử lý khủng hoảng của WHO. 

Xuân Trường - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP