Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm

Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm

Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm

Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm

Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm
Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm
Thứ hai, 30-12-2024 00:21, (GMT+07:00)
Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm
10-06-2021 20:37

Nhưng vẫn có 4 thành viên không nghe lời Lạt Ma, liền leo lên một mỏm núi nhỏ phía bên phải ngọn Cương Nhân Ba Tề. Sau khi về nước, cả 4 người này đều chết trong vòng một năm. Trước khi qua đời, họ đều xuất hiện dấu hiệu già nua một cách nhanh chóng.

Trên khắp thế giới nhân loại đều có truyền thống sùng bái Thần Tiên. Ngọn núi Thần của người Hy Lạp cổ đại là đỉnh Olympia, núi Thần của người Do Thái là đỉnh Sinai, núi Thần của người Hán là đỉnh Côn Luân, còn đối với người Tây Tạng lại có 4 ngọn núi Thần, trong đó ngọn núi Thần đứng đầu là Cương Nhân Ba Tề (cũng có tên là Kangrinboqe, Kailash), ý nghĩa tiếng Tạng là: "Báu vật của tuyết", còn ý nghĩa tiếng Phạn là: "Pha lê". 

Hitler tìm trục trái đất?

Về ngọn núi Cương Nhân Ba Tề, có một thuyết đô thị rằng Hitler đã đích thân ra lệnh cho Heinrich Harrer, thành viên của “Đội xung phong” của Đức Quốc xã dẫn 2 đoàn thám hiểm bí mật đến Tây Tạng để tìm một địa danh thần bí có tên là Shambhala. Theo truyền thuyết, Shambhala ở đỉnh Cương Nhân Ba Tề, nó ẩn chứa trục trái đất. Himmler, người đứng đầu đội quân SS của Đức Quốc xã tin rằng, nếu quay trục trái đất theo hướng ngược lại thì có thể khiến thời gian quay ngược, để nước Đức Quốc xã trở về năm 1939, sửa chữa tất cả những sai lầm đã phạm phải, như thế có thể phát động lại chiến tranh, và giành được thắng lợi. 

Thuyết này không biết có chính xác không, nhưng đoàn thám hiểm của Đức Quốc xã đã thực sự đến Tây Tạng. Còn có phải là tìm Shambhala hay không thì chúng ta vẫn chưa thể biết được. 

Phật sống Tây Tạng Rinpoche Kỳ Trúc (Khejok Rinpoche) đã từng nói về cửa vào tâm trái đất là ở đỉnh Cương Nhân Ba Tề. Theo truyền thuyết, nền văn minh cao độ Shambhala ở tâm trái đất, và Phật A Di Đà Pháp lực vô biên chính là Pháp Vương của thế giới Shambhala. 

Trong các kinh điển Mật tông, đỉnh Cương Nhân Ba Tề chính là sự thể hiện tại thế gian của núi Tu Di trong Thần thoại. Nơi này hội tụ năng lượng to lớn thần bí.

Như vậy truyền thuyết Thần thoại và thuyết đô thị của Đức Quốc xã có mối liên hệ. Từ đỉnh Cương Nhân Ba Tề có thể tiến vào nền văn minh tâm trái đất phát triển tiên tiến. Như vậy có thể nắm giữ được nguồn năng lượng thần bí mà tất cả kẻ địch không hiểu nổi, có thể quay ngược thời gian. Điều này đối với Đức Quốc xã đang khẩn cấp muốn xoay chuyển tình thế cuộc chiến mà nói  thì vô cùng hấp dẫn. 

Đỉnh Cương Nhân Ba Tề mà trong tất cả các câu chuyện nói đến có chút giống với núi Côn Luân trong Thần thoại Trung Quốc. Theo truyền thuyết có núi Côn Luân là cột chống trời, và là vương quốc của Tây Vương Mẫu. Hiện thực cũng có núi Côn Luân. Tuy chúng cùng chung một cái tên, nhưng lại không hoàn toàn tồn tại giống nhau. Dường như chúng tồn tại trong vũ trụ song song khác nhau. Đỉnh Cương Nhân Ba Tề cũng có ý nghĩa giống như thế.

Núi Cương Nhân Ba Tề (núi Kailash) (Ảnh chụp từ video)

Đỉnh Cương Nhân Ba Tề trong hiện thực

Đỉnh Cương Nhân Ba Tề nằm trong dãy núi Kailas ở khu A Lý Tây Tạng, độ cao 6638m so với mặt nước biển, là ngọn núi đá cuội kết màu đỏ đẹp tráng lệ, sùng sững giữa những dãy núi bao quanh. Hình dáng kỳ diệu của nó lại chính là biểu tượng của Phật giáo: Mandala, nghĩa là vũ trụ thu nhỏ, và cũng có nghĩa là hội tụ phúc đức và trí huệ. Thân núi phía Nam có tầng tầng đá phẳng, tạo thành bậc thang có thể thông đến thiên đình. 

Núi Cương Nhân Ba Tề chỉ có chiều cao hơn 6000m, nhưng so với vùng đất cao nguyên Thanh Tạng bao quanh có độ cao 1391m, thì cũng không cao lắm, nhưng cho đến nay nó vẫn là một trong những đỉnh núi của rặng Tuyết Sơn mà chưa có người nào leo được lên đến đỉnh. Nguyên nhân tại sao? Bởi vì nó là “Trung tâm thế giới” trong lòng những tín đồ của của các tôn giáo như Phật giáo, Bôn giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo, nó là Thánh địa không thể tùy tiện leo trèo. 

Tương truyền vào năm 1093, thượng sư Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa), người sáng lập phái Ca Nhĩ Cư (kagyupa) của Phật giáo Tây Tạng, đến ngọn Cương Nhân Ba Tề tu hành, nhưng bị đại sư Na Nhược Bản Quỳnh của Bôn giáo ngăn cản. Na Nhược Bản Quỳnh cho rằng, đỉnh Cương Nhân Ba Tề là núi Thần của Bôn giáo chúng tôi, tín đồ Phật giáo các ông sao có thể tu hành ở đây được. Hai bên tranh chấp mãi, cuối cùng giao ước đấu Pháp luận thắng bại, ai thắng thì sẽ có quyền quyết định, người leo được lên đến đỉnh Cương Nhân Ba Tề trước sẽ là người chiến thắng.  

Bắt đầu cuộc đấu, Na Nhược Bản Quỳnh liền nhằm hướng đỉnh núi xông lên, còn Mật Lặc Nhật Ba thì vẫn cứ ngủ say xưa chẳng vội vàng gì. Đến khi Na Nhược Bản Quỳnh sắp leo đến đỉnh núi thì đột nhiên phát hiện ra Mật Lặc Nhật Ba đã ngồi ngay ngắn trên đỉnh núi rồi, và đang trầm tĩnh nhìn mình. Na Nhược Bản Quỳnh kinh ngạc ngã về phía sau. Hiện nay ở sườn phía Nam ngọn Cương Nhân Ba Tề có một vết trượt sâu, tương truyền đó là do Na Nhược Bản Quỳnh ngã trượt xuống lưu lại. Từ đó trở đi, ngọn núi Thần của Bôn giáo đã trở thành Thánh địa của những người tu hành Phật giáo. 

Dưới chân núi Cương Nhân Ba Tề có hồ Manasarovar, cũng chính là do Mật Lặc Nhật Ba đã tĩnh tu ở đây mà sau đó có tên như vậy. Manasarovar tiếng Tạng nghĩa là “Hồ bích ngọc vĩnh viễn bất bại”. Từ sau thời điểm đó, Phật giáo Tạng truyền đang ở bờ vực diệt vong chuyển thành phục hưng mạnh mẽ, giống như phượng hoàng tắm lửa tái sinh niết bàn. Còn đỉnh Cương Nhân Ba Tề cũng trở thành một ngọn núi Thần đệ nhất trong lòng những tín đồ Phật giáo, cũng chính là vùng đất thủy tổ sinh mệnh bắt đầu tái sinh. 

Núi Vàng, Dãy Núi, Biển Của Đám Mây, Chân Trời
Ảnh: Pixabay

Vùng đất thủy tổ của sinh mệnh

Đầu thế kỷ 20, một nhà thám hiểm người Anh tên đã đến núi Cương Nhân Ba Tề. Nghe người địa phương nói, ở gần đó có khu vực ma quỷ hơn 300 năm không ai đến, thế là bệnh nghề nghiệp của nhà thám hiểm nổi lên, tâm tò mò trỗi dậy, ông thúc giục người Tạng mau chóng dẫn ông đi xem. Trong khu vực toàn cát vàng, ông trông thấy một núi đất cao sừng sững, trên đỉnh núi đất là tàn tích của những cung điện và chùa chiền sừng sững cô độc. Trong gió rét lạnh phát ra những tiếng kêu kỳ quái khiến người ta kinh sợ. 

Người Tạng còn nói với ông rằng, ở dốc núi còn có một số hang, bên trong chất đầy xác khô. Điều này càng kích thích ông, tâm tò mò thúc đẩy, nhà thám hiểm này liền tiến vào bên trong những chiếc hang đó, tìm được những tư liệu đầu tiên. Thế là một nền văn minh đã biến khỏi tầm mắt của con người hơn 350 năm lại triển hiện ra trước mắt thế nhân. 

Sau này các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những ghi chép văn tự mà một giáo sỹ truyền giáo người Bồ Đào Nha đã để lại trong hang. Những ghi chép này nói về một bí ẩn cho đến ngày nay vẫn không thể nào giải đáp nổi, đó là ở dưới chân núi Cương Nhân Ba Tề đã từng có một vương quốc Cổ Cách, có 10 vạn cư dân. Nhưng vương quốc này cùng với cư dân của nó đột nhiên bị bốc hơi chỉ trong một đêm. Từ đó bặt vô âm tín, và trong lịch sử không có ghi chép nào nữa về họ. 

Núi, Sơn Dương, Alps, Ý, Valle D'Aosta, Gran Ý
Ảnh: Pixabay

Vương quốc Cổ Cách này có nguồn gốc thế nào?

Năm 838, Tây Tạng khi đó là một bộ phận của nước Thổ Phồn. Thổ Phồn là cái tên mà người Trung Á đương thời nghe đến thì sợ vỡ mật, đó là một cường quốc nổi tiếng. Một vương tử Thổ Phồn tên là Lãng Đạt Mã (Langdarmađược các đại thần ủng hộ đã lên ngôi kế vị, trở thành vị Tán Phổ (vua) cuối cùng của Đế quốc Thổ Phồn. 

Lãng Đạt Mã là một hôn quân, ông phóng túng thanh sắc, đặc biệt thích săn bắn. Sau khi lên ngôi được 2 năm, ông cùng các đại thần đưa ra chính lệnh cấm Phật giáo, cưỡng ép tín đồ Phật giáo phải theo Bôn giáo bản địa của Tây Tạng. Các chùa Phật bị phá hủy, tượng Phật cũng bị hủy hoại, kinh Phật bị đốt, tăng nhân bị sát hại, lưu đày. Có tăng nhân còn bị ép hoàn tục, làm nô lệ cho quý tộc. Cuối cùng các tăng nhân nhẫn vô khả nhẫn, một Phật tử đã hành thích Lãng Đạt Mã.

Sau đó, giới quý tộc Thổ Phồn sau khi đã bị mất đi quốc vương thì bắt đầu đấu đá nội bộ, đế quốc Thổ Phồn bị phân chia. Phật giáo Tạng truyền cũng hầu như bị mất tích. Người chắt của Lãng Đạt Mã là Cát Đức Nê Mã Cổn đến Cương Nhân Ba Tề, và kiến lập nên vương quốc Cổ Cách ở địa bàn có hình dáng như con gấu. 

Vương quốc Cổ Cách quyết tâm khôi phục lại Phật giáo Tạng truyền. Năm 1042, Quốc vương Cổ Cách là Ích Tây Ốc (chắt của  Cát Đức Nê Mã Cổn) đã mời cao tăng Ấn Độ là Tôn giả Nhiên Đăng A Đề Sa (Atisa) đến khu vực A Lý để giảng truyền Phật Pháp. Từ đó, Phật giáo lại lần nữa hưng thịnh ở Tây Tạng, rồi sau đó có câu chuyện Phật giáo Tôn giả Mật Lặc Nhật Ba đến đỉnh Cương Nhân Ba Tề tu hành.

Đó là câu chuyện vương quốc Cổ Cách dựng nước. Còn sự biến mất của họ thì hiện nay đối với sự việc này có 2 thuyết. Một thuyết là họ đã bị vương quốc Ladakh ở phía Tây tiêu diệt. Một thuyết khác là họ bị thiên tai hủy diệt. Tuy nhiên cũng có nhiều học giả cho rằng, chiến tranh thảm sát không đủ xóa sạch nền văn minh Cổ Cách. Hơn nữa từ những di chỉ Cổ Cách còn lại đến ngày nay, trông cũng không giống như bị thiên tai hủy diệt trong chớp mắt. Vì vậy chúng ta từ những sự vật liên quan suy đoán, thì có khả năng nó có liên quan đến tính đặc thù thần bí của đỉnh Cương Nhân Ba Tề. Bởi vì những sự kiện tử vong thần bí liên quan đến mạo phạm núi Thần vào thời này cũng đã xảy ra. 

Tuyết, Núi, Cảnh Quan, Mùa Đông, Thiên Nhiên, Cao
Ảnh: Pixabay

Những cái chết thần bí

Muldashev, một nhà khoa học Nga từ năm 1999 đến nay đã 4 lần tổ chức đoàn khảo sát khoa học đến Cương Nhân Ba Tề khảo sát, cho rằng núi Cương Nhân Ba Tề là kim tự tháp hình bậc thang lớn nhất thế giới, so với kim tự tháp lớn nhất Ai Cập là Khufu thì nó cao gấp 9 lần. Đoàn thám hiểm đang khảo sát thì có vị Lạt Ma địa phương nói với họ rằng, có thể khảo sát nghiên cứu xung quanh núi, nhưng nhất định không được lên lên núi. Sau khi họ tiến vào giữa những dãy núi, đến ngọn núi mà họ cho rằng là kim tự tháp thì các thành viên đoàn thám hiểm cảm thấy không còn đói nữa. Cho đến tận khi kết thúc khảo sát, chuẩn bị rời khỏi khu núi đó thì họ đột nhiên cảm thấy tinh thần hăng hái và bụng đói sôi sùng sục.  Mọi thành viên đều thèm ăn, đã ăn rất nhiều đồ ăn. Nhưng vẫn có 4 thành viên không nghe lời Lạt Ma, liền leo lên một mỏm núi nhỏ phía bên phải ngọn Cương Nhân Ba Tề. Sau khi về nước, cả 4 người này đều chết trong vòng một năm. Trước khi qua đời, họ đều xuất hiện dấu hiệu già nua một cách nhanh chóng. Điều này khiến cho các thành viên còn sống của đoàn thám hiểm càng tin rằng ngọn núi Cương Nhân Ba Tề có tồn tại hiện tượng dị thường thời không. Họ tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng, tượng Nhân Sư ở Ai Cập  nhìn thẳng về phía ngọn Cương Nhân Ba Tề. 

kailash
4 thành viên không nghe lời Lạt Ma, liền leo lên một mỏm núi nhỏ phía bên phải ngọn Cương Nhân Ba Tề. Sau khi về nước, cả 4 người này đều chết trong vòng một năm (Ảnh chụp từ video)

Dưới ngọn Cương Nhân Ba Tề có thế giới trong lòng đất không?

Năm 2015, một tạp chí có tên là Solid Earth đưa tin cá đoàn khảo khát khoa học của Trung Quốc, Mỹ và Canada sau khi trải qua thời gian dài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ở dưới cao nguyên Thanh Tạng có những hang động khổng lồ. Chỉ riêng núi A Nê Mã Khanh, cũng là một trong những núi Thần ở Tây Tạng, đồng thời là đầu nguồn sông Hoàng Hà, đã phát hiện diện tích hang động ở dưới núi này lên đến 100.000 đến 150.000 km2. 

Các nhà khoa học tận dụng tư liệu 277 lần động đất ở Đông Á từ năm 2007 đến năm 2011 đã vẽ ra được mô hình 3D ở dưới cao nguyên Thanh Tạng. Họ sử dụng điện từ học hoặc đo sóng địa chấn phát hiện ra có nước ở trong các tầng đá trong các hang động, thậm chí còn suy đoán có tồn tại đại dương dưới lòng đất. Do đó cao nguyên Thanh Tạng giống như một nóc nhà nổi lơ lửng. Họ còn phát hiện ra độ dẫn điện của nham thạch ở trong hang động cao gấp 100-1000 lần nham thạch thông thường.

Tại sao lại tồn tại kết cấu nham thạch có độ dẫn điện cao như thế này? Cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Nghiên cứu này ít nhất cũng chỉ ra rằng dưới cao nguyên Thanh Tạng tồn tại hang động khổng lồ. Như vậy, thế giới trong lòng đất mà các truyền thuyết nói đến hoàn toàn có khả năng tồn tại. 

Có thể nói, vị trí của ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng Cương Nhân Ba Tề là do văn hóa tôn giáo đặt định, vì nhiều tôn giáo khác nhau công nhận, cho rằng đó là nơi cư trú hoặc nơi ngộ Đạo của vị Thần chính của họ.

Reinhold Andreas Messner người Italy được coi là nhà leo núi, nhà thám hiểm vĩ đại nhất thế giới. Ông đã từng được phép leo lên ngọn Cương Nhân Ba Tề, nhưng ông đã từ bỏ. Ông nói, nếu chúng ta chinh phục ngọn núi này, thì có nghĩa là chính phục thứ quan trọng nhất trong tâm linh nhân loại.  Theo ông thì việc này vô cùng không sáng suốt, không nên làm. 

Đương nhiên là khoa học không chứng nhận những thứ như núi Thần. Nhưng từ những khảo sát thực tế và truyền thuyết Thần thoại thì vẫn có một bộ phận đan xen, tức nội dung mà cả 2 đều chấp nhận, đều có chỗ trùng nhau, giống như hang động trong lòng đất. Điều đó cho thấy các truyền thuyết Thần thoại không hoàn toàn là sự hư cấu tưởng tượng vô căn cứ của người cổ đại. Cùng với sự nghiên cứu sâu, bộ phần trùng nhau này còn có xu thế ngày càng mở rộng, có lẽ sau này chúng ta còn tìm được thêm nhiều tư liệu liên quan hơn nữa.

Trung Dung
Theo kênh Zhao Wen Studio

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP