Bệnh dịch kỳ quái nhất Châu Âu: 400 người nhảy múa loạn cho tới kiệt sức rồi chết

Bệnh dịch kỳ quái nhất Châu Âu: 400 người nhảy múa loạn cho tới kiệt sức rồi chết

Bệnh dịch kỳ quái nhất Châu Âu: 400 người nhảy múa loạn cho tới kiệt sức rồi chết

Bệnh dịch kỳ quái nhất Châu Âu: 400 người nhảy múa loạn cho tới kiệt sức rồi chết

Bệnh dịch kỳ quái nhất Châu Âu: 400 người nhảy múa loạn cho tới kiệt sức rồi chết
Bệnh dịch kỳ quái nhất Châu Âu: 400 người nhảy múa loạn cho tới kiệt sức rồi chết
Thứ tư, 01-01-2025 21:30, (GMT+07:00)
Bệnh dịch kỳ quái nhất Châu Âu: 400 người nhảy múa loạn cho tới kiệt sức rồi chết
06-04-2021 09:09

Sự cố "vũ điệu giày đỏ" nổi tiếng trong lịch sử châu Âu từng khiến 400 người nhảy múa điên cuồng trên đường phố đến chết, nguyên nhân đến nay vẫn là một bí ẩn.

Trên thế giới này thực sự có một lực lượng “siêu tự nhiên”? Sự cố "vũ điệu giày đỏ" nổi tiếng trong lịch sử châu Âu từng khiến 400 người nhảy múa điên cuồng trên đường phố đến chết, nguyên nhân đến nay vẫn là một bí ẩn. Điều này cũng gợi nhớ đến câu chuyện cổ tích "Đôi giày đỏ" của nhà văn Andersen. Trong truyện, nhân vật nữ chính đi đôi giày đỏ và nhảy múa suốt ngày đêm, cô muốn dừng lại cũng không được nên cuối cùng đành phải cắt hai chân của cô. Câu chuyện ly kỳ ở đời thực thậm chí còn tồi tệ hơn và nhà văn Andersen đã lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử để viết thành câu chuyện “Đôi giày đỏ”. Giờ đây người dân Châu Âu hồi tưởng lại giai đoạn lịch sử thời thế kỷ 16 đều sẽ thở dài  và buồn rầu nói: "Vừa khó hiểu vừa đáng sợ".

Sự việc bắt đầu vào ngày 14 tháng 7 năm 1518, bà Troffea ở Strasbourg không rõ nguyên do nào đã nhảy múa trên đường phố, vừa đi vừa nhảy, cho đến khi bà mệt ngã xuống đất, và bà được người dân thành phố tốt bụng đưa về nhà. Nhưng sau khi tỉnh dậy, bà Troffea lại bắt đầu nhảy và sắc mặt trông ngây dại ra. Điều tồi tệ hơn là khi Troffea đang nhảy thì có rất nhiều người cùng tham gia và xuất hiện các triệu chứng tương tự như bà. Họ chỉ có thể dừng lại được khi cơ thể họ không thể chống đỡ nổi.

Chỉ trong vòng một tuần đã có 34 người tham gia vào hàng ngũ khiêu vũ, trong một tháng số người đã lên đến hàng trăm. Trong thời kỳ này, có nhà quý tộc tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ địa phương, họ tạm thời loại trừ các nguyên nhân về chiêm tinh và siêu tự nhiên. Trong thời kỳ đầu, chính phủ khuyến khích khiêu vũ, một mặt họ cho rằng mọi người nhảy mệt rồi cuối cùng cũng sẽ không nhảy nữa, mặt khác vì suy nghĩ kỳ lạ rằng tình trạng bệnh nhân cứ nhảy múa về đêm sẽ được hồi phục.

Vì thế, chính quyền cũng đã mời nhạc công, nhưng điều tiếp theo là một thảm kịch xảy ra. Nhiều người vì không thể ngừng nhảy dẫn đến kiệt sức mà chết. Tuy nhiên sự việc này cũng có một đặc điểm, đó là hầu hết những người nhảy liên tục này đều là phụ nữ. Tuy nhiên, sự việc không được giải quyết trong một thời gian dài, và không rõ nguyên do, người ta bắt đầu tin rằng những vũ công này bị lời nguyền của Thánh Vitus. Trong truyền thuyết liên quan, Thánh Vitus là một vị thánh người Sicilia đã chết vào năm 303 sau Công nguyên. Khi bị làm cho nổi giận, ông sẽ nguyền rủa kẻ phạm tội phải nhảy múa cho đến chết. Và vì thế "bệnh dịch nhảy múa" này còn được gọi là "bệnh nhảy múa của Thánh Vitus". Nó được ghi lại trong các ghi chép của bác sĩ và trong biên niên sử Hội đồng thành phố Strasbourg.

Những người mắc chứng "bệnh nhảy múa" được đưa đến ngôi đền trên đỉnh núi, nơi họ được phép nhảy múa không ngừng để rửa sạch tội lỗi của mình. Thực tế, điều này là để họ tự sinh tự diệt. Sự việc này kéo dài hơn hai tháng và có đến hơn 400 người bị họa. Mặc dù sự việc tương tự đã xảy ra ở Thụy Sĩ, Đức và Hà Lan, nhưng chúng không có thể sánh được với “bệnh dịch nhảy múa” ở Strasbourg. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân. Nhưng con người hiện đại không tin rằng "bệnh nhảy múa" là do một lời nguyền và họ cố gắng giải thích vấn đề này dưới góc độ khoa học. Một số người tin rằng các bệnh nhân này đã bị một loại nhện Taranto cắn và nhảy múa điên cuồng, nhưng tuyên bố này cuối cùng đã bị bác bỏ vì các nhà khoa học đã chứng minh rằng nhện Taranto vô hại đối với con người và thậm chí có thể được thuần hóa như vật nuôi.

受害者在跳舞
Những người phụ nữ mắc chứng nhảy múa điên loạn ở Flanders của Bỉ (ảnh trực tuyến)

Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ergot gây ra chứng loạn thần kinh và cuối cùng tử vong. Ở châu Âu thời Trung cổ, bệnh ergot đã hoành hành trong nhiều thế kỷ, và khiến hàng chục nghìn người chết trong thời gian đó, nhiều phụ nữ bị sảy thai và mãi sau này mới tìm ra nguyên nhân là do vi khuẩn ergot. Người dân châu Âu tốn rất nhiều công sức đưa ra các giải thích. Nhưng đây không phải là nhảy tập thể nên đây không phải là câu trả lời cuối cùng. Ngày nay, mọi người vẫn đang cố gắng tìm hiểu sự thật của bệnh dịch kỳ quái năm đó, nhưng hơn 500 năm đã trôi qua kể từ khi vụ việc xảy ra, dựa trên các ghi chép lịch sử rời rạc người ta chỉ có thể đưa ra các phán đoán. Trong đó, có nhiều các chi tiết khác nhau vẫn chưa được xác định. Ngày nay, sự việc ‘vũ điệu giày đỏ” vẫn còn phảng phất màu sắc kỳ bí, thậm chí nhiều người còn cho rằng việc này là do một lực lượng siêu nhiên gây ra.

Minh An
Theo SOH

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP