Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm

Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm

Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm

Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm

Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm
Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm
Thứ bảy, 28-12-2024 14:33, (GMT+07:00)
Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm
13-10-2021 14:50

Báo cáo Nhân quyền: Chính quyền Trung Quốc bí mật giam giữ gần 60.000 người trong 8 năm

Vào ngày 5/10, "Safeguard Defenders" - một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha, đã công bố một báo cáo có tên: "Cầm tù: Bên trong nhà tù bí mật - ‘Khu giám sát được chỉ định’ - tại Trung Quốc”. Báo cáo chỉ ra rằng từ năm 2013 tới nay, chính quyền Trung Quốc đã bí mật bắt giam gần 60.000 người. Nạn nhân bao gồm cả người Trung Quốc và người nước ngoài. Hai công dân Canada vừa được thả về nước qua hình thức “ngoại giao con tin” là Michael Kovrig và Michael Spavor cũng từng bị giam tại đây.

Đầu tuần trước, "Safeguard Defenders" (tạm dịch: Người bảo vệ Nhân quyền) đã công bố báo cáo mới nhất, gồm cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung, phơi bày thực tế đen tối bên trong các “khu giám sát được chỉ định”. Đây cũng là lần đầu tiên hệ thống nhà tù ngầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị đưa ra ánh sáng bằng các hình ảnh minh họa, hình ảnh vệ tinh và bản phác thảo kiến trúc.

Nhà nghiên cứu Trần Ngạn Đình (Chen Yanting) của "Safeguard Defenders" nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, dữ liệu mới nhất từ ​​cuộc điều tra của họ cho thấy, từ năm 2013 đến tháng 6/2021, có khoảng gần 57.000 nạn nhân bị giam giữ tại các "khu giám sát được chỉ định". Nạn nhân là hàng nghìn người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc, như các luật sư nhân quyền Vương Vũ, Vương Toàn Chương, Đường Cát Điền, Tùy Mục Thanh, v.v. Ngoài ra trong đó còn giam giữ một số công dân Đài Loan như ông Lý Minh Triết và Lý Mạnh Cư.

Ông Trần cho biết, ĐCSTQ đã cho cảnh sát quyền hạn rất lớn, có thể tùy ý giam giữ người trong một số cơ sở bí mật, cắt đứt mọi liên hệ của họ với ngoại giới, không cho luật sư và người nhà liên lạc với họ, thậm chí hoàn toàn không cho người nhà biết hành tung của họ. Các nạn nhân giống như người bị mất tích.

"Theo luật, quy định về thời hạn giam giữ là 6 tháng, nhưng thực tế, chúng tôi ghi nhận có trường hợp kéo dài đến 4 năm. Vì vậy, trong tình huống không có sự giám sát, không có bất cứ hạn chế nào, các cơ quan công an và cơ quan an ninh quốc gia của Trung Quốc đã tùy ý giam giữ người, khiến họ như thể biến mất. Trong quá trình này, họ đã tra tấn ép cung nạn nhân. Đây là một kiểu hệ thống nhà tù đen", ông Trần cho biết.

Ông Trần Ngạn Đình nhấn mạnh rằng, báo cáo mới của "Safeguard Defenders" được trình bày bằng nhiều hình ảnh, cách này giúp nhiều người hơn nữa có thể dễ dàng xem và hiểu được hệ thống nhà tù “ngầm” nói trên của Trung Quốc. Qua đó, người xem sẽ thấy rằng nó thực sự là một hệ thống gây nguy hiểm cho nhân loại, mà cộng đồng quốc tế cần phải truy cứu trách nhiệm đối với hành vi bắt cóc và xâm phạm nhân quyền như thế này.

‘Khu giám sát được chỉ định’ là gì?

Vào năm 2012, ĐCSTQ đã sửa đổi Điều 73 của Luật Tố tụng Hình sự, cho phép chính quyền bắt giữ người dân với lý do liên quan đến “an ninh quốc gia” hoặc “hoạt động khủng bố”. Những người bị bắt sẽ được giam giữ tại “khu vực được chỉ định". Đây cũng chính là các nhà tù bí mật, và thời gian bị giam giữ lâu nhất sẽ là 6 tháng. Nhưng cũng có những nạn nhân bị giam giữ ở đây nhiều hơn 6 tháng. Tại đó, công an Trung Quốc không phải chịu bất cứ giám sát hay hạn chế nào, nên thế giới bên ngoài rất khó để biết được tình hình thực tế của các nạn nhân.

Bà Thành Lôi (Cheng Lei) từng là người dẫn chương trình của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Bà mang quốc tịch Úc nhưng vẫn bị ĐCSTQ bí mật bắt giữ vào năm ngoái và bị giam giữ ở “khu vực được chỉ định”. Trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng cho rằng bà Thành chỉ đơn giản là bị nhốt, bị hạn chế đi lại, và có thể bị tước đi một số quyền riêng tư, điều này tốt hơn nhiều so với việc ở trong trại giam. 

Tuy nhiên, trước giờ ĐCSTQ luôn sử dụng một bộ ngôn từ dễ gây nhầm lẫn. Tờ The New York Times nói rằng, các chế độ độc tài luôn sử dụng cách nói vòng vo để che đậy những thứ cực kỳ đen tối của họ. Điều này cũng đúng với "khu giám sát được chỉ định" của Trung Quốc. Nghe có vẻ giống như một kiểu giam lỏng, hay một hình thức giam giữ nhẹ nhàng hơn, và nhằm vào những người đang bị điều tra hoặc đang chờ xét xử. Nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Năm ngoái, luật sư người Trung Quốc, ông Tư Vĩ Giang (Si Weijiang) đã đăng một bài viết trên tài khoản WeChat chính thức của "Mạng tin tức Pháp luật Bắc Đại" (China Law Info). Ông chỉ ra rằng, đối với các đối tượng tình nghi bị chuyển từ “khu giám sát được chỉ định” sang trại tạm giam, thì trại tạm giam chính là thiên đường.

ĐCSTQ đã dùng “khu vực giám sát được chỉ định” để giam giữ những nhân sĩ bất đồng chính kiến, các luật sư nhân quyền trong sự kiện 709 (Bắt đầu từ ngày 9/7/2015, Bộ Công an Trung Quốc thực hiện kế hoạch truy quét bắt bớ trên toàn quốc đối với hàng loạt luật sư đấu tranh vì nhân quyền), các nhà hoạt động nhân quyền, cũng như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công dám lên tiếng cho sự thật. 

Nhà tù ngầm này cũng từng được dùng để giam giữ nhà văn người Úc gốc Hoa - ông Dương Hằng Quân (Yang Hengjun), 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, cũng như bà Thành Lôi - cựu người dẫn chương trình của CCTV, và ông chủ Lâm Vinh Cơ (Lam Wing-kee) của Nhà sách Vịnh Causeway (Causeway Bay Books) - nơi chuyên cung cấp các ấn phẩm liên quan đến chính trị tại Hong Kong.

Nhiều luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc từng bị giam giữ tại ‘khu vực giám sát được chỉ định’

Ông Đường Cát Điền (Tang Jitian) là một trong những luật sư bào chữa nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Năm 2011, ông bị bắt vì bào chữa cho Luật sư mù Trần Quang Thành (Chen Guangcheng). Cảnh sát ập vào nhà ông, chụp một chiếc túi nilon đen lên đầu, sau đó chở ông tới một nơi "trông giống như một khu nghỉ dưỡng". Sau đó, ông Đường lại bị che mắt và đưa tới nơi khác. 

Trong một căn phòng rất nhỏ, ông bị yêu cầu ngồi thẳng lưng, quay mặt vào bức tường và bị một chiếc đèn sáng chói rọi vào mặt. Mặc dù đang là mùa đông nhưng trong phòng vẫn bật điều hòa lạnh. Có 4 cảnh sát vũ trang và 2 bảo vệ trẻ tuổi thay nhau trông chừng ông. Ông nói: “Họ không cho tôi ngủ. Tôi lạnh và mệt. Rất khó để ngồi yên, nếu tôi không ngồi yên, họ sẽ đá tôi”.

Sau đó, cảnh sát vũ trang đã “huấn luyện quân sự” cho ông Đường, bao gồm các động tác ngồi xổm, đứng nghiêm, nghỉ, quay người và cúi chào. Khi ngồi xổm, bắt buộc phải đặt hai tay sau gáy và giữ cơ thể thẳng đứng. Đối với ông Đường, điều khó khăn nhất là phải cúi chào người đã bắt mình. Mục đích họ làm như vậy là để đánh bại quyết tâm của ông.

Ông Tùy Mục Thanh (Sui Muqing) là một luật sư nhân quyền bị bắt bớ trong vụ án truy bắt luật sư “709” năm 2015. Ông cũng từng bị giam giữ tại “khu vực giám sát được chỉ định”. Đến nay ông vẫn nhớ rõ những hình thức tra tấn mà ông phải chịu đựng vào thời điểm đó. Ông nói: "Họ không cho ngủ, khó chịu lắm, tôi nhớ lúc đó tôi đã nói một cách mơ hồ rằng, đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy muốn chết".

Ông Trần Kiến Cương (Chen Jiangang), một cựu luật sư nhân quyền người Trung Quốc hiện đang sống ở Washington, Mỹ, nói với RFA rằng"So với việc bị giam ở trại tạm giam hay nhà tù, thì bị giam giữ tại ‘khu vực giám sát được chỉ định’ còn khổ hơn gấp vạn lần".

Trước đây, ông Trần đã làm luật sư đại diện cho một số luật sư nhân quyền bị bắt như các ông Lý Hòa Bình (Li Heping), Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang) và Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong). Cuối cùng, ông Trần cũng buộc phải trốn sang Hoa Kỳ vì đã đại diện cho các vụ án nhạy cảm của Trung Quốc.

Ông nói: “ ‘Khu vực giám sát được chỉ định’ là nơi mà các cơ quan xử án có thể tra tấn dã man các đương sự mà không bị bất cứ bên nào giám sát hay hạn chế. Đây chính là tra tấn ‘hợp pháp’, mất tích ‘hợp pháp’ ".

Ông Trần đã thống kê các trường hợp thường xuyên bị đưa tới nhà tù ngầm này: "Trong thực tế, nó được dùng tới nhiều nhất là trong các vụ án nhạy cảm về chính trị, cũng chính là ‘năm phần tử xấu’ thời nay”. Đó là: luật sư nhân quyền, tôn giáo bí mật, nhà bất đồng chính kiến, lãnh đạo trên Internet, các nhóm yếu thế.

"Safeguard Defenders" đã chỉ ra trong một báo cáo vào năm ngoái rằng, dựa trên dữ liệu của Tòa án Tối cao Trung Quốc, quy mô bắt người và giam giữ tại “khu vực giám sát được chỉ định” của công an Trung Quốc đang dần được mở rộng. Qua việc điều tra và phát hiện ra công dân nước ngoài cũng bị giam giữ tại các nhà tù bí mật này, người dân ở các nước phương Tây có thể thấy rõ rằng thái độ hung hãn của ĐCSTQ đang mở rộng từ Trung Quốc ra thế giới. 

Có thể không lâu nữa, thủ đoạn này sẽ được dùng để đối phó với Hoa Kỳ - mục tiêu chính của ĐCSTQ. Nhưng trước đó, ĐCSTQ sẽ dùng nó để nhắm vào các quốc gia phương Tây tương đối nhỏ: từ Thụy Điển, Canada đến Úc, sau đó rất nhanh sẽ tới Anh, Pháp và cuối cùng là Đức sẽ được đưa vào danh sách các quốc gia có công dân bị biến mất. Bị bắt không phải là do những người này phạm pháp, mà họ đã trở thành công cụ của chính sách ngoại giao.

Chỉ khi Hoa Kỳ, Canada và các đồng minh của họ kiên quyết phản đối và liên tục gây áp lực lên ĐCSTQ thì mới có thể đảo ngược tình thế này. Nếu không, có thể trong cơn phong ba ngoại giao tiếp theo, các công dân nước ngoài sẽ tiếp tục bị ĐCSTQ đem ra làm con bài thương lượng để đe dọa các nền dân chủ.

Xem thêm:

"SỰ THẬT KHÓ TIN" - TIẾT LỘ CHẤN ĐỘNG HÉ MỞ LÝ DO VÌ SAO CẢ THẾ GIỚI LÀM NGƠ VÀ IM LẶNG TRƯỚC THỊ TRƯỜNG BUÔN BÁN NỘI TẠNG NGƯỜI SỐ LƯỢNG LỚN TẠI TQ

 

Hải Đăng

Theo Suond of hope

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP