Bành trướng hạt nhân: Vũ khí của “Trung Hoa mộng” và sự thất bại của hòa bình thế giới

Bành trướng hạt nhân: Vũ khí của “Trung Hoa mộng” và sự thất bại của hòa bình thế giới

Bành trướng hạt nhân: Vũ khí của “Trung Hoa mộng” và sự thất bại của hòa bình thế giới

Bành trướng hạt nhân: Vũ khí của “Trung Hoa mộng” và sự thất bại của hòa bình thế giới

Bành trướng hạt nhân: Vũ khí của “Trung Hoa mộng” và sự thất bại của hòa bình thế giới
Bành trướng hạt nhân: Vũ khí của “Trung Hoa mộng” và sự thất bại của hòa bình thế giới
Thứ bảy, 04-01-2025 14:02, (GMT+07:00)
Bành trướng hạt nhân: Vũ khí của “Trung Hoa mộng” và sự thất bại của hòa bình thế giới
05-08-2021 15:15

Giấc mộng Trung Hoa không phải là lời thổ lộ lúc bốc đồng, nó dường như là một tham vọng dài hạn thống trị thế giới từ khi ĐCSTQ nắm quyền. Muốn vậy, bành trướng vũ khí hạt nhân phải trở điều kiện tiên quyết. Đáng ngạc nhiên là, dù là một thể chế mang trong mình quá nhiều nợ máu và tội ác chống lại loài người, Trung Quốc không phải chịu một ràng buộc quốc tế nào trong việc mở rộng năng lực và phát triển kho vũ khí hạt nhân. Lũ lụt dường như lộ ra các kho vũ khí hạt nhân khủng. Mỹ và Phương Tây bắt đầu lo ngại trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng coi thường Mỹ, công khai các mối quan hệ bè bạn lâu năm với các quốc gia độc tài, các tổ chức khủng bố...

Gần đây Các nhà phân tích vũ khí hạt nhân rà soát các bức ảnh vệ tinh của vùng đồng bằng sa mạc ở tây bắc Trung Quốc và đã tìm thấy thứ mà họ tin là 230 điểm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) dựa trên hầm chứa ở Yumen, Cam Túc và Hami, Tân Cương.

Không có mô tả.

Những hình ảnh mới nhất về máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm của Trung Quốc

Đây là một phát hiện quan trọng vì chương trình hạt nhân của Trung Quốc từ trước đến nay được phương Tây “răn đe tối thiểu” và mang mục đích phòng vệ.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, động thái này của Trung Quốc có thể phát một tín hiệu chính quyền ĐCS Trung Quốc có thể đang thay đổi chiến lược hạt nhân lâu đời của mình.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cảnh báo về "mối đe dọa ngày càng tăng mà thế giới phải đối mặt" từ việc khả mở rộng kho vũ khí hạt nhân này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng gọi động thái này của chính quyền Trung Quốc là “đáng quan ngại”.

Việc xây dựng hai hầm chứa tên lửa tại Hami và Yumen thể hiện sự mở rộng đáng kể nhất của kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc trong lịch sử nước này.

Chương trình hạt nhân được phát triển ngay khi ĐCSTQ mới nắm quyền và toàn dân nghèo đói 

Khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử vào Nhật Bản, góp phần kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai cho thấy được sức mạnh của vũ khí hạt nhân. Sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ mang lại sức mạnh quân sự không gì sánh được so với vũ khí thông thường. Ngoài ra nó cũng mang lại một vị thế mang tính răn đe. Nó sẽ khiến các quốc gia khác phải e dè trước một quốc gia sở hữu thứ vũ khí đáng sợ này. Kẻ thù sẽ luôn e dè và quan ngại trước một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân bắt đầu để đáp lại điều mà ĐCS Trung Quốc coi là "tống tiền hạt nhân" từ Hoa Kỳ. Vào tháng 7 năm 1950, khi bắt đầu Chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman đã điều 10 chiếc B-29 có thể mang bom hạt nhân đến Thái Bình Dương, với mục đích ngăn cản Trung Quốc tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Năm 1952, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower công khai ám chỉ rằng ông sẽ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên tiếp tục đình trệ. Năm 1954, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, Tướng Curtis LeMay, lên tiếng ủng hộ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Trung Quốc tiếp tục chiến đấu ở Triều Tiên. Không lâu sau, vào tháng 1 năm 1955, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Arthur Radford cũng công khai ủng hộ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Trung Quốc xâm lược Hàn Quốc.

Trung Quốc bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào mùa đông năm 1954. Dự án 596 (Dự án ‘Khâu Tiểu Thư’) được thành lập. Với sự trợ giúp của Liên Xô, nghiên cứu hạt nhân bắt đầu tại Viện Vật lý và Năng lượng Nguyên tử ở Bắc Kinh, và một nhà máy làm giàu uranium khuếch tán dạng khí ở Lan Châu được xây dựng để chiết luyện uranium. Ngày 15 tháng 10 năm 1957, Liên Xô và Trung Quốc ký một thỏa thuận về công nghệ quốc phòng mới, trong đó Moscow đồng ý cung cấp "mẫu bom nguyên tử" và dữ liệu kỹ thuật để Bắc Kinh có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Từ năm 1955 đến năm 1959, khoảng 260 nhà khoa học và kỹ sư hạt nhân Trung Quốc đã đến Liên Xô, một lượng tương tự chuyên gia hạt nhân Liên Xô đến Trung Quốc để làm việc trong ngành công nghiệp hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, đến năm 1959, sự rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Quốc đã trở nên nghiêm trọng đến mức Liên Xô đã ngừng hỗ trợ Trung Quốc.

Chu Ân Lai thông báo về sự thành công của vụ thử bom nguyên tử của Trung Quốc vào năm 1964. (Miền công cộng)

Trung Quốc đã thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình vào ngày 16 tháng 10 năm 1964 - với uranium được làm giàu cao được sản xuất tại cơ sở Lan Châu - và chỉ 32 tháng sau vào ngày 17 tháng 6 năm 1967, Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch đầu tiên của mình.

Ngày 27 tháng 10 năm 1966, Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-2 (DF-2) từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc, tấn công mục tiêu ở Bãi thử Lop Nur. Tên lửa này mang đầu đạn hạt nhân 12 kiloton, đánh dấu lần duy nhất một quốc gia thử nghiệm đầu đạn hạt nhân trên tên lửa đạn đạo trên các khu vực đông dân cư.

Các vụ thử hạt nhân của Trung Quốc vào cuối những năm 1980 và 1990 nhằm hướng tới việc hiện đại hóa hơn nữa lực lượng hạt nhân của nước này. Mặc dù Trung Quốc chính thức tuyên bố vào năm 1994 rằng các cuộc thử này là để cải thiện các tính năng an toàn trên các đầu đạn hạt nhân hiện có, nhưng cũng có thể nhằm mục đích phát triển các đầu đạn mới, nhỏ hơn cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn thế hệ mới của Trung Quốc (như: DF-31 và DF-31A), và có thể phát triển khả năng nhiều đầu đạn (MRV hoặc MIRV). Vụ thử cuối cùng của Trung Quốc là vào ngày 29 tháng 7 năm 1996, và chưa đầy hai tháng sau vào ngày 24 tháng 9 năm 1996, Bắc Kinh đã ký Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (CTBT).

Việc Trung Quốc ký kết CTBT năm 1996 là sự kiện mới nhất trong một loạt các thay đổi chính sách về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, chính trong những năm 1980, quan điểm của Trung Quốc về phổ biến vũ khí hạt nhân lần đầu tiên bắt đầu thay đổi. Kể từ những năm 1960, Bắc Kinh đã chỉ trích Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) là mất cân bằng và phân biệt đối xử, nhưng đến những năm 1980, nước này cũng chỉ ra rằng về nguyên tắc, họ chấp nhận tiêu chuẩn không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Mặc dù năm 1992, Trung Quốc đã ký “Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân” và trở thành quốc gia thừa nhận có vũ khí hạt nhân, nhưng mãi đến năm 1996, sau khi đặt bút ký “Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân” Trung Quốc mới chấm dứt các vụ thử hạt nhân. Trong khoảng thời gian trước khi chấm dứt, Trung Quốc đã tiến hành tới 45 vụ thử hạt nhân.

Hỗ trợ hạt nhân các quốc gia độc tài, thân thiện với các tổ chức khủng bố 

Giúp Pakistan có được vũ khí hạt nhân

Mặc dù đã ký kết vào thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân, Trung Quốc đã dính líu vào các vụ bê bối phổ biến vũ khí hạt nhân trong suốt cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Vào đầu những năm 1980, Trung Quốc được cho là đã chuyển giao cho Pakistan một "gói" bao gồm công nghệ làm giàu uranium, làm giàu cao uranium, và thiết kế một vũ khí hạt nhân nhỏ gọn. Năm 1995, tình báo Mỹ phát hiện Trung Quốc bán thiết bị liên quan đến chế tạo vũ khí hạt nhân cho Pakistan, 5.000 vòng nam châm. Trước đó Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Pakistan thiết kế bom nguyên tử (được sử dụng trong vụ thử quả bom nguyên tử vào năm 1966). Bản thiết kế này sau đó đã được chuyển giao cho Libya qua nhà khoa học hạt nhân Pakistan Abdul Qadeer Khan. Vụ chuyển giao này đã được các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phát hiện vào năm 2004 sau khi Tổng thống Muammar Qadhafi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và cho phép các thanh sát viên kiểm tra các cơ sở liên quan. Các kế hoạch có các phần văn bản tiếng Trung với hướng dẫn rõ ràng về việc chế tạo một thiết bị nổ. Trung Quốc cũng nhận được công nghệ được đánh cắp mà Abdul Qadeer Khan mang về Pakistan và nước này đã xây dựng một nhà máy ly tâm ở Trung Quốc.

ĐCS Trung Quốc giúp Iran chương trình hạt nhân

Chế độ Bắc Kinh giúp Iran phát triển chương trình hạt nhân. Trên nguyên tắc, những sự trợ giúp này liên quan đến phần hạt nhân dân sự. Tuy vậy, hầu hết những sự trợ giúp này, như giúp làm giàu uranium, là có cả khía cạnh quân sự. Từ năm 1985 đến năm 1996, Trung Quốc giúp Iran nhiều kỹ thuật hạt nhân quan trọng, cũng như giúp Iran thăm dò và khai thác uranium, giúp Iran đạt được khả năng dùng laser để làm giàu uranium. Đặc biệt, kỹ sư Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo giúp Iran nhân sự về hạt nhân cũng như thành lập Viện Nghiên cứu Hạt nhân Isfahan. Viện nghiên cứu hạt nhân này đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho chương trình hạt nhân của quốc gia Trung Đông này.

Năng lực hạt nhân đáng gờm của Trung Quốc

Binh chủng Tên lửa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLARF) sở hữu một loạt các hệ thống vũ khí hạt nhân trên đất liền. Lực lượng này bao gồm hơn 100 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Kho vũ khí ICBM của Trung Quốc bao gồm tên lửa Đông Phong DF-4 và DF-5 phóng từ hầm chứa, Đông Phong DF-31 có khả năng triển khai di động trên đường bộ và đường sắt và Đông Phong DF-41 thế hệ mới vốn được cho là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân và tấn nước Mỹ từ bất kỳ địa điểm nào tại Trung Quốc .

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong DF-5B trong buổi lễ duyệt binh năm 2015. (Ảnh: Miền công cộng)

PLARF cũng sở hữu nhiều loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường và tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Ví dụ, tên lửa DF-26 tầm xa có thể tấn công các mục tiêu ở xa như Guam và tên lửa tầm trung DF-17 có thể mang tên lửa siêu thanh kép có khả năng tấn công nhanh chóng các mục tiêu trong tầm với, bao gồm cả các căn cứ quân sự trong khu vực của Hoa Kỳ. Tất cả các tên lửa này đều có thể triển khai di động bằng đường bộ hoặc bằng đường sắt, vốn gây thách thức lớn cho Hoa Kỳ trong khu vực.

Trên biển, quân đội ĐCS Trung Quốc triển khai 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Tấn Type 094. Các tàu ngầm này được cho là được trang bị tới 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2. Bắc Kinh cũng đang phát triển tàu ngầm Type 096 và JL-3 SLBM có khả năng tấn công mạnh hơn, có thể nhắm mục tiêu vào Hoa Kỳ từ các vùng biển ven bờ của Trung Quốc.

Trung Quốc đang hoàn thiện bộ ba hạt nhân chiến lược của mình với máy bay ném bom H-6N phiên bản mới có thể mang tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Máy bay ném bom H-6K cũng có thể mang tên lửa hành trình hạt nhân. Cũng có báo cáo rằng Trung Quốc đang phát triển một máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới, H-20, đây sẽ là thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới đầu tiên của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ — và có thể đưa Guam và Hawaii vào tầm ngắm.

Mối đe dọa lớn với quyền lực của Hoa Kỳ, hy vọng lay lắt cho nền hòa bình thế giới

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong nhiều tháng đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc đang mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân. Báo cáo thường niên năm 2020 của Lầu Năm góc gửi Quốc hội Hoa Kỳ về quân đội Trung Quốc ước tính rằng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân đang hoạt động của Trung Quốc ở mức thấp với khoảng 200 đầu đạn. Trong phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 4, Đô đốc Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ, cảnh báo rằng Trung Quốc đang tiến hành “sự mở rộng chưa từng có” đối với các lực lượng hạt nhân và kho vũ khí hạt nhân của nước này có thể tăng gấp đôi vào cuối thập kỷ này.

Ông nói thêm rằng chế độ Bắc Kinh đang trên đà triển khai một cách đầy đủ bộ ba hạt nhân chiến lược, gồm: tên lửa, tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân.

Một tàu ngầm hạt nhân mới lớp 094A lớp Tấn ngày 10/3 của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân PLA của Trung Quốc tại vùng biển gần Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc vào ngày 23 tháng 4 năm 2019. - Trung Quốc đã kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân của mình bằng cách phô trương hạm đội đang phát triển của mình trong một cuộc duyệt binh trên biển với một tàu khu trục tên lửa dẫn đường hoàn toàn mới. (Ảnh của Mark Schiefelbein / AFP qua Getty Images)

Đô đốc Richard nói: “Trung Quốc hiện có khả năng thực hiện bất kỳ chiến lược hạt nhân hợp lý nào trong khu vực và sẽ sớm có thể thực hiện điều đó ở phạm vi liên lục địa.

Tầm quan trọng của việc phát hiện những hầm chứa tên lửa đạn đạo mới nhất là quân đội Trung Quốc “có thể đang trên đường đạt được kho đầu đạn ban đầu với hơn 3.000 đầu đạn hạt nhân”, Rick Fisher, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế có trụ sở tại Virginia, trao đổi với The Epoch Times.

Những hầm chứa tên lửa đạn đạo này dường như thiết kế cho tên lửa đạn đạo liên lục địa tiên tiến nhất của chế độ Trung Quốc, tên lửa Đông Phong 41 (DF-41) với tầm hoạt động 15.000 km và mang được 10 đầu đạn hạt nhân. Nếu toàn bộ 145 hầm chứa này được nạp đủ toàn bộ, thì sẽ tạo ra một cú đấm vào các mục tiêu lục địa Mỹ.

BẮC KINH, TRUNG QUỐC - 01 tháng 10: Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 mới của quân đội Trung Quốc, được cho là có thể vươn tới Hoa Kỳ, được nhìn thấy tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, tại Thiên An Môn Quảng trường ngày 1 tháng 10 năm 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)

Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận diều hâu của ĐCSTQ đã có lần đã thúc giục chế độ Bắc Kinh trang bị cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) số lượng đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo lớn nhất có thể trong thời gian ngắn, để “khiến giới tinh hoa của Hoa Kỳ run sợ khi nghĩ đến việc giao chiến với Trung Quốc”.

Cũng vào tháng 5 năm 2020, chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping nói với Thời báo Hoàn cầu rằng Bắc Kinh “cần tăng số lượng vũ khí hạt nhân để kiềm chế hiệu quả cuộc tấn công hạt nhân và răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc”.

Theo chuyên gia về Trung Quốc, Gordon Chang, Lầu Năm Góc phải chấp nhận điều tồi tệ nhất vì Bắc Kinh đã làm mọi cách để gia tăng sự e ngại của người Mỹ. Chẳng hạn, các tướng lĩnh Trung Quốc thường xuyên đưa ra những lời đe dọa vô cớ đối với các thành phố của Mỹ. Đáng ngại hơn nữa, vào tháng 10 năm 2013, các phương tiện truyền thông ĐCS Trung Quốc - Nhân dân Nhật báo, Truyền hình Trung ương Trung Quốc, PLA Daily và China Youth Daily, cùng các ấn phẩm khác - đã đăng tải những luận điệu giống hệt nhau về việc tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân có thể phá hủy các thành phố của Mỹ và giết hàng chục triệu người Mỹ.

Ông Chang cho biết, hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã liên tục từ chối các nỗ lực của Mỹ trong việc tham gia với Nga trong các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân. Việc Bắc Kinh từ chối đàm phán và khăng khăng giữ bí mật về kho vũ khí của mình có nghĩa là Washington không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tin rằng Bắc Kinh có ý định xây dựng một lực lượng hạt nhân lớn hơn Mỹ.

Một đội hình máy bay ném bom H-6K quân sự bay qua Bắc Kinh trong cuộc duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 1 tháng 10 năm 2019, để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. (Ảnh của GREG BAKER / AFP) (Nguồn ảnh nên đọc GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

Động cơ và tham vọng

Một số người suy đoán rằng việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân là bằng chứng cho thấy nước này đang rời bỏ chiến lược hạt nhân lâu đời là “răn đe tối thiểu” vốn là chiến lược Trung Quốc chỉ vận hành một lực lượng hạt nhân “tinh gọn và hiệu quả” vốn chỉ nhằm mục đích ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân và ngăn chặn đe dọa hạt nhân. Việc mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân của mình như vậy có thể cho thấy rằng Trung Quốc có thể thay đổi chiến thuật hạt nhân truyền thống của mình.

Bất kể động cơ là gì, việc Trung Quốc mở rộng lực lượng hạt nhân sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hạt nhân của Trung Quốc. Ngoài việc làm cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trở nên bền bỉ hơn khi đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân, việc xây dựng các hầm chứa tên lửa hạt nhân ở miền Tây của nước này cũng khiến kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vượt ra khỏi tầm bắn của các loại vũ khí tên lửa thông thường hiện nay của Mỹ. Ngoài ra, việc xây dựng các hầm chứa mới có thể là một phần trong nỗ lực chuyển đổi sang tên lửa hạt nhân sử dụng nhiên liệu rắn, loại tên lửa này không cần tiếp nhiên liệu trước khi phóng và sẽ giúp cho Trung Quốc tăng khả năng đáp trả của tên lửa hạt nhân tầm xa.

Điều này đã nhắc lại cảnh báo của Đô đốc Richard rằng: "Có một khả năng thực tế là, nếu Trung Quốc tin rằng các tổn thất phi hạt nhân (vũ khí) sẽ đe dọa chế độ hoặc an ninh quốc gia của họ, thì xung đột với họ có khả năng nhanh chóng leo thang thành xung đột hạt nhân. Do đó, Quân đội Mỹ phải thay đổi quan điểm của mình từ ‘không thể phóng vũ khí hạt nhân’ thành ‘phóng vũ khí hạt nhân là khả năng rất thực tế’, đồng thời thực hiện các hành động để ứng phó và ngăn chặn thực tế này".

Ông cũng cho nhận định rằng lực lượng hạt nhân hiện đại nổi trội của Bắc Kinh cũng không còn kìm hãm chế độ Trung Quốc trong chính sách “Không tấn công trước” đầy tranh cãi. Ngoài ra, bằng chứng chỉ ra rằng Trung Quốc đã chuyển một phần lực lượng của mình từ trạng thái thời bình sang trạng thái cảnh báo đáp trả.

Thế giới cần thức tỉnh

Việc Mỹ và Nga tham gia hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân START nhằm khống chế số lượng đầu đạn hạt nhân tối đa của hai cường quốc cho thấy họ có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy vậy chính quyền Trung Quốc từ chối tham gia hiệp ước này. Như vậy họ không chịu sự ràng buộc nào trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng của mình. Điều này cho thấy chế độ Trung Quốc luôn là một mối đe dọa hiện hữu với nhân loại. Kịch bản mà truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả về nhiều thành phố của Hoa Kỳ bị phá hủy, cũng như hàng triệu người dân vô tội bị giết từ cuộc tấn công hạt nhân của chế độ này có lẽ sẽ không phải là viễn cảnh nếu quốc tế không kịp thời hành động.

Bắc Kinh đang bộc lộ rõ tham vọng lớn của mình thông qua các chương trình hiện đại hóa hạt nhân chưa từng có, đưa mang thêm nhiều bất ổn và rủi ro vào một môi trường an ninh quốc tế vốn đã đầy thách thức. Việc mở rộng này sẽ cho phép chính quyền Trung Quốc cải thiện khả năng quân sự trước Mỹ cũng như kiềm chế các phương án tấn công của Mỹ.

Đối với dã tâm của chế độ này, chính sách hạt nhân “Không tấn công trước” đã lỗi thời và nó đang chuyển sang chính sách “Tấn công phủ đầu”.

Đã đến lúc Thế giới cần thức tỉnh.

Minh Dũng

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP