Bằng chứng chấn động: Con người và khủng long từng chung sống?

Bằng chứng chấn động: Con người và khủng long từng chung sống?

Bằng chứng chấn động: Con người và khủng long từng chung sống?

Bằng chứng chấn động: Con người và khủng long từng chung sống?

Bằng chứng chấn động: Con người và khủng long từng chung sống?
Bằng chứng chấn động: Con người và khủng long từng chung sống?
Chủ nhật, 29-12-2024 22:41, (GMT+07:00)
Bằng chứng chấn động: Con người và khủng long từng chung sống?
14-04-2022 15:17

Khủng Long đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm, xương của chúng có thể đều đã hóa thạch. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện được hàng loạt dấu tích của con người cổ đại, xuất hiện cùng thời với loài động vật đã tuyệt chủng này từ chục triệu năm trước gây chấn động thế giới.

 

Ảnh minh họa

 

Khủng Long đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm, xương của chúng có thể đều đã hóa thạch, đó là điều chúng ta được dạy. Thế nhưng vào năm 2012, thông qua phân tích đồng vị Carbon, các nhà khoa học đã xác định chiếc sừng khủng long Triceratops có niên đại chỉ mới khoảng 33.500 năm. Chính là thời điểm người tiền sử được cho rằng đã tồn tại.

 

Năm 1969, người ta còn tìm thấy dấu chân khủng long sống trong kỷ Phấn trắng dưới đáy sông Paluxy ở Texas, Hoa Kỳ, bên cạnh có 12 hóa thạch dấu chân người, và một trong số đó còn in trên dấu chân khủng long. Vậy phải chăng con người đã từng sinh sống với khủng long?

 

Khủng long là loài bò sát thời tiền sử, xuất hiện trong suốt thời kỳ giữa từ kỷ Tam Điệp đến kỷ Đại Trung Sinh cách đây khoảng 230 triệu năm. Và con người chỉ mới bắt đầu tìm hiểu khủng long từ năm 1820.

 

Mặt khác, theo ước đoán của các nhà khoa học, “tổ tiên chúng ta” mới xuất hiện cách đây khoảng 60 triệu năm, con người hiện đại phát triển cách đây khoảng 200.000 năm. Điều đó có nghĩa là con người và khủng long không tồn tại đồng thời.

 

Nhưng qua những bằng chứng hóa thạch, các bức tranh, điêu khắc cổ đại… lại cho thấy một câu chuyện khác hẳn, ngụ ý rằng con người thực tế có liên hệ với loài bò sát khổng lồ này. Vậy những bằng chứng ấy là gì?

 

Hình ảnh khủng long được tìm thấy trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới. Qua các kết quả tái dựng hình ảnh nhờ công nghệ hiện đại, chúng ta có thể thấy rằng khủng long được khắc họa một cách chính xác đến kinh ngạc trên các tác phẩm từ rất xa xưa.

 

Có một bức bích họa được tìm thấy ở thành Pompei, nước Ý, nơi từng bị núi lửa nhấn chìm cách đây 2.000 năm.

 

Khi nhìn cận cảnh, chúng ta nhận ra những loài động vật mà các nhà tiến hóa nói rằng đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm từ trước khi con người xuất hiện, như heo vòi Moeritherium và khủng long Sphenacodon. Vậy làm cách nào người Pompeii có thể mô tả chúng một cách sinh động đến thế?

 

Thế còn những viên đá Inca này thì sao? Chúng đang được trưng bày tại Bảo tàng Cabrera (Peru) và có niên đại từ 65 triệu năm trước. Có thể nhìn thấy trên đó cảnh tượng con người đang sống cùng với khủng long, hay đang săn bắt chúng hoặc bị chúng săn bắt.

 

Phù điêu một con khủng long Stegosaurus trên một bức tường ở Angkor Wat, được xây dựng khoảng 800 năm trước.

 

Hay như tấm vải từ thời Trung cổ của Tây Ban Nha này - mô tả Thánh George đang tiêu diệt một con vật - mà từ hình dáng, sống lưng đến hộp sọ và hàm răng cong dài nhọn hoắt… rất giống với khủng long Nothosaurus.

 

Hai con khủng long cổ dài có vẻ như đang bị con người khống chế được chạm khắc trên một đồ tạo tác thuộc nền văn minh Ai Cập có niên đại cách đây 5.100 năm. Và còn có rất nhiều bằng chứng khác nữa.

 

Làm cách nào mà người cổ đại có thể hình dung ra hình dáng chi tiết của khủng long, trừ khi họ đã thực sự tận mắt nhìn thấy chúng? Khủng long đã được miêu tả như những sinh vật huyền bí trong kho tàng thần thoại và truyền thuyết của các dân tộc. Phải chăng chúng không biến mất sớm như chúng ta từng nghĩ?

 

 

Sừng của khủng long Triceratops

 

Tháng 5/2012, một chiếc sừng của loài khủng long Triceratops có niên đại khoảng 33.500 năm được phát hiện tại hạt Dawson, bang Montana, Hoa Kỳ. Triceratops là loài khủng long ba sừng được cho là đã xuất hiện trong kỷ Phấn Trắng cách đây khoảng 68 triệu năm, và bị tuyệt chủng sau đó khoảng 2 triệu năm.

 

Chiếc sừng này được Bảo tàng Hóa thạch và Khủng long Glendive lưu giữ và họ đã cùng Hội Nghiên cứu Paleo Chronology gửi mẫu vật đến trường Đại học Georgia, nơi có Trung tâm Giám nghiệm Niên đại thông qua Phân tích đồng vị Carbon tốt nhất thế giới, để kiểm nghiệm.

 

Phân tích đồng vị Carbon là gì? Về cơ bản đó là cách xác định tuổi của các cổ vật. Khi sinh vật chết đi, chúng ngừng hấp thụ Carbon-14 và lượng Carbon-14 còn lại sẽ bắt đầu chu kỳ phân hủy hết một nửa cứ sau 5.730 năm.

 

Trong quá khứ, Carbon-14 chưa từng được sử dụng để kiểm tra xương khủng long, vì phân tích này chỉ đáng tin cậy khi mẫu thử nghiệm nằm trong khoảng 55.000 năm trở lại. Vì cho rằng khủng long đã bị tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm - dựa trên niên đại phóng xạ của các lớp núi lửa và các giả định - nên các nhà khoa học chưa bao giờ xem phương pháp này là đáng thử nghiệm.

 

Mẫu sừng của khủng long Triceratops nói trên đã được Đại học Georgia chia thành 2 phần tại phòng thí nghiệm. Một phần cho biết niên đại từ 31.000 - 35.000 năm tuổi, và một phần có niên đại từ 39.000 - 43.000 năm tuổi.

 

Kết quả thu được không làm Nhóm Paleo Chronology ngạc nhiên, bởi họ đã tiến hành thử nghiệm trên nhiều mẫu xương khủng long trước đó. Tất cả các kết quả đều cho thấy niên đại của chúng đều khoảng 30 nghìn năm tuổi, thay vì hàng triệu năm.

 

Điều này cũng trùng khớp với kết quả được đăng trên Tạp chí Hội Nghiên cứu Sáng tạo năm 2015 của các nhà khoa học Brian Thomas và Vance Nelson tiến hành giám định trên 4 con khủng long khác.

 

Mô mềm trong xương của Khủng long Bạo chúa

 

Trên Tạp chí Khoa học tháng 3/2005, nhà cổ sinh học Mary Schweitzer cùng đồng sự đã công bố phát hiện mô mềm trong xương chân một con Khủng long Bạo chúa 68 triệu năm tuổi, được phát hiện ở Hell Creek Formation, bang Montana, Hoa Kỳ.

 

Đây là một khám phá thực sự gây tranh cãi, vì các nhà khoa học cho rằng mô mềm sẽ bị phân hủy trong chưa đầy 1 triệu năm, ngay cả ở tình trạng bảo quản tốt nhất. Nhưng qua khám nghiệm cho thấy, các cấu trúc xương của nó còn gần như nguyên vẹn với đầy đủ các mạch máu và mô liên kết.

 

Điều này chứng tỏ con Khủng long Bạo chúa này có nhiều khả năng chết cách đây dưới 1 triệu năm?

 

Bộ hiện vật Acambaro

 

Năm 1945, nhà sưu tập cổ vật Waldemar Julsrud đã khai quật được 33.000 bức tượng kỳ lạ dưới chân núi El Toro, ngoại ô Acambaro, Mexico. Chúng được xác định là thuộc về nền văn hóa Chupicuaro sống cách nay khoảng 2.500 năm.

 

Kỳ lạ thay, trong số ấy có tới hàng ngàn bức tượng khủng long! Giới khảo cổ chỉ mới nghiên cứu về khủng long cách đây khoảng 200 năm, và những chế tác tượng khủng long từ 2.500 năm trước từ đâu mà có?

 

Nhiều nhà khoa học, chính trị gia, cảnh sát… đã trực tiếp đến El Toro kiểm tra và họ cũng đã tìm thấy nhiều bức tượng tương tự. Sau khi nghiên cứu cẩn thận cũng như tiến hành phân tích đồng vị Carbon, họ kết luận rằng phát hiện của Julsrud là xác thực.

 

Tuy nhiên, 3 tuần sau, họ lại phủ nhận tuyên bố ấy, phải chăng là vì nhiều tượng đã mô tả cảnh con người và khủng long đang chung sống, và điều này đồng nghĩa với việc lịch sử loài người có thể sẽ phải viết lại?

 

Dấu chân bí ẩn tại lòng sông Paluxy

 

Chưa dừng lại ở đó, năm 1969, người ta còn tìm thấy dấu chân khủng long sống trong kỷ Phấn trắng dưới đáy sông Paluxy ở Texas, Hoa Kỳ, bên cạnh có 12 hóa thạch dấu chân người, và một trong số đó còn in trên dấu chân khủng long.

 

Các nhà khoa học còn phát hiện ra một hóa thạch ngón tay ở đó. Sau khi cắt lát, họ quan sát thấy rằng hóa thạch này cũng có cấu trúc xốp của xương người. Qua đó, kết luận rằng, có lẽ con người đã từng sống chung với khủng long.

 

Sự phản đối của những người tin vào thuyết tiến hóa

 

Kỳ thực, những phát hiện này đã có từ rất lâu nhưng hầu hết chúng đều không được phép công bố hoặc thảo luận một cách công khai; trái lại, chúng thường bị chỉ trích, phớt lờ, thậm chí bị giấu nhẹm và nhanh chóng bị lãng quên.

 

Năm 1961, một khu đất chứa đầy xương cốt chưa hóa thạch đã được phát hiện tại Alaska, Mỹ. Nhưng thông tin này không được phép xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Mãi 20 năm sau, đống xương đó mới được thừa nhận là xương khủng long, nhưng người ta luôn tránh nhắc đến việc chúng đều chưa hóa thạch.

 

Năm 1994, nhà khoa học Scott Woodward, Đại học Brigham Young, Mỹ và đồng sự đã trích được DNA từ một khúc xương khủng long. Phát hiện này được đăng trên Tạp chí Khoa học. Nhưng rồi nó không được đón nhận vì đi ngược lại “thuyết tiến hóa” mà Darwin đề ra.

 

Còn về Hội nghiên cứu Paleo Chronology nói trên, sau khi công bố kết quả nghiên cứu của mình cũng vấp phải sự từ chối cung cấp dịch vụ bởi các trung tâm giám nghiệm niên đại. Một trong những lý do đó là: “Nếu chúng tôi đưa ra một kết quả cho thấy mẫu xương này có niên đại “gần đây” thì phòng thí nghiệm của chúng tôi sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mọi người nghi ngờ”.

 

Đến cả Đại học Georgia - nơi đã từng thực hiện rất nhiều giám định niên đại xương khủng long cho Hội nghiên cứu trong suốt 7 năm - mà không biết mẫu vật chính là xương khủng long, nhưng sau đó họ đã từ chối tiếp tục giám định với lý do rằng điều này là “phản khoa học”.

 

Hội nghiên cứu đã kêu gọi cộng đồng khoa học áp dụng Phương pháp đồng vị Cacbon lên các mẫu hóa thạch tại các bảo tàng để đánh giá lại. Nhưng dưới một áp lực nào đó, không ai dám tiến hành.

 

Thậm chí, những công bố số liệu thô không kèm diễn giải cũng bị ngăn không cho trình bày tại các hội thảo khoa học về cổ sinh vật học, cũng như bị từ chối đăng trên nhiều tạp chí khoa học.

 

Vì sao những thông tin về tuổi khủng long bị ngăn chặn?

 

Khoa học nên dựa trên bằng chứng và số liệu, nhưng vì sao những bằng chứng hết sức thuyết phục ấy lại không được phép công bố?

 

Phải chăng là vì xương khủng long xưa nay luôn được các nhà tiến hóa tuyên bố “hàng trăm triệu năm tuổi”, nay nếu họ công nhận chúng thực tế chỉ có vài nghìn năm tuổi, thì cách xác định dựa vào Lý thuyết niên đại địa chất đã sai lầm nghiêm trọng và do đó, đại đa số các di vật, hóa thạch, xương sinh vật đều đã bị gán sai niên đại? Và vì Thuyết tiến hóa xây dựng các cây tiến hóa và phân loại sinh vật dựa chủ yếu trên cách tính niên đại này, nên Thuyết tiến hóa cũng sai từ gốc.

 

Điều này sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thể giới khoa học, vì vậy, đối với những người theo phái tiến hóa cách tốt nhất để tồn tại là tìm mọi cách chống lại các bằng chứng rõ ràng đó hoặc tảng lờ như không biết.

 

Và đúng như Giáo sư Louis Jacobs, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Cổ sinh vật học, Động vật có Xương sống, nhận định: “Toàn bộ lịch sử tạo hóa, sẽ giống với bảy ngày tạo hóa trong sách Sáng Thế. Thuyết tiến hóa khi đó sẽ bị lật đổ”.

 

Vũ trụ chứa đựng nhiều điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Với sự phát triển của Internet, sự phong phú của thông tin đa chiều, chúng ta có thể đưa ra đánh giá lại về các sự việc, như việc đồng tại của con người và khủng long từ những thời kỳ lịch sử xa xưa.

 

Vậy liệu những phát hiện này sẽ phải đi qua 3 bước như Triết gia Arthur Schopenhauer từng nói, rằng:
“Mọi chân lý đều đi qua 3 bước:


Đầu tiên, nó bị nhạo báng,
Sau đó, nó bị phản đối kịch liệt,
Cuối cùng, người ta chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên”.

 

Xem thêm:

VIDEO: 5 Cuốn Sách Cổ Kỳ Bí Nhất Thế Giới, Tiết Lộ Nguồn Gốc Và Lịch Sử Loài Người, Thần Linh Có Tồn Tại

 

 

Ngọc Mai

Nguồn Ngẫm Radio

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP