Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?

Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?

Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?

Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?

Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?
Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?
Thứ bảy, 28-12-2024 16:34, (GMT+07:00)
Bàn về số 9 vận hạn của Trung Quốc, năm nay Hong Kong có gặp nạn?
19-06-2019 19:35

Người Trung Quốc đang theo dõi năm 2019 vì có câu “phùng cửu tất loạn”, “phùng cửu tất biến” (逢九必亂), ý nói rằng gặp năm số 9 là tất loạn, tất biến động. (Ảnh qua LiveJournal)

Cũng khá tình cờ là người viết bài này cũng gặp khoảng 3 người cùng đề cập đến sự việc trên, không hẹn mà gặp cùng đem ra thảo luận. Thế nên tác giả thử đưa chủ đề này ra bàn luận 1 chút để độc giả cùng suy ngẫm. Nhìn lại lịch sử, sẽ thấy cứ đến năm có số cuối là 9, ở Trung Quốc sẽ có biến động là sự thật chứ không phải mê tín.

Năm 1919

Phong trào Ngũ Tứ nổ ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1919, đến nay là kỉ niệm 100 năm. 3000 sinh viên từ các trường đại học ở Bắc Kinh đã biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn nhằm phản đối quyết định của hội nghị Versailles cho phép Nhật thừa hưởng các tài sản và quyền lợi của Đức tại Sơn Đông. Từ đó, phong trào đã lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố ở Trung Quốc và kéo dài hơn 1 tháng. Cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ: Trả tự do cho các sinh viên bị bắt, cách chức một số quan chức bị coi là công cụ của Nhật Bản và từ chối không ký vào thỏa hiệp Versailles. Đây được đánh giá là phong trào dân tộc ái quốc và chống cường quyền và độc tài, đòi tự do dân chủ. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã lợi dụng tinh thần của phong trào này và biến nó thành Ngày Thanh Niên.

Phong trào Ngũ Tứ Vận Động năm 1919, khi các sinh viên Trung Quốc xuống đường tổ chức một cuộc biểu tình. Nay, đúng 100 năm sau, Trung Quốc sẽ có 8.3 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và sẽ có nhiều người không kiếm được việc làm. Chủ Tịch Tập Cận Bình lo sợ, nên đã ngầm khuyến cáo: “Không ái quốc là ‘sỉ nhục’ và yêu nước là yêu đảng và yêu chủ nghĩa xã hội”. (Hình minh họa: socialistalternative.org)

Năm 1949

Là năm kết thúc nội chiến Trung Quốc, kéo dài từ năm 1927 đến năm 1950, giữa Quốc dân Đảng và ĐCSTQ. Đây được xem là cuộc chiến tranh quy mô lớn thứ 2 trên thế giới xét theo số quân huy động. Theo một thống kê chưa đầy đủ, hơn 20 triệu người dân Trung Quốc thương vong trong nội chiến, bao gồm cả binh lính hai bên.

Ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người thuộc phe Quốc dân đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan. Tiếp sau đó là các chiến dịch trả thù quân lính theo Quốc Dân Đảng của ĐCSTQ. Họ giơ cao lá cờ “trừ phiến loạn” đề thảm sát người dân theo chế độ cũ, đồng thời thi hành cải cách ruộng đất để cưỡng chế chiếm đoạt đất đai của giới địa chủ.

Năm 1949 cũng được xem là thời điểm đánh dấu đất nước Trung Quốc bước vào giai đoạn đen tối nhất. ĐCSTQ có lịch sử giết người, cứ khoảng 8-10 năm lại có một cuộc đại thảm sát, khiến cho người dân chưa bao giờ thực sự được yên ổn, ai ai cũng sống trong tâm lý bị khủng bố, luôn khiếp sợ trước mọi bước đi của chính quyền.

Năm 1959

Trong năm này Trung Quốc đang đối mặt với nạn đói lớn, xảy ra trong 3 năm liền (1958-1961). Đó là hậu quả của phong trào Đại Nhảy Vọt và Công xã nông thôn, gây ra nạn chết đói cho ít nhất 45 triệu người ở Trung Quốc. Trong 3 năm đen tối này, có người còn ăn thịt đồng loại để không phải chết đói.

Nạn mất mùa chết đói làm hàng chục triệu người Trung Quốc thiệt mạng trong giai đoạn 1958 – 1961. (Ảnh qua TriThucVN.net)

Cũng trong năm 1959, tại kinh đô Lasha của Tây Tạng, dân chúng nổi dậy khởi nghĩa bị tàn sát. Nửa đêm ngày 17/3, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng một nhóm đông dân chúng phải cải trang rời bỏ Tây Tạng, vượt Himalayas ra đi.

Năm 1969

Sau quá trình chia rẽ từ cuối thập niên 1950, cuộc chiến biên giới Trung – Xô nổ ra ngày 2/3/1969, một đơn vị biên phòng Xô Viết đã bị lính Trung Quốc phục kích. Quân Xô Viết bị tổn thương 59 chết và 94 bị thương. Sau đó họ trả đũa bằng cách pháo kích vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và tấn công đảo Trân Bảo vào ngày 15/3/1969. Lực lượng Xô Viết tuyên bố rằng Trung Quốc thiệt hại 800 người trong khi Xô Viết chỉ có 60 chết hoặc bị thương. Tình hình Trung- Xô căng thẳng đến nổi lãnh đạo 2 nước đã tính đến việc sử dụng nút bấm hạt nhân. May mắn là tình hình đã được dịu lại sau đó. Hai nước tiếp tục tranh chấp vùng lãnh thổ này cho đến tận năm 2004, khi Liên Xô dùng mỹ nhân kế uy hiếp chủ tịch nước đương thời là Giang Trạch Dân nhường lại vùng lãnh thổ mà không tốn 1 viên đạn.

Tham khảo: Tuyên truyền phản tác dụng, hé lộ lịch sử bán nước của Giang Trạch Dân

Năm 1979

Năm này xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược biên giới với Việt Nam; hay còn được báo đài Trung Quốc gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ, cuộc tấn công đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam do Đặng Tiểu Bình phát động. Đây thật sự là thảm họa đối binh lính Trung Quốc, sự chuẩn bị gấp rút và nhiều thiếu sót đã khiến cho quân đội Trung Quốc bị thương vong rất lớn. Trung Quốc mất tới 20 ngàn quân sau một chiến dịch chớp nhoáng.

Năm 1989

Vụ thảm sát Thiên An môn đã xảy ra ngày 4/6/1989; phương Tây ước tính 10.000-15.000 người đã thiệt mạng chỉ sau một đêm.

Tham khảo: Tài liệu mật của CIA tiết lộ về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989: Hơn 10 nghìn người bị giết

Năm 1999

Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã chính thức mở đầu cuộc trấn áp Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp đẫm máu này đã bao trùm tâm lý khủng bố cho những người tập Pháp Luân Công và người thân của họ, đến nay vẫn chưa chấm dứt. Ước tính có trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị mổ cướp nội tạng khi còn sống. Tuy chính quyền ĐCSTQ ra sức vu khống và che đậy hành vi tội ác, nhưng hiện nay cuộc đàn áp này đã bị thế giới vạch trần. 

Trong sự kiện phản đối mổ cướp nội tạng ở Berlin, Đức, một người đóng vai bác sĩ Trung Quốc mô phỏng lại việc mổ cướp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 17/6/2019 vừa qua, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này. Đây là lần đầu tiên một tòa án độc lập đã thực sự đưa ra phán quyết rằng Trung Quốc là một “chính quyền tội phạm” đã phạm phải tội ác chống lại loài người. Những nhóm người thiểu số, hoặc bị nhà nước đàn áp vẫn đang tiếp tục bị kiểm tra y tế và giết hại để lấy nội tạng.

Năm 2009

Bạo loạn Tân Cương tại Ürümqi – thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc đã diễn ra vào ngày 5/7/2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người. Ít nhất đã có 184 người chết, tuy nhiên đó là con số công bố của chính quyền, con số thực tế bị giết hại và bắt nhốt hay mổ cướp nội tạng thì khó mà biết được.

Tương lai của Hong Kong?

Liệu năm nay sẽ xảy ra biến động gì? Hiện nay có tin 2 triệu người Hong Kong biểu tình, có người lo sợ sẽ có một biến cố Thiên An Môn thứ 3.

Trung Quốc hiện tại bốn bề khó đỡ, nội bộ muốn gây xung đột để ép ông Tập từ chức. Các sĩ quan quân đội lớn tiếng đòi trừng phạt nghiêm khắc người dân Hong Kong tham gia biểu tình. Có phải điều này ám chỉ một cuộc đàn áp bằng quân đội đối với người Hong Kong?

Ngày 10/6/2019, Tinh Hoa đã đăng bài viết với nội dung nói về dự ngôn “Thiết Bản Đồ”, trong đó đề cập đến việc ĐCSTQ sẽ bị diệt vong bởi “con chim lông trắng”, ám chỉ ông Tập Cận Bình.

Hiện nay trên thế giới, Mỹ và các nước phương Tây đang nhìn chằm chằm vào sự kiện tại Hong Kong. Ngày 9/6, ước tính hơn 1 triệu người đi xuống đường biểu tình, đến 16/6 đã là 2 triệu người, một con số chưa từng có. Trong tình hình này, chỉ cần chính quyền ĐCSTQ có một hành động quân sự nhỏ thôi cũng sẽ làm dấy lên sự phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia Tây Phương, điều đó càng khiến cho lời dự ngôn có căn cứ hơn nữa.

Vào giữa năm 2019 diễn ra cuộc biểu tình của người Hong Kong phản đối luật dẫn độ của Trung Quốc đại lục. Người dân Hong Kong biểu tình hôm thứ 7, ngày 15/6 và mang theo tấm bình cứng in hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cầm một chiếc ô màu vàng – biểu tượng của “Phong trào ô dù” dân chủ của Hong Kong. (Ảnh: AFP-JIJI)

“Biển người” biểu tình phản đối luật dẫn độ ở Hong Kong ngày 16/6. (Ảnh: AP Photo/Vincent Yu)

Ngoài ra hiện nay không như thời điểm năm 1989 và 1999, với sự xuất hiện của điện thoại thông minh và mạng xã hội, các hình ảnh về cuộc biểu tình ở Hong Kong liên tục được cập nhật trên toàn thế giới. Người dân Trung Quốc cũng thể đột phá tường lửa để theo dõi và bình luận về sự kiện, người dân đại lục cũng có người qua lại Hong Kong, do đó không thể lừa dối người dân Trung Quốc về tình hình và bản chất của cuộc biểu tình này được.

Đồng thời còn một điểm khác biệt rất then chốt giữa cuộc biểu tình của sinh viên và giới trí thức năm 1989 với cuộc biểu tình ở Hong Kong hiện nay. Thời điểm năm 1989, để chuẩn bị cho cuộc đàn áp phong sinh viên, ĐCSTQ đã sử dụng báo chí tuyên truyền rằng sinh viên bạo động, có ý định lật đổ chính quyền, đây được xem như rộng đường dư luận cho thiết quân luật sau đó. Nhưng trong sự kiện gần đây truyền thông trong nước Trung Quốc hoàn toàn giấu nhẹm cuộc biểu tình của người dân Hong Kong. Có kênh truyền thông còn đổi trắng thay đen, đưa tin “người dân Hong Kong đi biểu tình ủng hộ luật dẫn độ”, thậm chí còn “bẻ lái 180 độ” khi đăng tin rằng “người Hong Kong biểu tình chống Mỹ”. Nói một cách chặt chẽ, đây không phải là sự chuẩn bị tâm lý cho một cuộc đàn áp sắp xảy ra. Như vậy có thể an tâm phần nào về an toàn của người dân Hong Kong.

Năm 2019 – một năm có chữ số cuối cùng là số 9 – mới trôi qua một nửa, vậy còn sự kiện nào có thể sẽ xảy ra trong thời điểm “Phùng Cửu Tất Loạn” này?

Thiên Bảo - Theo tinhhoa.net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP