Bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của ĐCSTQ

Bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của ĐCSTQ

Bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của ĐCSTQ

Bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của ĐCSTQ

Bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của ĐCSTQ
Bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của ĐCSTQ
Thứ sáu, 10-01-2025 23:28, (GMT+07:00)
Bản án nặng nề của Nhậm Chí Cường có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của ĐCSTQ
28-09-2020 18:55

Mới đây, Nhậm Chí Cường, ông trùm bất động sản của Trung Quốc đã bị kết án 18 năm tù vì tội kinh tế. Nhưng đa phần ngoại giới đều cho rằng đây chính là đòn trả thù của Tập Cận Bình, vì Nhậm đã từng ám chỉ Tập là ‘một tên hề’. Có nhà phân tích cho rằng, việc kết án nặng đối với Nhậm Chí Cường lần này chỉ góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bản án 18 năm tù dành cho Nhậm Chí Cường có thể cũng là một bản án khác dành cho sự sụp đổ của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)

Vào ngày 22/9, Tòa án Trung cấp số 2 Bắc Kinh đã lấy 4 tội danh gồm “nghi ngờ tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực của nhân viên công ty nhà nước” để kết án 18 năm tù đối với Nhậm Chí Cường – Một doanh nhân bất động sản nổi tiếng và cũng từng là một Hồng nhị đại (hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ).

Bản án nặng của Nhậm Chí Cường đã gây ra những phản ứng dữ dội từ phía dư luận. Tờ “China Newsweek” của Trung Quốc đã mở lại chức năng bình luận trong một thời gian ngắn và thu hút đông đảo cư dân mạng để lại lời nhắn: “Cuối cùng cũng cho bình luận, còn những kênh khác đều đóng hết!”; “Mở cho bình luận có phải là cái bẫy không?”; “Viết một chữ, xử một ngày! ghê thật”; “Nhắc nhở các ông lớn, dù lớn hay nhỏ sau hậu trường cũng phải tuân theo nguyên tắc im miệng để bảo đảm an toàn”.

Trên mạng xã hội Twitter của người Hoa ở nước ngoài, hầu như các tài khoản nổi tiếng được Twitter xác nhận đều đăng lại thông tin về việc Nhậm Chí Cường bị kết án nặng. Theo báo cáo từ Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI), có một câu đối đang được lan truyền trên mạng xã hội: “Họng đại bác dám nói 7.000 chữ, không sợ ở tù 18 năm”, câu đối này ý muốn nói Nhậm Chí Cường không sợ uy quyền, vì lên tiếng mà bị kết án. Và còn có những bình luận tương tự như “phiên tòa lịch sử là phiên tòa cuối cùng! Chúng ta cùng chờ xem.”

“Họng đại bác dám nói 7.000 chữ, không sợ ở tù 18 năm”, ngụ ý là ‘Nhậm đại pháo’ không sợ uy quyền.

Theo báo cáo, vào ngày 23/2, Tập Cận Bình đã triệu tập 170.000 đảng viên và cán bộ trên khắp cả nước để ca tụng “sự chỉ huy cá nhân” của ông trong thành quả chống dịch. Sau đó, Nhậm Chí Cường đã viết một “hịch văn” và ám chỉ Tập Cận Bình nhưng không chỉ đích danh, nói rằng Tập Cận Bình “là một tên hề bị lột sạch quần áo nhưng vẫn khăng khăng muốn làm Hoàng đế, ai không cho ta làm hoàng đế ta sẽ tiêu diệt người đó”

Nhậm Chí Cường đã chất vấn về một số thời điểm mấu chốt trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, Tập Cận Bình thì tuyên bố đã đưa ra các chỉ thị để chống lại dịch bệnh vào ngày 7/1, và sự chất vấn đầy sắc bén của Nhậm Chí Cường đã khiến những kẻ che giấu dịch bệnh phải lộ nguyên hình.

Chính quyền muốn kết án nặng Nhậm Chí Cường, tại sao họ còn phải phong tỏa nghiêm ngặt dư luận có liên quan? Cách làm kỳ lạ này đã khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ. Nhiều phân tích cho rằng, Nhậm Chí Cường có đến mấy thân phận quan trọng, theo thứ tự là Hồng nhị đại, doanh nhân bất động sản nghìn tỷ, bạn thân với giới quyền quý ĐCSTQ, và cũng là thành phần trí thức cộng đồng. Điều này cho phép ông huy động các mối quan hệ xã hội và nguồn lực rõ ràng là lớn hơn so với nhiều người.

Nhậm Chí Cường và bài “hịch văn” ám chỉ Tập Cận Bình “là một tên hề bị lột sạch quần áo nhưng vẫn khăng khăng muốn làm Hoàng đế…” (Ảnh: Twitter)

RFI đã trích dẫn một phân tích từ một người từng làm trong hệ thống ĐCSTQ nói rằng, đối với Tập Cận Bình, thân phận Hồng nhị đại là nguy hiểm nhất. Thái Hà – Cựu giáo sư trường đảng trung ương cũng là một Hồng nhị đại, cho rằng việc Tập Cận Bình xử nặng đối với Nhậm Chí Cường chính là để cảnh báo đối với toàn Đảng, nhất là đối với các Hồng nhị đại khác.

Cách giải thích thứ nhất chính là nó liên quan đến nguồn gốc lịch sử hình thành sức mạnh của ĐCSTQ. Hồng nhị đại là lực lượng cơ bản để duy trì quyền lực cốt lõi của ĐCSTQ. Hồng nhị đại không phải là mấy chục hay mấy trăm người, mà là cả một giai tầng, gốc rễ hết sức thâm sâu, người tại chức hay không tại chức, đều kết nối với mọi tầng lớp của chính quyền.

Một nguyên nhân nữa đó chính là vấn đề căn bản của ĐCSTQ, cũng chính là Tập Cận Bình đã tự tạo ra cục diện này, ngày nay Trung Quốc bị vây khốn tứ bề, dưới sự cầm quyền của ông Tập, Trung Quốc bị cô lập chưa từng có trên thế giới, ở trong nước, Tập đã quét sạch những người bất đồng chính kiến và tạo thêm vô số kẻ thù, cộng thêm chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và tình hình dịch bệnh khiến cho Trung Quốc rơi vào tình trạng kinh tế trì trệ trầm trọng. 

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cùng với việc xử lý cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông, Tập đã đưa ra những phán đoán sai lầm hoặc quá ngang ngược, thêm đó là sự kìm nén bất mãn trong nội bộ ĐCSTQ càng lúc càng trầm trọng, Tập Cận Bình đã đánh mất hào quang và năng lực uy hiếp mà ông ta đã có trong thời kỳ ông mới bước lên vũ đài với danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng thực chất mục đích chính là loại bỏ những người bất đồng chính kiến.

Một người khác quen thuộc với hoạt động nội bộ của ĐCSTQ nói rằng: “Nhậm Chí Cường đã công khai thách thức, nghĩa là tình hình không thể vãn hồi”; “đấu tranh cấp cao đã bước sang một giai đoạn mới”; “mối quan hệ đặc biệt giữa Vương và Tập trong thời kỳ chống tham nhũng không còn nữa.” 

Nhậm công khai phê bình Tập như vậy, nghĩa là một bộ phận lực lượng trong Đảng đã không thể chịu đựng được nữa. Tập Cận Bình đã ra lệnh bắt Nhậm Chí Cường, cũng là để cảnh báo những ai cùng bọn với Nhậm Chí Cường chớ có manh động, nếu không ông ta sẽ không chút nhân nhượng.

Những suy luận của Nhậm Chí Cường về sự phản ứng của ĐCSTQ trước tình hình dịch bệnh trong ‘hịch văn’ của ông đại diện cho quan điểm của một nhóm Hồng nhị đại. Ví dụ như, Thái Hà, cựu giáo sư của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ đã lên tiếng ủng hộ Nhậm Chí Cường.

Một Hồng nhị đại khác cũng ủng hộ Nhậm Chí Cường đó là Lý Nam Ương, con gái của Lý Thụy – cựu bí thư của Mao Trạch Đông, bà nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng: “Ông ta (Tập Cận Bình) bây giờ đầu óc mê muội. (Năng lực lãnh đạo của) Ông ta chỉ đáng là đội trưởng đội sản xuất nông thôn. Ông ta cũng chỉ có trình độ văn hóa bậc tiểu học. Ông ta bây giờ chính là bị địch vây tứ bề. Ông ta không có bất kỳ biện pháp nào. Ông ta không có gì khác ngoài sự ngang ngược vô cùng. Tôi cảm thấy ông ta chính là đang tự đào hố chôn mình, ngày giỗ của ông ấy cũng không còn xa nữa”.

Đồng thời, Nhậm Chí Cường cũng đại diện cho quan điểm của một nhóm các doanh nhân. Sau khi Nhậm Chí Cường bị bắt, trên Internet truyền ra tin tức rằng các doanh nhân hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Mã Vân (Jack Ma), Liễu Truyện Chí và nhiều người khác đã cùng đưa ra một bức thư ngỏ, thông qua Lý Khắc Cường đưa lên cho Tập Cận Bình. 

Bức thư nêu ra 9 yêu cầu lớn, kêu gọi Trung Quốc tiến hành cải cách chính trị hoàn toàn, thả Nhậm Chí Cường, chất vấn các quan chức vì tội che đậy sau khi dịch bệnh virus Vũ Hán bùng phát. Tin tức về bức thư ngỏ này vẫn chưa được xác nhận, tuy nhiên cũng không ai phủ nhận nó.

Nhậm Chí Cường cũng có một địa vị nổi tiếng. Các bài báo thảo luận của ông cũng đã gây được tiếng vang trong giới trí thức, ví dụ như Hứa Chí Vĩnh – cựu tiến sĩ của Đại học Bắc Kinh, Hứa Chương Nhuận – cựu giáo sư của Đại học Thanh Hoa, Lãnh Kiệt Phủ – giáo sư Đại học Nhân dân Trung Quốc và Triệu Sĩ Lâm – giáo sư Đại học Dân tộc Trung Ương. Đài RFI cho rằng, việc Hứa Chương Nhuận chỉ trích Tập Cận Bình là một sự kiện mang tính bước ngoặt, và ông chỉ thẳng rằng Tập Cận Bình đã kéo Trung Quốc đến bờ vực của thế giới, chỉ trích Tập là “hành vi ngang ngược” và mô tả Tập là kẻ “vô liêm sỉ”.

Trương Chân Du, cựu phóng viên của hãng truyền thông Phoenix nói với “Vision Times” rằng: Việc Tập Cận Bình dành cho Nhậm Chí Cường một bản án siêu nặng cùng với việc chỉnh trị Thái Hà và những Hồng nhị đại khác có hai mục đích chính. 

Đầu tiên là để răn đe các Hồng nhị đại, đặc biệt là đối với những người đã từng giúp Tập có được sự ủng hộ, khiến họ phải hoàn toàn từ bỏ ý định phản đối Tập. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được rằng các Hồng nhị đại chủ chốt đã dần dần bị Tập thanh trừ từ trong ra đến ngoài. Ngoài ra còn thông qua việc kết án Nhậm Chí Cường để tạo nên một ví dụ phản diện nhằm kéo dài sự sùng bái cá nhân Tập, tạo ra bầu không khí khủng bố trong xã hội để kìm hãm động lực theo đuổi tự do của mọi người.

Tuy nhiên, trong một chuyên mục của “Vision Times”, tác giả Trịnh Trung Nguyên đã phân tích rằng, Tập Cận Bình được cư dân mạng gọi là “Tổng gia tốc sư” (người đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCSTQ), lần này lại kết án nặng đối với Nhậm Chí Cường, vừa khiến ĐCSTQ mất lòng dân hơn, vừa đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCSTQ. Vụ việc Nhậm Chí Cường khiến nhiều người đã từng ủng hộ ĐCSTQ cảm thấy thương xót và châm ngòi cho một quả bom phá hủy hoàn toàn chế độ toàn trị của ĐCSTQ.

Minh Huy - Theo Tinh Hoa

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP