Bắc Kinh xem Đài Loan là “Món quà lớn tiếp theo” sau các cuộc đàn áp mạnh tay ở Hồng Kông và Tân Cươ

Bắc Kinh xem Đài Loan là “Món quà lớn tiếp theo” sau các cuộc đàn áp mạnh tay ở Hồng Kông và Tân Cươ

Bắc Kinh xem Đài Loan là “Món quà lớn tiếp theo” sau các cuộc đàn áp mạnh tay ở Hồng Kông và Tân Cươ

Bắc Kinh xem Đài Loan là “Món quà lớn tiếp theo” sau các cuộc đàn áp mạnh tay ở Hồng Kông và Tân Cươ

Bắc Kinh xem Đài Loan là “Món quà lớn tiếp theo” sau các cuộc đàn áp mạnh tay ở Hồng Kông và Tân Cươ
Bắc Kinh xem Đài Loan là “Món quà lớn tiếp theo” sau các cuộc đàn áp mạnh tay ở Hồng Kông và Tân Cươ
Chủ nhật, 26-01-2025 00:34, (GMT+07:00)
Bắc Kinh xem Đài Loan là “Món quà lớn tiếp theo” sau các cuộc đàn áp mạnh tay ở Hồng Kông và Tân Cương
05-03-2021 18:56

Theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông McMaster, mối đe dọa về một cuộc xâm lược Đài Loan khiến hòn đảo này trở thành “điểm nóng quan trọng nhất” có thể dẫn đến một “cuộc chiến tranh quy mô lớn”.

Ông McMaster, phát biểu trước phiên điều trần của Ủy ban Vũ trang Thượng viện vào ngày 2/3, nói rằng Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình coi Đài Loan là “món quà lớn tiếp theo” sau khi củng cố quyền kiểm soát của chính quyền Trung Quốc trong nước - bằng cách áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc ở Hồng Kông, và chiến dịch diệt chủng chống lại người Hồi giáo dân tộc thiểu số ở vùng Tân Cương.

Cựu quan chức này cho biết ông Tập cho rằng "ông ta có một cơ hội thoáng qua đang khép lại" liên quan đến việc tấn công Đài Loan. Ông McMaster nói: “Ông ấy muốn đưa Trung Quốc thành một thể thống nhất trở lại”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù hòn đảo này đã được quản lý như một thực thể riêng biệt trong hơn bảy thập kỷ qua. ĐCSTQ đã thề sẽ chiếm lại hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.

Trong những tháng gần đây chính quyền Trung Quốc đã leo thang mạnh mẽ các luận điệu và áp lực quân sự đối với hòn đảo này.

Vào tuần đầu tiên của nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, Trung Quốc đã thực hiện các cuộc xâm nhập quân sự quy mô lớn nhất vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Vào ngày 23/113 máy bay quân sự đã bay qua vùng biển phía Tây Nam của Đài Loan và 15 máy bay quân sự khác cũng thực hiện một cuộc tấn công tương tự vào ngày hôm sau. Vài ngày sau, một quan chức Trung Quốc cảnh báo hòn đảo tự trị rằng “độc lập có nghĩa là chiến tranh”.

Theo ông McMaster, khoảng thời gian từ năm 2022 trở đi đánh dấu thời điểm “nguy hiểm nhất” đối với Đài Loan, nhấn mạnh rằng điều này trùng khớp với sau khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 kết thúc.

Ông cho biết chính quyền Trung Quốc hiện đang nỗ lực vũ khí hóa Biển Đông, để tạo ra một rào cản khiến chúng ta phải “trả giá quá đắt” để bảo vệ Đài Loan, trong trường hợp hòn đảo này bị tấn công.

Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã từng bước xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo và bãi đá ngầm ở các tuyến đường thủy đang tranh chấp.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia khuyến nghị Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực xung quanh Đài Loan và Biển Đông để ngăn cản việc quân đội Trung Quốc sử dụng không gian đó.

Theo ông, Hoa Kỳ nên tiếp tục giúp Đài Loan củng cố khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.

Theo luật liên bang, Hoa Kỳ có nghĩa vụ cung cấp cho Đài Loan các thiết bị quân sự để tự vệ. Dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Trump, việc bán vũ khí cho Đài Loan đã tăng lên với việc chính phủ phê duyệt các gói vũ khí trị giá hơn 15 tỷ USD.

Ông McMaster nói rằng cuộc chiến có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì vấn đề xâm lược Đài Loan sẽ là “cái giá quá đắt cho cả hai bên”.

“Nếu Hoa Kỳ quyết định đáp trả vấn đề Đài Loan, tôi tin rằng quân đội Trung Quốc sẽ phải chịu tổn thất to lớn do tiềm năng to lớn của quân đội Hoa Kỳ”,  ông nói thêm.

Thùy Minh
Theo The Epoch Times tiếng Anh

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP