Bắc Kinh dẫn thơ ‘ly biệt, lưu vong’ để khai mạc Olympic mùa đông

Bắc Kinh dẫn thơ ‘ly biệt, lưu vong’ để khai mạc Olympic mùa đông

Bắc Kinh dẫn thơ ‘ly biệt, lưu vong’ để khai mạc Olympic mùa đông

Bắc Kinh dẫn thơ ‘ly biệt, lưu vong’ để khai mạc Olympic mùa đông

Bắc Kinh dẫn thơ ‘ly biệt, lưu vong’ để khai mạc Olympic mùa đông
Bắc Kinh dẫn thơ ‘ly biệt, lưu vong’ để khai mạc Olympic mùa đông
Chủ nhật, 29-12-2024 22:20, (GMT+07:00)
Bắc Kinh dẫn thơ ‘ly biệt, lưu vong’ để khai mạc Olympic mùa đông
10-02-2022 13:35
 
Một cảnh trong lễ khai mạc Olympic mùa đông Bắc Kinh, trong phim 'Đường Sơn địa chấn' và hình một người đàn ông đi trong tuyết. Ảnh ghép từ nhiều nguồn.
 

Đối với ĐCSTQ, Olympic không chỉ là một đại hội thể thao, mà quan trọng hơn nó chính là mục tiêu chính trị. Bởi vì khi tổ chức Thế vận hội, ĐCSTQ luôn muốn cho thế giới nhìn thấy cảnh của ‘thiên triều thượng quốc’, ‘vạn quốc lai triều’…

Lễ khai mạc Thế vận hội chứa điềm ‘đại hung’

Trước khi diễn ra Thế vận hội mùa đông, Hoa Kỳ cùng các đồng minh như Anh, Canada v.v. đã tuyên bố tẩy chay Thế vận hội mùa đông, làm ĐCSTQ có cảm giác như ‘vạn quốc ly triều’ (vạn quốc xa triều).

Còn hôm khai mạc ngày 4/2, trong khi 6 vị Thường Uỷ và Vương Kỳ Sơn đều nhìn vào hướng quốc kỳ Trung Quốc, thì thì Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường lại không nhìn, ông Lý đút tay đút trong túi áo, có cảm giác như ‘nằm thẳng’, lạc lõng giữa đám đông. Đây giống như lục đục nội bộ trong ĐCSTQ đã biểu lộ ra bên ngoài.

Chưa hết, đáng ra ngày khai mạc phải nói điều gì tích cực vui tươi, nhưng khi CCTV phát sóng lễ khai mạc Olympic mùa đông, MC lại dẫn bài thơ ‘Bắc phong hành’ (北風行) của Lý Bạch với nội dung vô cùng buồn thảm như sau:

Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch
Phiến phiến xuy lạc Hiên Viên đài

Dịch nghĩa:

Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu
Từng mảng thổi bay Hiên Viên đài

(Hiên Viên đài: tên gò đất, tương truyền là nơi sinh của Hiên Viên Hoàng Đế)

Là một người am hiểu sâu sắc về lịch sử văn hoá, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 7/2 đã giải thích rằng: Bài thơ này có nội dung rất thê lương, nói về người vợ hoài niệm chồng tử trận ở biên giới. Tâm trạng người vợ rất đau buồn, bởi vì người chồng chết ở biên giới nhưng không có ai chôn cất, xương cốt lộ ra nơi hoang dã, do đó người vợ ‘hy vọng’ rằng hoa tuyết ở núi Yên Sơn có thể… làm chiếu đắp cho thi thể người chồng quá cố. Do đó ý nghĩa và bối cảnh của bài thơ vô cùng buồn thảm.

Có thể một số người cho rằng người dẫn chương trình của CCTV đọc nhầm, nhưng không phải như vậy. Bởi vì tờ ‘Nhân dân nhật báo‘ cũng đăng bài viết với tiêu đề: “Quá đẹp! ‘Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu’ rơi xuống sân vận động Tổ chim”. Đây không phải là CCTV hay tờ ‘Nhân dân nhật báo’ đọc lầm. Vào ngày 5/2, Tân Hoa Xã đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền với Trương Nghệ Mưu, đạo diễn này cho biết: Lễ khai mạc đã kể câu chuyện về những bông tuyết từ đầu đến cuối, bao gồm các bông tuyết có hình dạng khác nhau ninh kết thành cảnh tượng ‘Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu’ (Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch).

Sau đó một số học giả bắt đầu ‘xoá dấu vết’ bằng cách nói rằng: những bông hoa tuyết này sẽ là ‘bầu không khí’ vui vẻ hơn. Nhưng Giáo sư Chương lại không cho như vậy.

Mọi người biết rằng bài thơ của Lý Bạch có tên là ‘Bắc phong hành’ có nguồn gốc từ ‘Bắc phong’ (邶風) trong Thi Kinh. Thi Kinh phân thành Phong – Nhã – Tụng, trong đó có ‘Ngũ thập quốc phong’, tức là dân ca của 15 địa khu khác nhau. ‘Phong’ (風) là dân ca địa phương, do lão bách tính diễn xướng. Còn ‘quốc’ (國) không phải là khái niệm quốc gia bây giờ, mà là ‘thành thị’.

Như đã nói ở trên, ‘Bắc phong hành’ nói về tâm trạng của người phụ nữ có chồng tử trận ở biên giới, còn ‘Bắc phong’ trong Thi Kinh lại phản ánh câu chuyện quý tộc nước Vệ lưu vong và miêu tả mọi người lần lượt chạy trốn giữa loạn lạc quốc gia.

Nhìn vào câu ‘Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch’ cũng mang đến cho người ta cảm giác ‘con thuyền’ ĐCSTQ sắp chìm rồi, cho nên các quan chức lần lượt chạy trốn.

Trong ‘Bắc phong’, khi quý tộc lưu vong thì tuyết to nặng hạt, gió bắc thét gào, đây không chỉ là miêu tả thời tiết, mà còn là bầu không khí chính trị thời đó. Trong ‘Bắc phong’ viết như thế này:

Bắc phong kỳ lương
Vũ tuyết kỳ bàng
Huệ nhi hiếu ngã
Huề thủ đồng hàng

Dịch nghĩa:

Gió bắc lạnh ngắt
Mưa tuyết rơi đầy
Những người bạn tốt
Cùng dắt tay nhau

Từ nội dung bài ‘Bắc phong’ trong Thi Kinh, hay ‘Bắc phong hành’ của Lý Bạch, mọi người sẽ thấy chủ đề của Olympic mùa đông năm nay miêu tả cảnh quý tộc lưu vong, hoặc cảm xúc thê lương của người vợ hoài niệm người chồng tử trận ở biên giới mà thi thể không có ai chôn. Do đó, rất nhiều người cho rằng lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông có điềm ‘đại hung’.

‘Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu’ không phải để miêu tả niềm vui trong thơ ca…

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cũng vào cuộc để ‘dọn dẹp tẩy rửa dấu vết’. Một kênh truyền thông của Tỉnh uỷ Sơn Đông là tờ ‘Nhật báo đại chúng’ đã giải thích câu ‘Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu’ (Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch) rằng: tuy xuất xứ của nó nằm trong bài ‘Bắc phong hành’ của Lý Bạch mang cảm giác bi lương, nhưng câu trên được dùng trong trường hợp ăn mừng vui tươi thời Bắc Tống.

Là người am hiểu cả Văn – Sử – Triết, Giáo sư Chương không cho rằng như vậy, bởi vì trong bài thơ ‘Hồ già (1) thập bát phách’, Vương An Thạch có viết như thế này:

Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch
Dữ nhi tẩy diện tác quang trạch
Hoảng nhiên thiên địa bán dạ bạch
Khuê trung chỉ thị không tương ức

Dịch nghĩa: 

Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu
Rửa mặt cho con liền xán lạn
Đột nhiên trời đất nửa đêm sáng
Ta ở trong phòng nhớ tích xưa

4 câu thơ trên có đại ý là: tuyết của vùng Yên Sơn to như chiếc chiếu, sau đó lấy để rửa mặt cho con trai, mặt con trai liền rực rỡ. Một thời gian sau, bỗng nhiên nửa đêm tuyết rơi sáng rực, khi nhìn cảnh đó lại nhớ lại chuyện xưa.

Trên thực tế, Vương An Thạch viết bài thơ này là mô phỏng lại bài thơ cùng tên ‘Hồ già thập bát phách’ của Thái Văn Cơ (Thái Diễm) (2).

‘Hồ già thập bát phách’ của Thái Văn Cơ vô cùng thê lương bởi vì Thái Văn Cơ sinh 2 người con ở đất Hung Nô, nhưng sau khi được Tào Tháo chuộc lại, bà lại không dẫn theo 2 người con đi cùng. Do đó một mặt, Thái Văn Cơ rất nhớ cố quốc là Hán địa, mặt khác lại lưu luyến 2 người con ở đất Hung Nô, cho nên trên con đường ‘Văn Cơ về Hán’, bà mang theo một tâm trạng phức tạp buồn khổ như vậy mà viết ‘Hồ già thập bát phách’.

Sau này vào triều Đường, Tống có một số thi nhân mô phỏng lại ‘Hồ già thập bát phách’ của Thái Văn Cơ, họ cũng viết bài thơ với tên tương tự, bao gồm cả Vương An Thạch đã nói ở trên.

Dựa vào ‘Hồ già thập bát phách’ của Vương An Thạch, chúng ta không hề thấy bất cứ bầu không khí vui mừng nào như các kênh truyền thông ĐCSTQ tuyên truyền. Nó hoàn toàn là những cảnh chia tay lâm ly bi đát: như mẹ sắp rời xa con, trước khi rời đi thì lấy tuyết Yên Sơn để rửa mặt cho con.

Nhân tiện nói về Vương An Thạch, Giáo sư Chương thuận tiện đề cập đến câu chuyện về cái tên trong bài ‘Bắc phong’ thuộc Thi Kinh cũng không mang điềm lành.

Trong 2 câu thơ đề cập ở trên là:

Bắc phong kỳ lương
Vũ tuyết kỳ bàng

Nguyên văn Hán tự:

北風其涼,
雨雪其雱。

Dịch nghĩa:

Gió bắc lạnh ngắt
Mưa tuyết rơi đầy

Vương An Thạch lấy chữ Bàng (雱) để đặt tên cho con trai, do đó tên của con ông là Vương Bàng (王雱). Mà Bàng (雱) có nghĩa là tuyết rơi nhiều lả tả, trong ‘Bắc phong’ lại mang nghĩa không tốt, quý tộc lưu vong, tuyết nặng rơi đầy, gió bắc gào thét v.v. Từ bài thơ buồn thảm như vậy lấy ra chữ Bàng (雱) để đặt tên cho con chính là một điềm báo không tốt cho kết cục con trai mình. Trên thực tế Vương Bàng là người rất tài hoa, nhưng mới 33 tuổi đã mất.

Từ ‘Bắc phong’ trong Thi Kinh, Vương An Thạch lấy là một chữ để đặt tên cho con, kết quả con trai mất sớm. Còn hiện nay ĐCSTQ bê nguyên câu “Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu” trích từ ‘Bắc phong’, ‘Bắc phong hành’ của Lý Bạch, hay ‘Hồ già thập bát phách’ của Vương An Thạch v.v. để làm diễn văn khai mạc, do đó đây là một điềm chẳng lành.

***

Một điều kỳ lạ nữa là, một ‘đại quốc’ nhiều người như thế chắc chắn có người biết điều này, nhưng vẫn đề điềm chẳng lành đó làm chủ đề khai mạc Olympic, điều này cho chúng ta một cảm giác là người dân ở Trung Quốc đã không còn muốn bày tỏ ý kiến của mình, hoặc là nói lời an toàn như trong câu chuyện ‘Bộ quần áo mới của Hoàng đế’.

Olympic Tokyo diễn ra vào năm ngoái 2021, thì đoàn Trung Quốc cho chúng ta thấy những hiện tượng rất ‘dị’ như: vận động viên chửi thề, đeo huy hiệu Mao, còn có vận động viên tội nghiệp đến nỗi… không biết tính cách là gì v.v.

Còn trong kỳ Olympic mùa đông Bắc Kinh lần này, thì trước khi khai mạc thì bị các nước tẩy chay, ‘vạn quốc ly triều’; khi khai mạc thì đọc bài thơ của Lý Bạch nói về người vợ nhớ chồng tử trận ở biên cương không có người mai táng, phải để tuyết Yên Sơn làm chiếu. Vậy thì từ đây có đến khi bế mạc, ĐCSTQ có làm điều gì khác thường hay không, chúng ta chỉ có thể chờ những diễn biến tiếp theo.

Mạn Vũ

Theo ĐKN

Chú thích:

(1) Hồ già: tên một loại kèn lá cuốn.

(2) Năm 8 tuổi, Thái Văn Cơ đã giỏi văn thơ, cũng rất thông thạo âm luật.

Năm 16 tuổi, Thái Văn Cơ lấy chồng là Vệ Trọng Đạo (衛仲道), một danh sĩ khá nổi danh, thuộc gia tộc lớn ở Hà Đông, Trung Quốc; chẳng bao lâu thì chồng bà bệnh chết. 

Nhà chồng cho là bà khắc mệnh, lại chưa có con, nên cho về nhà mẹ đẻ. Sau đó trong loạn lạc thời Hưng Bình, bà bị quân Đổng Trác bắt đi rồi lưu lạc tới Nam Hung Nô (nay thuộc vùng Nội Mông), bị nạp làm thiếp của Tả Hiền Vương (左賢王). Bà sống ở đó 12 năm và sinh được 2 người con trai.

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP