Bắc Kinh chuyển từ "Ngoại giao chiến lang" sang "Mỹ nhân kế"

Bắc Kinh chuyển từ "Ngoại giao chiến lang" sang "Mỹ nhân kế"

Bắc Kinh chuyển từ "Ngoại giao chiến lang" sang "Mỹ nhân kế"

Bắc Kinh chuyển từ "Ngoại giao chiến lang" sang "Mỹ nhân kế"

Bắc Kinh chuyển từ "Ngoại giao chiến lang" sang "Mỹ nhân kế"
Bắc Kinh chuyển từ "Ngoại giao chiến lang" sang "Mỹ nhân kế"
Thứ bảy, 11-01-2025 02:50, (GMT+07:00)
Bắc Kinh chuyển từ "Ngoại giao chiến lang" sang "Mỹ nhân kế"
28-07-2020 20:16

Trong những năm gần đây, các nhà ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn bị chỉ trích vì dường như không biết dùng "ngôn ngữ ngoại giao" và thiếu sự linh hoạt nghiêm trọng. Khi “ngoại giao chiến lang" không còn hữu dụng trên trường quốc tế, có vẻ như Bắc Kinh lại đang điều chỉnh sang chiến lược “mỹ nhân kế".

Qua những lần phát biểu, có thể thấy người phát ngôn của ĐCSTQ mang ngữ khí ngang ngược, đặc phái viên của họ ở nước ngoài liên tục khiêu khích, không giống như nhà ngoại giao, mà giống như đang chiến đấu ở nước ngoài. Một số người thậm chí còn chế giễu rằng Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ đã trở thành Bộ phá hoại Quan hệ Đối ngoại của Trung Quốc.

Hiện giờ, mọi người đã phát hiện ra rằng phong cách lang sói này đều bắt nguồn từ tư tưởng ngoại giao của Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Trong bối cảnh ngoại giao liên tục gặp trở ngại, sau khi ĐCSTQ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế, truyền thông nước ngoài mới đây cho biết Bắc Kinh đang điều chỉnh chiến lược, chuyển từ các “chiến lang" ngoại giao sang sử dụng những cô gái trang điểm xinh đẹp tham gia vào mặt trận tuyên truyền của ĐCSTQ. Mục đích của ĐCSTQ là nhằm cố gắng thay đổi môi trường dư luận quốc tế.

 

Theo trang tin tức của Úc, trong các video do ĐCSTQ công bố, một mặt, những cô gái này sẽ ám thị rằng những người phương Tây sẽ bị bắt giữ nếu lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ; mặt khác, họ sẽ xúc phạm người Ấn Độ bằng giọng điệu của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Mục đích mà ĐCSTQ bồi dưỡng những mỹ nữ này đều là để tăng cường tuyên truyền đường lối của đảng. Họ liên tục ‘chiến đấu’ trên các trang mạng xã hội nước ngoài như Twitter và YouTube.

Bài báo nói rằng, mặc dù các quan chức ngoại giao chiến lang đã dốc hết sức để đả kích những giá trị quan của phương Tây trên các kênh truyền thông mạng xã hội phương Tây, ĐCSTQ vẫn không hài lòng. Cuối tuần trước, Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc đã đăng một đoạn video tiết lộ chiến lược tuyên truyền biến hoá liên tục của Bắc Kinh.

Trong video xuất hiện một cô gái trẻ ngồi tại bàn làm việc với một khẩu hiệu tuyên truyền rõ ràng ở phía sau. Phụ đề tiếng Anh của video dùng để thông báo với khán giả phương Tây rằng cô là cán bộ thôn của một chính quyền địa phương thuộc khu tự trị Tân Cương. Cô nói với khán giả rằng cô rất hài lòng với cuộc sống, rồi khi nói về một số chủ đề ở Tân Cương, cô vui vẻ đến nỗi vừa múa vừa hát.

Bài báo chỉ ra rằng, trên thực tế thì những phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đều bị cưỡng ép triệt sản. Ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong hàng chục trung tâm giam giữ mới mà ĐCSTQ gọi là "trại cải tạo".

Về vấn đề này, ngay cả ông Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming), Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, cũng từ chối trả lời. Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông của Anh vài ngày trước, ông Lưu Hiểu Minh đã thể hiện rõ sự bối rối khi nhìn thấy băng video hàng trăm tù nhân Duy Ngô Nhĩ bị còng tay và bịt mắt.

 

Hiện nay, chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ đang thay đổi. Ông Fergus Ryan, chuyên gia phân tích thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Úc, đã viết: "Nếu anh có một nhóm người chuyên nịnh hót đảng luôn sẵn sàng đợi lệnh, sao lại phải dựa vào số ít quan chức ngoại giao chiến lang kia chứ?".

Bài báo chỉ ra rằng, gần đây các cuộc phản công từ các cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh xuất hiện nhiều hơn trên các kênh truyền thông mạng xã hội của phương Tây. Mặc dù những tuyên truyền này trông có vẻ kỳ lạ, nhưng đây chính là chính sách của ĐCSTQ. Tháng trước, Twitter đã xoá hàng ngàn tài khoản cá nhân và những tài khoản này được cho là một phần trong các hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ.

Bài báo trích dẫn lời của bà Hoa Xuân Oánh, Vụ trưởng Vụ Thông tin của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, trong một ấn phẩm của ĐCSTQ xuất bản vào tháng 7/2019: "Để giành được quyền phát ngôn, chúng ta phải chủ động hành động và tích cực định hình".

Ông Fergus Ryan nói: “Bà Hoa Xuân Oánh và các đồng sự ngoại giao chiến lang đã cố gắng định hình ngôn ngữ toàn cầu bằng cách chế giễu, mỉa mai và thuyết âm mưu”.

Đầu năm nay, một người đàn ông Trung Quốc đã bị bắt vì đăng tải thông tin về việc đứa con của anh ra đời lên Twitter. Anh bị buộc tội vượt “tường lửa” Internet. Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Oánh cùng các đồng nghiệp chiến lang và những người đẹp phục vụ đảng có thể vượt tường lửa mà không phải lo lắng, với điều kiện là họ phải làm những gì họ cần làm.

Ông Fergus Ryan cho biết: "Có rất nhiều người, bao gồm cả nhân viên trong các viện chính sách của Trung Quốc, những người làm truyền thông chuyên nghiệp, phần tử theo chủ nghĩa dân tộc và thậm chí cả Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cũng đang nỗ lực để có cơ hội tham gia vào thực tiễn (tuyên truyền trên mạng). Mọi một đoàn thể đều cố gắng tranh thủ cơ hội thể hiện lòng trung thành với đảng và sẵn sàng phát động cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây".

 

Bài báo nói rằng, Bắc Kinh biết rằng các kênh truyền thông mạng xã hội của phương Tây có lợi thế hơn kênh truyền thông truyền thống. Không giống như truyền thông truyền thống, truyền thông mạng xã hội có thể kiểm soát được nhiều hơn và sẽ không bị buộc phải trả lời các câu hỏi khó. Ví như các cảnh nhảy múa của cô cán bộ Tân Cương cũng có thể được dàn dựng công phu.

Đây là lý do tại sao các cơ quan truyền thông được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn có thể thử nhiều cách để đưa các kiểu phong cách và hiệu ứng lên các trang mạng như YouTube và Twitter.

Bài báo cho biết, chiến lược “mỹ nhân kế" của Bắc Kinh đang gia nhập vào hàng ngũ tuyên truyền "chiến lang". Những cô gái xinh đẹp, hấp dẫn trong trang phục truyền thống thể hiện sự quyến rũ của họ trong các video đã được cắt nối biên tập trên Youtube, họ nghiêm túc ca ngợi lợi ích của chế độ độc tài độc đảng. ĐCSTQ dường như đang cho phép tiến hành những thử nghiệm tương tự trong các cơ quan chính phủ, để cải thiện địa vị của ĐCSTQ trên thế giới.

Ngoài ra, Bắc Kinh đang phát triển phương pháp "công khai thao túng", sử dụng thiết bị tuyên truyền kết hợp với đầu tư thu thập dữ liệu trí tuệ nhân tạo và các nền tảng truyền thông xã hội khác để tuyên truyền thông tin đến khán giả phương Tây.

Minh Thanh

Theo SOH

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP