Bắc Kinh âm thầm len lõi vào các trường đại học Mỹ

Bắc Kinh âm thầm len lõi vào các trường đại học Mỹ

Bắc Kinh âm thầm len lõi vào các trường đại học Mỹ

Bắc Kinh âm thầm len lõi vào các trường đại học Mỹ

Bắc Kinh âm thầm len lõi vào các trường đại học Mỹ
Bắc Kinh âm thầm len lõi vào các trường đại học Mỹ
Chủ nhật, 29-12-2024 20:53, (GMT+07:00)
Bắc Kinh âm thầm len lõi vào các trường đại học Mỹ
02-11-2022 12:18

Các chuyên gia cảnh báo rằng, chính quyền Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực xâm nhập vào các trường đại học của Mỹ để tiếp cận các nghiên cứu có giá trị và gây ảnh hưởng lên tư tưởng của các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo của nước Mỹ.

 

ĐCSTQ âm thầm len lỏi vào khuôn viên các trường đại học Mỹ

Một người đi bộ đi ngang qua khuôn viên Đại học Minnesota ở Minneapolis vào ngày 9/4/2019. Trường đại học này đã đóng cửa Viện Khổng Tử vào năm 2019. (Ảnh: Stephen Maturen/Getty Images)

 

Mối quan hệ của các trường đại học Mỹ với Trung Quốc đã thu hút sự giám sát mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với các Học viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ. Các học viện này bị chỉ trích vì truyền bá tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và bóp nghẹt tự do học thuật. Một nguồn tin tiết lộ rằng, các trường đại học đã nhận được gần 1,5 tỷ USD quà tặng và hợp đồng của Trung Quốc từ năm 2014 đến năm 2020.

 

Nhưng những ví dụ này chỉ là một phần nhỏ của một chiến dịch đa phương, nhằm lật đổ các thể chế nuôi dưỡng tinh hoa công nghệ và trí tuệ của nước Mỹ.

 

Ông John Metz là chủ tịch của Viện Athenai, một tổ chức phi lợi nhuận do sinh viên thành lập, tập trung vào việc loại bỏ ảnh hưởng của ĐCSTQ khỏi các trường đại học. Ông Metz nói với The Epoch Times trong một e-mail: “ĐCSTQ coi sự cởi mở của các trường đại học hàng đầu của nước Mỹ như một thứ vũ khí mà họ dùng để chống lại chính chúng ta".

 

Trong khi đó, chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc nhằm vào các trường đại học chỉ là một khía cạnh trong nỗ lực toàn diện của ĐCSTQ nhằm lật đổ mọi khía cạnh của xã hội phương Tây để mang lại lợi ích cho chính quyền nước này. Và vì ĐCSTQ muốn vượt mặt Mỹ để trở thành một siêu cường duy nhất trên toàn cầu, nên Washington cần tập trung vào các hành động của mình.

 

Ông Metz nói: “Theo nghĩa đen, việc ĐCSTQ tiếp cận các trường đại học của nước Mỹ gây nguy hiểm cho cuộc sống của chính người Mỹ".

 

“ĐCSTQ đang nhắm đến những người trẻ, vì họ muốn kiểm soát tâm trí của thế hệ lãnh đạo tiếp theo của nước Mỹ. Do đó, chúng ta có nguy cơ thất bại không chỉ trong hiện tại, mà cả trong tương lai”.

 

Bịt miệng những người bất đồng chính kiến

 

Một phần chính trong các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở các trường đại học Mỹ liên quan đến việc kiểm soát dư luận về ĐCSTQ. Nỗ lực này nhằm bịt miệng những người lên tiếng chống lại ĐCSTQ.

 

Vì vậy, bản thân các du học sinh Trung Quốc và các hiệp hội sinh viên Trung Quốc đã trở thành công cụ được ĐSCTQ dùng để trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​trong khuôn viên trường đại học. Trong những năm qua, có rất nhiều vụ việc các nhóm sinh viên Trung Quốc có liên hệ với lãnh sự quán Trung Quốc đã thành công hoặc cố gắng trấn áp những tiếng nói chỉ trích ĐCSTQ tại các trường đại học Mỹ.

 

Ông Se Hoon Kim, Giám đốc tổ chức Liên Minh Các Quốc Gia Của Nạn Nhân Bị Giam Cầm (Captive Nations Coalition), cho biết: “Theo quan điểm của tôi, thế hệ sinh viên quốc tế mới đến từ Trung Quốc dường như có tinh thần dân tộc cao hơn nhiều so với những người tôi từng gặp ở các trường đại học".

 

Ông Kim nói rằng, những sinh viên này coi bất cứ điều gì chỉ trích ĐCSTQ là phản dân tộc.

 

Theo ông Kim, nếu một người nói chuyện với các sinh viên du học Trung Quốc trong khuôn viên trường đại học Mỹ về ĐCSTQ, họ thường nói, “Đảng là nhân dân và chúng ta là Đảng” —một đường lối tuyên truyền được ĐCSTQ nhiều lần tán dương, trong đó ĐCSTQ tuyên bố họ là duy nhất, là đại diện của Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc.

 

“Nếu những cá nhân như thế này đang theo học các trường đại học Mỹ, họ tham gia các lớp học hàng ngày, họ tham gia các hoạt động hàng ngày trong khuôn viên trường học, thì có khả năng là bất kỳ loại thảo luận nào về việc chỉ trích ĐCSTQ đều sẽ đối mặt với nguy hiểm”, ông Kim nói.

 

Giám đốc FBI Christopher Wray trong một bài phát biểu đầu năm nay đã đưa ra ví dụ về việc ĐCSTQ đe dọa và quấy rối sinh viên tại các trường đại học Mỹ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ.

 

“Trong một vụ việc gần đây tại một trường đại học ở Trung Tây, có một sinh viên Mỹ gốc Hoa đã đăng tải những lời khen ngợi dành cho những sinh viên đã thiệt mạng trong vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 lên mạng xã hội. Và gần như ngay lập tức, cha mẹ cậu ấy gọi điện từ Trung Quốc, nói rằng các đặc vụ Trung Quốc đã xuất hiện và đe dọa họ vì bài đăng của anh này", ông nói.

 

Ông Wray đang đề cập đến một vụ việc xảy ra vào năm 2020 liên quan đến anh Khổng Chí Hào (Kong Zhihao), một sinh viên Trung Quốc tại Đại học Purdue ở Indiana, người sau đó bị các sinh viên Trung Quốc khác trong khuôn viên trường cáo buộc là “Đặc vụ CIA”. Do vấp phải sự quấy rối từ ĐCSTQ, anh Khổng Chí Hào miễn cưỡng phải hủy bỏ một bài phát biểu đã lên kế hoạch trong một sự kiện kỷ niệm vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn.

 

“Tôi nghĩ một số sinh viên Trung Quốc trong trường của tôi là đảng viên ĐCSTQ. Tôi cho rằng họ không chỉ đơn giản là sinh viên. Họ có thể là gián điệp hoặc là người cung cấp thông tin", anh Khổng nói với tờ ProPublica vào thời điểm đó.

 

Các viện Khổng Tử tái xuất với diện mạo mới

 

Các Viện Khổng Tử, trung tâm ngôn ngữ do Bắc Kinh tài trợ bị chỉ trích là cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ và gây ra những trở ngại đáng kể trong những năm gần đây. Do đó, có 104 trong số 118 học viện trên khắp các trường cao đẳng và đại học Mỹ buộc phải đóng cửa.

 

Nhưng Hiệp hội Học giả Quốc gia Mỹ (National Association of Scholars), cho biết trong một báo cáo tháng 6 rằng, nhiều Viện Khổng Tử đã tái xuất dưới các diện mạo khác.

 

Báo cáo cho biết, nhìn chung, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực thương thảo với các trường đại học Mỹ để thuyết phục họ giữ lại các Viện Khổng Tử hoặc mở các chương trình tương tự với cái tên khác.

 

Theo Báo cáo, có ba chiến lược thay đổi thương hiệu Viện Khổng Tử ở Mỹ: “bình mới rượu cũ”, duy trì quan hệ với đối tác Trung Quốc ở nhiều mức độ, và chuyển tới một “mái nhà” mới.

 

Theo báo cáo, trong số những trường bị đóng cửa, 28 trường đã thay thế các Viện Khổng Tử bằng một chương trình tương tự (bình mới rượu cũ), 58 trường vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với trường đại học đối tác cũ của Viện Khổng Tử và 5 trường đã chuyển Viện Khổng Tử tới một "mái nhà" mới.

 

Báo cáo cho biết, sau khi đóng cửa các Viện Khổng Tử, một số viện chủ quản đã được thực hiện để hoàn trả tiền cho chính quyền Trung Quốc, và trong một số trường hợp, số tiền này vượt quá 1 triệu USD.

 

Gián điệp

 

Việc Trung Quốc đánh cắp nghiên cứu và công nghệ từ các trường đại học Mỹ là một cuộc tấn công trực diện vào vai trò lãnh đạo đổi mới của Mỹ. Gần đây, đã có nhiều ồn ào về việc đánh cắp công nghệ nhạy cảm, thêm một góc độ khác về sự can thiệp của Trung Quốc vào các trường đại học Mỹ.

 

Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ Nhân tạo (NSCAI), do cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt đứng đầu, năm ngoái đã bỏ phiếu nhất trí thông qua báo cáo cuối cùng (pdf) trước Quốc hội Mỹ. Báo cáo này khuyến nghị các trường đại học Mỹ thực hiện các bước để ngăn chặn hành vi trộm cắp công nghệ nhạy cảm của quân đội Trung Quốc.

 

“Trên một sân chơi bình đẳng, Mỹ có khả năng đánh bại bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Tuy nhiên, ngày nay, có một sự khác biệt căn bản trong cách tiếp cận của Mỹ và Trung Quốc đối với sự đổi mới của trí tuệ nhân tạo (AI), khiến vai trò lãnh đạo AI của Mỹ gặp nguy hiểm”, báo cáo cho biết và nhấn mạnh rằng, không giống như Trung Quốc, mô hình đổi mới của Mỹ dựa trên việc trao đổi ý tưởng cởi mở, thị trường tự do và sự tham gia hạn chế của chính phủ.

 

“Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch có hệ thống được chỉ đạo tập trung nhằm khai thác công nghệ AI từ nước ngoài thông qua hoạt động gián điệp, tuyển dụng nhân tài, chuyển giao công nghệ và đầu tư. Họ có một kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng và đào tạo một thế hệ kỹ sư AI mới trong các trung tâm AI của mình", báo cáo cho biết.

 

Trong Chiến tranh Lạnh, cạnh tranh về công nghệ giữa Mỹ và Liên Xô, đặc trưng bởi các chương trình nghiên cứu và phát triển đã tách rời nhau. Nhưng trong thế giới ngày nay, cạnh tranh Mỹ - Trung phức tạp hơn nhiều, vì hệ sinh thái nghiên cứu của cả hai quốc gia được kết nối sâu sắc thông qua các dự án nghiên cứu chung, luân chuyển tài năng và liên kết thương mại bao gồm chuỗi cung ứng, thị trường và liên doanh nghiên cứu, theo báo cáo.

 

Nhận thức về mối đe dọa đánh cắp công nghệ ngày càng gia tăng trong bối cảnh chính quyền cựu Tổng thống Trump khởi động Sáng kiến ​​Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ đã triển khai một chương trình mới nhằm chống gián điệp kinh tế và các hành động thâm độc khác của ĐCSTQ.

 

Hàng chục nhà nghiên cứu, học giả Mỹ và học giả Trung Quốc đã bị truy tố hoặc kết án theo sáng kiến ​​này với các tội danh từ trộm cắp bí mật thương mại đến gian lận.

 

Cuối năm ngoái, cựu chủ nhiệm khoa hóa của Đại học Harvard Charles Lieber đã bị bồi thẩm đoàn kết tội nói dối trước các cơ quan liên bang về mối quan hệ của ông với Kế hoạch Ngàn nhân tài của ĐCSTQ. Đây là kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc để thu hút lượng lớn nhân tài của Mỹ phục vụ cho quốc gia này; không chỉ chất xám, đôi khi cả bí mật quốc gia.

 

Tuy nhiên, chính quyền ông Biden đã kết thúc Sáng kiến Trung Quốc vào tháng Hai trong bối cảnh bị cáo buộc phân biệt chủng tộc. Mặc dù đánh giá nội bộ không tìm thấy sự thiên vị chủng tộc trong cách tiếp cận của bộ, nhưng chương trình đã bị đóng cửa vì lo ngại về nhận thức thiên vị, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách Bộ phận An ninh Quốc gia Matthew Olsen cho biết vào thời điểm đó.

 

Tài trợ của Trung Quốc

 

Ông Ian Oxnevad, cộng tác viên nghiên cứu chương trình với Hiệp hội Học giả Quốc gia và là một trong những tác giả của báo cáo nói trên về các Viện Khổng Tử, nói với Epoch Times rằng các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các trường đại học Mỹ phù hợp với mục tiêu trở thành siêu cường toàn cầu của ĐCSTQ.

 

Ông Oxnevad cho biết: “Một phần trong chiến lược to lớn của Trung Quốc không chỉ là đánh cắp các bí mật liên quan đến kinh tế và an ninh, đặc biệt là công nghệ từ khắp nơi trên thế giới, mà nó còn định hình cách nhìn nhận của Trung Quốc”. Điều này có nghĩa là các cuộc thảo luận về các chủ đề như vi phạm nhân quyền, vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, và những hành động tàn bạo như Đại nhảy vọt sẽ tiếp tục bị kiểm duyệt. Mối quan tâm này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt hơn về việc Trung Quốc tài trợ cho các trường đại học Mỹ.

 

Ông Metz nói rằng, tài trợ của Trung Quốc là một nguồn tài trợ đại học “khổng lồ”, và nó rất hấp dẫn vì nó có vẻ như được trao một cách tự do. Do đó, cần phải giải quyết tận gốc bằng cách ngăn các trường đại học chấp nhận nguồn tài trợ đó.

 

Ông chỉ ra Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một ví dụ về việc nhận tiền của Trung Quốc. Trường đại học này đã nhận được hơn 100 triệu USD đóng góp từ các nguồn khác nhau của Trung Quốc từ năm 2015 đến năm 2019, theo một báo cáo năm 2020 của Bộ Giáo dục Mỹ.

 

Năm ngoái, bà Michelle Bethel, thành viên hội đồng quản trị Viện Nghiên cứu Não bộ McGovern của MIT, đã từ chức vì lo ngại về vấn đề đạo đức trong quan hệ đối tác của viện này với các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc.

 

"Bằng cách tiến hành nghiên cứu với các tổ chức ở Trung Quốc, Viện McGovern vô tình có thể tiếp tay cho bộ máy an ninh đàn áp của đất nước hoặc quân đội của ĐCSTQ, trong khi các sĩ quan của họ đã xuất bản các bài báo tuyên bố sinh học là một lĩnh vực chiến tranh mới", bà Bethel viết trên tạp chí Wall Street Journal giải thích về lý do bà từ chức.

 

Bà viết: “Những lo ngại của tôi về việc Bắc Kinh có thể sử dụng những phát hiện của chúng ta đã bị bác bỏ là phân biệt chủng tộc và có thiên hướng chính trị".

 

Đối với ông Metz, sự hợp tác của các trường đại học Mỹ với các tổ chức Trung Quốc và liên kết tài chính của họ với Trung Quốc là một tình huống không thể giải quyết được.

 

Ông nói: “Đòn bẩy tài chính rộng lớn đó đã khiến cho các trường đại học như MIT nhìn theo hướng khác; trong khi ĐCSTQ lạm dụng nhân quyền và đe dọa an ninh quốc gia Mỹ".

 

Một phát ngôn viên của MIT nói với Epoch Times rằng, MIT có “quy trình cứng rắn để đánh giá và quản lý rủi ro của nghiên cứu liên quan đến các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, những quốc gia có hành vi ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và kinh tế của Mỹ".

 

Trước đó, để đáp lại bài báo của bà Bethel, MIT đã đưa ra một tuyên bố chung của ông Robert Desimone, giám đốc Viện nghiên cứu não bộ McGovern, ông Nergis Mavalvala, hiệu trưởng Trường Khoa học MIT và bà Maria T. Zuber, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu của trường đại học.

 

Họ nói rằng trong số hàng chục dự án nghiên cứu tại Viện McGovern, chỉ có một dự án về phát triển các phương pháp điều trị các dạng tự kỷ hoặc rối loạn thần kinh nghiêm trọng là của Trung Quốc, và MIT không nhận được tài trợ nào từ ĐCSTQ.

 

“Mọi cam kết được đề xuất liên quan đến một tổ chức hoặc nguồn tài trợ từ Trung Quốc, một khi nó đã được đánh giá về việc tuân thủ luật pháp và quy định của Mỹ, sẽ được các ủy ban gồm các quản trị viên cấp cao xem xét thêm để cân nhắc các rủi ro liên quan đến an ninh quốc gia, khả năng cạnh tranh kinh tế, dân sự và nhân quyền", tuyên bố cho biết.

 

Mỹ nên làm gì?

 

Câu hỏi về việc Mỹ nên phản ứng như thế nào trước sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào các trường học của Mỹ đã khiến các chuyên gia đưa ra nhiều khuyến nghị khác nhau, từ việc cắt giảm tài trợ liên bang cho các trường đại học hợp tác với chính quyền Trung Quốc đến tăng cường chia sẻ thông tin với các nước cùng chí hướng.

 

Ông Greg F. Treverton, một giáo sư tại Đại học Nam California và là cựu chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, nói với Epoch Times rằng, các vụ việc ĐCSTQ cố gắng kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến trong các trường đại học Mỹ là “không thường xuyên, đáng lo ngại, nhưng không đáng để cắt giảm hợp tác với Trung Quốc".

 

“Tôi cho rằng có hai loại hợp tác cần được tăng cường. Thứ nhất là phải có sự hợp tác ngày càng rõ ràng hơn giữa các trường đại học FBI”, ông nói thêm. Ông Treverton cho biết, sự hợp tác như vậy không đến “tự nhiên” bởi vì nhìn chung nhiều người trong các trường đại học vẫn nghi ngờ chính phủ.

 

Hình thức hợp tác thứ hai là Mỹ cần liên kết với “bạn bè trên khắp thế giới” như Australia, một quốc gia tràn ngập sinh viên Trung Quốc. Ông Treverton cho biết điều này rất quan trọng, vì nếu Mỹ không tiếp nhận sinh viên Trung Quốc, họ sẽ đi nơi khác.

 

Ông nói: “Chúng ta có thể chia sẻ thông tin về những gì đã xảy ra với các quốc gia khác nhau, bằng cách kết nối giữa Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc và sinh viên của họ".

 

Báo cáo của Hiệp hội Học giả Quốc gia khuyến nghị rằng, trong ngắn hạn, chính phủ liên bang Mỹ nên sửa đổi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng để nhắm mục tiêu vào các chương trình thay thế Viện Khổng Tử. Bên cạnh đó, Mỹ nên đặt ra “các giới hạn mới đối với các nguồn tài trợ liên bang khác cho các tổ chức duy trì Viện Khổng Tử hoặc chương trình tương tự".

 

Về dài hạn, báo cáo cho rằng các nhà chức trách nên đánh thuế đối với các quỹ và hợp đồng của Trung Quốc đổ vào các tổ chức của Mỹ. Đồng thời, Washington cần thực hiện các biện pháp khác để xây dựng tính minh bạch trong các quy trình cấp vốn.

 

Theo đó, điều này sẽ giới hạn số tiền Trung Quốc tài trợ cho một trường cao đẳng hoặc đại học, trước khi chúng có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ.

 

Ông Metz nói rằng, các trường đại học đang bắt đầu xem xét lại các khoản đầu tư của họ vào Trung Quốc.

 

“Các trường đại học như CUA [Đại học Công giáo Hoa Kỳ] và Yale đã và đang điều tra các mối liên hệ của họ với nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ; những trường đại học khác như Harvard, đang lặng lẽ thu hồi các khoản đầu tư này”, ông nói.

 

Ông Metz cho biết: “Vào cuối niên khóa 2022-23, chúng tôi hy vọng các trường đại học khác sẽ nhanh chóng thoái vốn".

 

Athenia có kế hoạch tung ra một công cụ trực tuyến tương tác mới sẽ giúp sinh viên, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác đo lường được mức độ tiếp xúc của các trường đại học của họ với Trung Quốc.

 

Ông Metz cho biết, công cụ trực tuyến này sẽ xem xét mọi thứ, từ quà tặng và quan hệ đối tác nghiên cứu cho đến các Viện Khổng Tử, các khoản đầu tư cũng như các hoạt động quấy rối và kiểm duyệt sinh viên do nhà nước hỗ trợ.

 

Xem thêm: Câu Chuyện Chân Thực về Màn Chèn Sóng Truyền Hình Nhà Nước Trung Quốc

Huyền Anh - Theo NTDVN
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP