Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai

Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai

Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai

Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai

Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai
Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai
Thứ bảy, 28-12-2024 15:41, (GMT+07:00)
Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai
23-04-2022 09:56

Đệ nhất mật hạnh trong số 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là con trai của Phật Thích Ca, tên là La Hầu La. Tại sao Phật Đà lại lấy cái tên của Vua Atula đặt tên cho con trai mình?

 

Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai

Atula là ai? Tại sao Phật Thích Ca lấy tên của Vua Atula đặt cho con trai. (Ảnh: Tổng hợp)

 

Atula tồn tại như thế nào?

 

Một trong những bức tranh bích họa ở hang Mạc Cao, Đôn Hoàng có vẽ rất nhiều Thần Tiên, đặc biệt trên đỉnh hang phía tây có một bức họa rất hoành tráng. Bức tranh vẽ núi Tu Di. Kinh Phật giảng, núi Tu Mi là núi lớn ở trung tâm vũ trụ, trên đỉnh núi có một tòa thành, là cung Trời Đao Lợi. Ở giữa núi có một người khổng lồ da đen có 4 cánh tay, 1 tay nắm mặt trời, một tay nắm mặt trăng, dưới chân là biển cả. Nước biển sâu nhưng chưa ngập đến đầu gối của ông ta. Người khổng lồ này có tướng mạo đáng sợ, xung quanh ông có Thần Tiên các lộ, dường như ngầm nói rằng, người khổng lồ này có thân phận khác thường. Ông ta chính là Vua Atula, người trong tộc của ông ta được gọi là A-tu-la. 

 

Atula vốn là một trong các vị Thần viễn cổ của Ấn Độ, là vị quỷ Thần hung tợn hiếu chiến. Đối với người trẻ tuổi ngày nay thì A-tu-la cũng khá quen thuộc, bởi vì cái tên và hình tượng Atula thường xuất hiện trong tranh hoạt họa và trong game, thường là những nhân vật dũng mãnh hiếu chiến, có vẻ có chút tà ác.

 

Atula là tiếng Phạn, nghĩa là “không đoan chính”. Không đoan chính tức là xấu xí. Họ là 1 trong 6 đạo chúng sinh, là một trong chúng Thần của Thiên Long bát bộ. Nếu nói họ là Thiên Thần nhưng họ lại không có thiện hạnh của Thiên Thần và tướng mạo xấu như quỷ. Nếu nói họ là quỷ nhưng họ lại có uy lực và thần thông của Thần. Nếu nói họ là người, tuy họ có thất tình lục dục như con người, nhưng họ cũng có uy lực của Thần và tính ác của quỷ. Có thể nói họ là phi Thần phi quỷ phi nhân, là quái vật ở giữa Thần, quỷ, người. Muốn thực sự hiểu rõ Atula, thì cần phải tìm hiểu từ sự ra đời của A-tu-la. 

 

Sự ra đời của Atula

 

Trong “Quan Phật tam muội kinh” có ghi chép, khi thế giới vừa mới hình thành núi, biển và mặt đất, các Tiên nhân trên Thiên thượng bèn đến nhân gian chơi đùa. Trong đó có một Tiên nhân, trong khi tắm ở biển, thì không ngờ Thủy Tinh chui vào trong thân thể. Thân thể Tiên nhân liền mọc một quả trứng bằng thịt. Trải qua 8000 năm, một nữ quái sinh ra từ trong quả trứng đó.

 

Nữ quái này trông rất đáng sợ, cao bằng núi Tu Di, trên mặt có ngàn con mắt, có 999 cái đầu, miệng, và tay, nhưng chỉ có 24 cái chân. Quái vật đáng sợ này chính là tổ tiên của Atula.

 

Sau này nữ quái sinh ra Vua Atula, tên là Tỳ Ma Chất Đa, có uy lực vô cùng lớn, có thể đi lại tự do trên trời và dưới nhân gian. Nhưng Tỳ Ma Chất Đa trông cũng rất đáng sợ, có 9 đầu, 1000 mắt, 999 tay và 8 chân. 

 

Hình tướng của Tỳ Ma Chất Đa thì các họa sĩ hiện đại cũng không vẽ ra được, do đó chúng ta thấy tranh chân dung Vua Atula đều là những bức vẽ đã đơn giản hóa, ví như 4 mắt 4 tay… chỉ cần truyền đạt được ý là được rồi. 

 

Một ngày nọ, Tỳ Ma Chất Đa trông thấy Thiên nữ trên Thiên thượng rất xinh đẹp, liền nảy sinh ra ý muốn lấy vợ. Nữ quái biết rằng, con gái của Hương Thần Càn Thát Bà (Gandharva) trên Thiên giới đẹp như hoa như ngọc, nữ quái yêu con nên đã giúp con trai cầu hôn với Càn Thát Bà. Càn Thát Bà cũng vui vẻ đồng ý. Thế là tộc Atula ngày một sinh sôi nảy nở. 

 

Vua Atula kết hợp với Thiên nữ trải qua 8000 năm thì sinh ra một nữ Atula, đặt tên là Xá Chỉ. Khác với các Atula nam rất xấu xí, nữ Atula lại rất xinh đẹp. Sắc đẹp tuyệt thế của nữ Atula khiến Đế Thích Thiên ở Thiên giới cũng siêu lòng, thế là Đế Thích Thiên lập tức cầu hôn. Nhưng Vua Atula lại đưa ra điều kiện, ông ta nói rằng, nếu để ông ta ngồi ở cung điện Thất Bảo thì mới đồng ý cho con gái làm Vương phi của Đế Thích Thiên. 

 

Đế Thích Thiên nghe vậy liền lập tức tháo chiếc mũ báu xuống và ném xuống biển, liền biến thành một cung điện. Bằng công đức tu hành thập thiện, Đế Thích Thiên đã để cho Vua Atula ngồi lên cung điện Thất Bảo. 

 

Thế là Vua Atula đã đồng ý gả con gái Xá Chỉ cho Đế Thích Thiên. Đế Thích Thiên cũng rất sủng ái cô. Nhưng những ngày hạnh phúc mỹ mãn không kéo dài, bởi vì tuy con gái của Vua Atula vô cùng xinh đẹp, nhưng tính tình cũng rất ghen ghét đố kỵ. Một ngày nọ, Xá Chỉ vô ý trông thấy Đế Thích Thiên và các Thái nữ vui đùa trong bể nước, thì bỗng cơn ghen thiêu đốt trái tim. Xá Chỉ lập tức sai 5 Dạ Xoa đi tố cáo với phụ thân. 

 

Bởi vì tộc Atula tính tình ngạo mạn, không ai dám động vào, nhất là các nam Atula lại rất hiếu chiến. Khi Vua Atula nghe tin Đế Thích Thiên thích mới chán cũ thì bỗng nhiên nổi giận, liền dẫn đại quân phát động chiến tranh với Thiên giới. Đây chính là một trong những cuộc chiến nổi tiếng giữa Atula và Thiên nhân.

 

Cuộc chiến giữa Vua Atula và Thiên nhân

 

Trong cuộc chiến tranh này, đại quân của Vua Atula bao vây núi Tu Di trùng trùng lớp lớp. Lúc này, Đế Thích Thiên nhớ lại Phật Đà đã từng nói rằng, khi gặp đại nạn, chỉ cần trì chú thì có thể phá giải quỷ binh. 

 

Quả nhiên khi ông trì chú thì từ ngang trời có 4 bánh xe đao bay ra, hầu như là diệt hết đại quân Atula. Những Atula thảm bại chạy trốn, nhưng cuộc chiến giữa Thiên nhân và Atula vẫn chưa kết thúc. 

 

Cùng với thời gian qua đi, tộc Atula lại dần dần phát triển lớn mạnh, họ hình thành 4 bộ lạc, mỗi bộ lạc có một Vua Atula cầm đầu, mỗi Vua Atula thống lĩnh hàng ngàn vạn Atula, gọi là Atula chúng, hoặc gia quyến Atula. 4 Vua Atula nổi tiếng này, một người là Bà Nhã, nghĩa là dũng mãnh, là vị thống soái tiền quân của Atula chiến đấu với Đế Thích Thiên. Một người nữa là La Trại Đà, nghĩa là thét như sấm, cũng gọi là Vai Rộng, vì ông ta có cái vai rất lớn. Một người nữa là Tỳ Ma Chất Đa như đã nói ở phần trên, ý nghĩa là vòng hoa. Một người tên là La Hầu La, ý nghĩa là che lấp, ông ta có thể dùng bàn tay tô lớn che lấp ánh sáng mặt trời, mặt trăng.

 

Cuộc chiến của thế lực ác này với Thiên giới không chỉ một lần. Bọn họ chú định là phải chịu khổ trên chiến trường. Lý do khai chiến đều gắn liền với ghen ghét đố kỵ, và tính khí nóng nảy bạo ngược của Atula. 

 

Những người biết các câu chuyện Phật giáo có lẽ đều quen thuộc với cái tên La Hầu La này. Đệ nhất mật hạnh trong số 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là con trai của Phật Thích Ca, cũng tên là La Hầu La. Tại sao Phật Đà lại lấy cái tên của Vua Atula đặt tên cho con trai mình? Trước tiên, chúng ta hãy nói về câu chuyện của Vua Atula Ha Hầu La.Tương truyền, Vua Atula La Hầu La đã từng có lần dùng 2 tay che tháp Phật khi thiên tai. Trong quan niệm của Phật giáo,  tháp Phật vô cùng trang nghiêm thần thánh, có câu nói rằng: “Thấy tháp như thấy Phật tổ”. Các Phật tử nếu thấy tháp thì đều để hở vai phải, và đi quanh tháp 3 vòng, coi đó là lễ Phật. 

 

Bởi vì Vua Atula La Hầu La bảo vệ tháp Phật nên Phật tổ thấy thiện căn của ông ta chưa mất hết, bèn thu nhận ông ta làm hộ Pháp, đó chính là 1 trong Thiên Long bát bộ mà chúng ta biết. 

Trong cuộc chiến tranh này, đại quân của Vua Atula bao vây núi Tu Di trùng trùng lớp lớp. (Ảnh minh họa: Miền công cộng)
 

Nói đến Thiên Long bát bộ, đầu tiên mọi người sẽ nghĩ đến tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, thực ra, Thiên Long bát bộ là thuật ngữ trong Phật giáo, là Bát bộ chúng sinh thiện đạo, là Thần hộ Pháp của Phật Pháp. Chức trách của họ là bảo hộ Phật Pháp, tránh bị yêu ma xâm phạm hay can nhiễu. Thiên Long bát bộ đều là ‘phi nhân’, bao gồm 8 loại quái vật ở Thần đạo. 

 

Một là Thiên chúng (Deva), hai là Long chúng (Naga), ba là Dạ Xoa (Yaksa), bốn là Càn Thát Bà (gandharva), năm là Atula (asura), sáu là Ca Lâu La (garuda), bẩy là Khẩn Na La (kinnara), tám là Ma Hầu La Già (mahoraga)

 

Mọi người có lẽ cảm thầy kỳ lạ, rằng Atula chẳng phải là quái vật đó sao, sao lại có thể trở thành Thần hộ Pháp? 

 

Chúng ta biết trong Phật giáo giảng về Lục đạo, gồm: Thiên đạo, Atula đạo, Nhân đạo, Súc sinh đạo, Ngạ quỷ đạo và Địa ngục đạo.

 

Thiên đạo, Atula đạo và Nhân đạo thuộc về Tam thiện đạo. Tam thiện đạo tuy có thống khổ và cũng không viên mãn, nhưng sinh mệnh vẫn còn có cơ hội thăng hoa hướng lên thành hình thái sinh mệnh cao cấp. Do đó gọi là Tam thiện đạo. 

 

Còn Súc sinh đạo, Ngạ quỷ đạo và Địa ngục đạo thuộc về Tam ác đạo. 6 đạo chúng sinh này sau khi chết đều luân hồi chuyển thế trong Lục đạo luân hồi.

 

Thiên nhân tuy có khả năng tiến thêm một bước thành Phật, Bồ Tát, như hy vọng rất mù mịt, bởi vì họ suốt ngày hưởng lạc mà quên tinh tấn, đại đa số đều rơi xuống 4 đạo thấp cấp hơn là người, súc sinh, địa ngục và ngạ quỷ, chỉ có trường hợp cực kỳ cá biệt, có năng lực phản tỉnh, thì mới có cơ hội triệt để giải thoát. 

 

Atula tiếng Phạn cũng có nghĩa là phi thiên, do đó Atula đạo là ‘phi thiên giới’, họ có thể sống hưởng phúc như thiên nhân, nhưng lại không có đức hạnh của thiên nhân. Họ khả năng đời trước cũng là người có tu hành, hoặc là thiên nhân, phúc phận khá lớn, tuy nhiên, về phương diện thân khẩu ý thì có những việc xấu ác nhỏ, tâm tính có khiếm khuyết, ví như ngạo mạn hoặc đố kỵ, do đó cuối cùng bị rơi vào Atula đạo. 

 

Điều này nói rõ rằng, trong giới tu luyện, tâm tật đố rất được xem trọng. Trong kinh điển Phật giáo “Tạp dụ kinh” có ghi chép câu chuyện như sau:

 

Đời trước của Vua Atula là một người nghèo, sống trong một ngôi nhà nhỏ bên dòng sông lớn. Người nghèo này thường phải chặt củi rồi qua sông bán ở phiên chợ. Nhưng con sông lớn thường xuyên có lũ, nước sông lại sâu, nước lại chảy xiết. Đã nhiều lần người nghèo này suýt nữa thì bị nước sông nhấn chìm, may mà cuối cùng đều thoát mạng.

 

Một ngày nọ, một tăng nhân Phật môn là hóa thân của một vị Bích Chi Phật đến trước cửa nhà người nghèo này hóa duyên. Người kiếm củi này thấy tăng nhân Phật môn đến nhà mình thì cảm thấy vô cùng hoan hỉ, vội vàng mời tăng nhân vào trong nhà. Anh ta dùng tất cả thức ăn trong nhà để làm một bữa chay cúng dường tăng nhân.

 

Vị Bích Chi Phật ăn cơm chay xong thì ném chiếc bát lên trên không và vút lên không bay đi. Anh kiếm củi ngây người ra nhìn, anh ta hướng về phía Bích Chi Phật phát nguyện, mong muốn đời sau có được thân thể cao lớn, có thể qua sông dễ dàng hơn.

 

Do nhân duyên này nên người kiếm củi đã được phúc báo, đời sau có được hình dạng cao lớn như thế này. Thân hình khổng lồ, có nhiều mắt nhiều tay, nhìn cung trời Đao Lợi ở phía dưới.

 

Câu chuyện này thực hư như thế nào, chúng ta không khảo cứu. Nhưng câu chuyện này đã nói rõ một điểm. Đó là, người nghèo này cho dù cuộc sống túng bấn cũng dốc hết thức ăn trong nhà để cúng dường tăng nhân, điều đó có nghĩa là, phúc phận mà đời trước của Atula tích được đều đến từ việc ông ta vui thích bố thí, ông ta coi việc bố thí là quan trọng hơn tất cả. Tuy nhiên, ông ta không biết trì giới, không biết nhẫn nhục, và còn nóng tính, tâm ngạo mạn và hiếu thắng còn lớn, do đó sau khi chuyển sinh thì trở thành Atula, được hướng phúc báo mà đời trước tích được, còn đời này tiếp tục đánh giết tạo nghiệp trong Atula đạo, đời sau rất có thể rơi vào Tam ác đạo. 

 

Cuộc chiến giữa Thiên nhân và Atula lần thứ 2

 

Ở trên đã nói, Vua Atula sau khi bị Đế Thích Thiên đánh bại, tộc Atula dần dần phát triển lớn mạnh, sau đó hình thành 4 bộ tộc, mỗi bộ tộc có một Vua Atula lãnh đạo. 

 

Theo kinh “Pháp cú thí dụ kinh” ghi chép, trải qua nhiều năm sau, Đế Thích Thiên lại để mắt đến một Atula nữ, muốn cưới về làm vương phi. Người được Đế Thích Thiên phải lòng này chính là con gái của Vua Atula La Hầu La.

 

Về con gái của La Hầu La, kinh “Pháp cú thí dụ kinh” miêu tả cô rất đẹp, khi nói mùi hơi thở giống như mùi hương của hoa Ưu Bát La, mùi từ lỗ chân lông thoát ra thơm hơn mùi hương gỗ đàn hương, sắc mặt hồng hào, da như ngọc. Những người trông thấy cô, không ai là không yêu thích. 

 

Để cưới con gái của Vua Atula làm vương phi, Đế Thích Thiên bèn phái Nhạc Thần trên Thiên thượng đem theo sính lễ, và dùng ca khúc để dẫn dụ Vua Atula đồng ý hôn nhân. 

 

Vua Atula nghe xong thì bực tức, không nói năng gì, liền đuổi Nhạc Thần ra khỏi cung, còn điều động binh mã chuẩn bị tấn cung cung Đế Thích Thiên.

 

Đế Thích Thiên vẫn dựa vào trì chú như lần trước, liên tiếp đánh bại đội quân Atula, còn bắt được con gái Vua Atula. (Ảnh minh họa: Miền công cộng)
 

Đế Thích Thiên vẫn dựa vào trì chú như lần trước, liên tiếp đánh bại đội quân Atula, còn bắt được con gái Vua Atula.

 

Thấy Đế Thích Thiên làm cũng không đúng, La Hầu La bèn sai sứ giả đi đàm phán, chỉ ra rằng, Đế Thích Thiên là đệ tử của Phật, không nên phạm giới cướp đoạt. Đế Thích Thiên nghe thấy có đạo lý, thấy mình đã phạm giới, bèn trả con gái Vua Atula trở về, và tặng nước cam lồ của Thiên thượng. 

 

Còn La Hầu La cũng hạ thấp cái tôi xuống, đem con gái tặng cho Đế Thích Thiên, đồng thời tự nguyện thọ trì tam quy ngũ giới, trở thành đệ tử của Phật.

 

Việc này cũng coi là kết thúc có hậu. Từ đây có thể nhìn ra, duyên tu hành của Vua Atula cũng không bình thường. Nhưng việc này có quan hệ như thế nào với con trai của Phật Thích Ca Mâu Ni? Tại sao Phật tổ lấy tên Vua Atula đặt tên cho con trai mình?

 

Con trai của Phật Đà: La Hầu La

 

Tương truyền, đời trước của La Hầu La, con trai của Phật Đà, cũng là một người tu luyện. Một ngày nọ, ông đang ngồi đả tọa thì bị tiếng chuột gặm gỗ gây ồn. Đả tọa cần yên tĩnh. Thế là ông bịt lỗ chuột lại, bịt liền 6 ngày.

 

Đến ngày thứ 6, ông nghĩ đến lỗ chuột bị bịt, bèn mở lại lỗ chuột. Ông phát hiện ra, con chuột đã chịu đói 6 ngày ở trong hang, tuy còn sống nhưng đã gầy đi nhiều. 

 

Trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia, thê tử của Ngài có mang La Hầu La. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đả tọa 6 năm ở trên núi Tuyết Sơn, thì La Hầu La ở trong bụng mẹ 6 năm mới chào đời. Việc này chính là quả báo bít hang chuột 6 ngày đời trước. Hơn nữa La Hầu La chào đời vào lúc nguyệt thực, nên mới đặt tên là La Hầu La, có nghĩa là che lấp, nghĩa là che lấp nghiệp chướng. 

 

Đây chính là ghi chép về La Hầu La trong Phật giáo. Nhưng khác với trong Phật giáo, Atula là sinh vật phi nhân phi quỷ phi Thần, trong Bà la môn giáo của Ấn Độ, Atula được liệt vào Thần tộc. Trong Thần thoại Ấn Độ cổ, bất kể là Thiên nhân hay Atula, họ đều do Phạm Thiên, vị Thần Sáng Tạo sinh ra. Chúng Thần, bao gồm cả Atula và Thiên nhân đều cư trú ở núi Tu Di. Núi Tu Di lại ở biển của vũ trụ - Nhũ Hải.

 

Khuấy động Nhũ Hải

 

Trong biển Nhũ Hải có một vật đặc  biệt có thể khiến chúng Thần trường sinh bất tử: nước cam lồ bất tử. Atula và các Thiên nhân khác đều muốn có được vật này, do đó thường xảy ra chiến tranh.

 

Trong một lần chiến tranh khốc liệt, Phạm Thiên, vị Thần Sáng Tạo, cha của họ không chịu được nữa, bèn ra lệnh cho họ hợp tác cùng nhau khuấy động Nhũ Hải, sau đó 2 bên cùng nhau chia nước cam lồ bất tử.

 

Chúng Thần hợp lực khuấy động Nhũ Hải, cuối cùng nước cam lồ bất tử đã xuất hiện, nhưng lại bị Atula, những kẻ muốn chiếm riêng cướp đi. Thần Vishnu lo rằng sau khi Atula độc chiếm nước cam lồ bất tử, sẽ phá hoại sự cân bằng của thế giới, Thần bèn hóa thành vô số mỹ nữ, cuốn hút và đưa tộc Atula, kẻ vốn chiếm được nước cam lồ bất tử, trở về nơi cũ, và lấy lại được nước cam lồ. Sau đó, Thần đến chỗ các Thiên nhân, cho họ uống nước cam lồ trường sinh bất lão.

 

Trong Thần thoại Ấn Độ, trong tộc Atula cũng có một Atula tên là La Hầu La, người này không bị mỹ nữ do Thần Vishnu hóa ra hớp hồn. La Hầu La hóa thân thành Thiên nhân, trà trộn trong Thiên nhân, và được uống nước cam lồ bất tử. Nhưng hành vi của ông ta bị Thần Mặt trời và Thần Mặt trăng phát hiện ra, và báo cho Thần Vishnu. Thần Vishnu lập tức ra tay, chặt đầu La Hầu La, lúc đó đang ngậm nước cam lồ, chưa kịp nuốt xuống bụng. 

 

Từ phần cổ trở lên của La Hầu La do có nước cam lồ nên không chết, trái lại còn truy sát Thần Mặt trời và Thần Mặt trăng vì tội tố cáo. Nhưng vì từ phần cổ trở xuống đã bị Thần Vishnu hủy diệt, nên mỗi lần La Hầu La đem Thần Mặt trời và Thần Mặt trăng nuốt vào trong miệng, thì lại từ trong cổ họng chui ra. Đây chính là nguồn gốc của nhật thực và nguyệt thực. 

 

Sau khi uống nước cam lồ bất tử, sức mạnh các Thiên nhân tăng mạnh, do đó đã nhanh chóng đuổi tộc Atula ra khỏi núi Tu Di. Sự thù hận giữa 2 bên lại càng sâu hơn, và bắt đầu những cuộc chiến không có hồi kết thúc. Tộc Atula bị đánh tơi bời.

 

Từ đó trở đi, Atula đều muốn trở lại Thiên giới, nhưng Thiên nhân có sức mạnh quá lớn. Sau khi Atula Đa La Già ra đời, ông ta dốc sức tu hành khổ hạnh, hy vọng sẽ có được sức mạnh. Phạm Thiên cảm động bởi thành tâm của ông ta, nên đã giáng phúc, Đa La Già từ đó thường thắng bất bại, nhưng nhược điểm duy nhất của ông là con trai của Thần Shiva có thể giết chết ông ta.

 

Atula dưới sự lãnh đạo của Vua Atula Đa La Già lại tấn công núi Tu Di, Thiên nhân bị đánh bại liên tiếp. Các Thiên nhân thấy sắp tiêu vong liền lập tức cầu cứu Phạm Thiên. Lúc này họ mới được biết, chỉ có con trai của Thần Shiva mới có thể giải quyết được. Chúng Thần cầu cứu, con trai của Thần Shiva là Thất Kiện Đà.

 

Thất Kiện Đà có được Thiên binh Thiên tướng của Nhân Đà La, đã đánh bại Đa La Già, khôi phục lại hòa bình cho Thiên giới, do đó ông trở thành nguyên soái của Thiên binh Thiên tướng. 

 

Cho đến ngày nay, Atula vẫn bị đuổi ra khỏi núi Tu Di, nhưng vẫn tranh chấp không ngừng nghỉ với Thiên nhân, và vẫn thường xảy ra các cuộc đại chiến. Mỗi lần chiến tranh, Atula đều bị tử thương vô số, do đó tình hình thảm khốc được gọi là “tu la trường”. Do đó tu la trường ngày nay có ý nghĩa đấu tranh hoặc tác chiến.

 

Xem thêm:

VIDEO: Đệ tử Phật Thích Ca Mâu Ni đã chờ 2500 năm để đem hai vật giao cho một người

 

Tường Hòa
Nguồn Earth Inn

Đăng theo NTDVN

 

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP