Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường

Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường

Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường

Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường

Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường
Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường
Chủ nhật, 26-01-2025 00:23, (GMT+07:00)
Ẩn sau Đập Tam Hiệp: những con số khổng lồ ‘biết nói’ và mối nguy hại khôn lường
29-08-2020 09:30

Mong ước xây dựng một “biểu tượng hùng mạnh” của Trung Quốc thế kỷ XXI để có thể sánh ngang công trình lịch sử Vạn Lý Trường Thành, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bỏ ngoài tai mọi lời can gián, bất chấp cả việc ẩn sau dự án Đập Tam Hiệp vĩ đại này là những “con số” khổng lồ về chi phí, thiệt hại...

Những chi phí, thiệt hại khổng lồ ẩn sau dự án đập Tam Hiệp này (Ảnh: Getty Images)

Khi bắt đầu xây dựng vào năm 1994, Đập Tam Hiệp được thiết kế không chỉ để tạo ra điện nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc, mà còn để chế ngự con sông dài nhất nước này, theo hệ tư tưởng “đấu trời, đấu đất, đấu người” của ĐCSTQ. 

Tam Hiệp là một trong những đập lớn nhất thế giới (dài 2,3 km), và là công trình công cộng gây nhiều tranh cãi trong thời hiện đại.

Những con số ‘biết nói’

Để bắt đầu, tổng chi phí của dự án này ước tính là 90 tỷ nhân dân tệ (NDT) (12,6 tỷ USD), trong đó chỉ tính riêng cho việc xây dựng là 50 tỷ NDT; 40 tỷ NDT khác sẽ dành cho việc di dời dân cư sống trong khu vực hồ chứa. Toàn bộ dự án mất gần hai thập kỷ để xây dựng. 

Tuy nhiên, trong cuốn sách “The Three Gorges Dam: Between State Power, Technical Immensity, and Regional Implications”, tác giả Thierry Sanjuan, Rémi Béreau cho biết, tính cả lãi phát sinh trong quá trình xây dựng và lạm phát, tổng mức đầu tư có thể lên tới 204 tỷ NDT (28,6 tỷ USD). 

Năm 1998, hơn 1/3 khoản đầu tư hàng năm của chính phủ đã được phân bổ cho các khoản trả nợ vay hoặc do lạm phát liên quan đến công trình này.

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cung cấp hạn mức tín dụng hàng năm là 3 tỷ NDT (450 triệu USD) từ năm 1990 đến năm 2003. Nhiều ngân hàng Trung Quốc, thường là công ty con hoặc đối tác của các ngân hàng quốc gia lớn, cũng cung cấp tín dụng cho dự án này. 

Do đó, hệ thống ngân hàng trong nước đã tài trợ 2/3 dự án Tam Hiệp, với số tiền hơn 140 tỷ NDT (21 tỷ USD).

Ngoài ra, 5 tổ chức là Banque Nationale de Paris (BNP), Société Générale, Tập đoàn Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải (HSBC), Ngân hàng Dresdner của Đức, và Tập đoàn Phát triển Xuất khẩu của Canada; đã cùng nhau cung cấp tổng cộng 1,1 tỷ USD cho dự án xây đập này.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới từ chối cấp vốn và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ từ chối cung cấp bảo lãnh tài chính cho các công ty Hoa Kỳ liên quan đến việc xây dựng con đập nhiều rủi ro này.

Một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất của dự án lớn này là chi phí khổng lồ của nó đối với việc di dời những người dân làng đã sống hàng thế kỷ bên bờ sông. Để “dọn đường” cho hồ chứa khổng lồ của con đập, khoảng 1,4 triệu người dân dọc theo sông Dương Tử đã phải di dời. 

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc ước tính rằng hơn 2.000 di tích biến mất, khoảng 1.208 địa điểm khảo cổ đã bị nhấn chìm, bao gồm 30 địa điểm thời kỳ đồ đá có tuổi từ 30.000 đến 50.000 năm.

Hàng chục hang động thời kỳ đồ đá cách đây gần 4.000 năm, các ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Hán (từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên), và các ngôi đền nhà Minh (có từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVII) cũng bị nhấn chìm. Một số chuyên gia ước tính có tới 15.000 di tích lịch sử và tiền sử sẽ bị ngập lụt.

Tổng cộng, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã yêu cầu 3 tỷ nhân dân tệ (420 triệu USD) cho mục đích cứu khoảng 10% các di tích. Tuy nhiên, chỉ 1/5 số tiền được cấp bởi chính phủ Trung Quốc và không có gì từ các tổ chức quốc tế như UNESCO.

Có hơn một trăm công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kéo dài. Hồ chứa đã “nhấn chìm” hai thành phố, 114 thị trấn và 1.680 ngôi làng dọc theo bờ sông.

Có hơn một trăm công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kéo dài. Hồ chứa đã “nhấn chìm” hai thành phố, 114 thị trấn và 1.680 ngôi làng dọc theo bờ sông. (Ảnh: getty images)

Trong khi chính phủ “hứa” rằng con đập sẽ có thể bảo vệ các cộng đồng xung quanh hạ lưu, nhưng gần đây lưu vực sông Dương Tử có lượng mưa trung bình lớn nhất trong gần 60 năm, khiến sông và nhiều phụ lưu của nó bị ngập nước, lũ lụt. Hơn 158 người đã chết hoặc mất tích, 3,67 triệu cư dân phải di dời và 54,8 triệu người bị ảnh hưởng, gây ra thiệt hại kinh tế 144 tỷ nhân dân tệ (20,5 tỷ USD).

Hàng vạn mẫu đất nông nghiệp màu mỡ vốn được sử dụng để trồng 40% ngũ cốc và 70% lúa gạo của nước này bị ảnh hưởng bởi dự án Tam Hiệp. Thống kê cho thấy có khoảng 74.000 mẫu đất nông nghiệp, bao gồm cả đất màu mỡ gần sông, đã bị mất vào hồ chứa.

Ngoài ra, 13 thành phố lớn, 140 thành phố và thị trấn nhỏ hơn; 1.352 ngôi làng, 1.600 nhà máy và 700 trường học cũng bị “nhổ bỏ” bởi dự án đập Tam Hiệp 

Theo một nghiên cứu của Cục Quản lý Động đất Trung Quốc, trong 6 năm sau khi hồ chứa được lấp đầy vào tháng 6 năm 2003, đã có 3.429 trận động đất được ghi nhận dọc theo hồ chứa

Biển thủ tiền quỹ cấp cho những người dân di dời 

Chính phủ Trung Quốc đã phân bổ 10 tỷ USD cho công tác tái định cư, chiếm khoảng 40% chi phí của dự án đập Tam Hiệp.Theo BBC, các kiểm toán viên Trung Quốc cho biết số tiền hơn 30 triệu USD đã bị biển thủ từ các quỹ được cấp vào năm 2004 và 2005, đồng thời cảnh báo rằng con số tổng cộng thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Khoảng 1,4 triệu người đã phải di dời cho dự án đập lớn này. Văn phòng kiểm toán quốc gia Trung Quốc cho biết họ tin rằng 272 triệu NDT (34,8 triệu USD) trong số 9,6 tỷ NDT được phân bổ trong năm 2004 và 2005 đã bị chính quyền địa phương chiếm đoạt. 

Số tiền này lẽ ra phải được sử dụng cho việc cấp nhà ở, xây dựng và các dịch vụ khác như đào tạo việc làm liên quan đến việc tái định cư cho những người dân bị di dời. Thay vào đó, nó được dùng để trả các khoản nợ của các bộ phận khác, trả lương cho nhân viên, xây thêm văn phòng và nhà ở cho những người bên ngoài dự án tái định cư, văn phòng kiểm toán cho biết.

Các kiểm toán viên cũng phát hiện ra các trường hợp trả lương cho công nhân “không tồn tại” và việc tăng chi phí xây dựng dự án một cách không cần thiết.

Một phụ nữ nói với National Geographic: "Chúng tôi phải nhận 600 USD một người để tái định cư. Chính quyền trung ương cấp tiền cho các quan chức cấp tỉnh của chúng tôi, rồi từ tỉnh chuyển sang quận, và quận đưa cho các doanh nghiệp thành phố. Nhưng khi nó đi xuống từng cấp, mỗi quan chức sẽ cắt giảm khoản tiền. Ai biết được những gì sẽ còn lại vào thời điểm nó đến với chúng tôi?"

Theo một số ước tính, nạn tham nhũng đã tiêu tốn khoảng 12% ngân sách tái định cư. 

Một số người dân thuộc diện di dời được hứa khoản tiền 4.000 USD/ người, thực tế họ chỉ nhận được 1.000 USD/người, sau khi bị khấu trừ tiền chuyển nhà, trả nhà mới và nhiều loại phí khác. Còn có những trường hợp khác không được bồi thường hay giải thích về những gì đã xảy ra với tiền của họ. 

Một “nạn nhân” nói với tờ Boston Globe: "Thật là vô lý, và chúng tôi đã đi từ cơ quan này sang cơ quan khác, nhưng không ai quan tâm đến việc giúp chúng tôi... Một khi đất đai của tôi ở dưới nước, tôi không biết mình sẽ làm gì sống sót".

Một số người trong số này đã đưa vụ việc của họ trình báo lên chính quyền hoặc giới truyền thông, và họ đã bị đánh đập bởi những kẻ côn đồ.

'Một tách trà nhỏ cho một bồn nước lớn'

Con đập khổng lồ nằm trên một phần thượng nguồn của sông Dương Tử và giúp ngăn lũ lụt ở hạ lưu bằng cách giữ nước mưa trong một hồ chứa khổng lồ, sau đó kiểm soát việc xả nước qua các cửa cống của nó. 

Trong mùa khô, mực nước của hồ chứa được giữ ở mức tối đa là 175 mét. Vào mùa hè, nó dần dần hạ thấp xuống 145 mét để nhường chỗ cho nước lũ tràn vào. Nhưng đó không là gì so với khối lượng nước lũ có thể chảy vào đập trong những năm “tồi tệ”, Fan Xiao, một nhà địa chất Trung Quốc và là nhà phê bình lâu năm về con đập cho biết.

Một trận mưa lũ lớn sẽ mang đến hơn 244 tỷ mét khối nước - tức là khoảng gấp đôi thể tích của Biển Chết - có thể đi qua Tam Hiệp trong hai tháng, theo tính toán của Fan.

“Khả năng chứa của hồ chứa của đập chỉ có thể xử lý khoảng 9% lượng đó. Nó giống như việc sử dụng một chiếc cốc nhỏ để xử lý một bồn nước lớn. Về mặt kiểm soát lũ lụt, chi phí của con đập chắc chắn cao hơn lợi nhuận thu được", ông Fan nói thêm.

Đập thủy điện Tam Hiệp được thiết kế chủ yếu để kiểm soát lũ lụt, nhưng bây giờ nó chính xác là làm tăng nguy cơ lũ lụt.

Tính đến mùa thu năm 2007, đã có hơn 4.700 vụ sạt lở đất ở một số khu vực vách đá và núi dốc, và 1.000 địa phương đã được yêu cầu gia cố hoặc sơ tán.

Bắc Kinh đã có chính sách khuyến khích người dân sống ở các khu vực dễ bị “tổn thương” (do sạt lở đất đai) di chuyển đến các thành phố khác và đã phân bổ khoảng 1,6 tỷ USD cho việc tái định cư và xây dựng đội quân tiếp viện.

‘Giấc mộng Tam Hiệp’

Việc xây dựng đập Tam Hiệp đã được thảo luận từ những năm 1950, nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra và ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực hết sức trái ngược. Từ khi Mao Trạch Đông nhấn mạnh khẩu hiệu “nhân định thắng thiên”, tuyên bố cải tạo làm sạch sông Hoàng Hà; đến khi Đặng Tiểu Bình nói rằng, khởi động Dự án có những vấn đề chính trị, nhưng không khởi động thì còn nhiều vấn đề chính trị hơn, vì vậy vẫn phải khởi động. 

Ý kiến của ông Đặng rất rõ ràng, không chấp nhận ai đó bên ngoài đảng chống lại. Càng nhiều người phản đối, càng phải kiên trì.

Dự án đập Tam Hiệp còn được ủng hộ mạnh mẽ và tích cực thúc đẩy bởi hai lực lượng. Một là lực lượng làm điện lực đứng đầu là thủ tướng Lý Bằng. Hai là Bộ trưởng thủy lợi Tiền Chính Anh và hệ thống liên quan. Sự hỗ trợ của hai lực lượng này để khởi động Dự án Tam Hiệp cho thấy có một nền tảng của lợi ích ngành (nhóm) trong việc hình thành các chính sách.

Có một điểm đáng lưu ý, hai nhiệm kỳ ông Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư, xuất thân là cựu sinh viên đại học Thanh Hoa, kỹ sư thủy lợi, nhưng ông không một lần đặt chân đến Tam Hiệp.

Ông Phan Gia Tranh, người được mệnh danh là “kiến trúc sư trưởng của đập Tam Hiệp”, là một chuyên gia hàng đầu về thủy lợi, cũng là tác giả của quyển sách “Giấc mộng Tam Hiệp”. 

Ông kể về giấc mơ khủng khiếp của mình: Bị dẫn độ ra “tòa án quốc tế về sinh thái môi trường”. Tại đó ông bị thẩm vấn, bị buộc tội và cuối cùng bị tuyên án. Lời tuyên án ghi rõ, bị can Phan Gia Tranh bị khai trừ khỏi loài người, bị ném xuống ma đạo, dẫn đến địa ngục, phải chịu mọi cảnh đau đớn khôn nguôi…

Là một chuyên gia hàng đầu về thủy lợi, ông Phan Gia Tranh biết rõ lợi hại của Dự án Tam Hiệp. Ông đã liệt kê ra đến 20 điểm khuyến cáo về việc không phù hợp nếu xây dựng đập. 

Nhưng rồi được sự “giúp đỡ giáo dục” của chính quyền, sau đó ông lại trở thành chuyên gia hàng đầu của dự án này... Ông đã khuất phục trước áp lực chính trị. Công trình Tam Hiệp đã hoàn thành với hậu quả xấu nhãn tiền. 

‘Nước, nước rất nhiều nhưng không có giọt nào để uống’

Theo tác giả Thierry Sanjuan, Rémi Béreau, Bắc Kinh muốn “chơi con bài” chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc để thúc đẩy một biểu tượng về “quang vinh, vĩ đại”, với một dự án tương đương với Vạn Lý Trường Thành. 

 

Trên thực tế, sống Dương Tử nhận hơn 1 tỷ tấn nước thải mỗi năm từ hơn 3.000 ngành công nghiệp và công ty khai thác mỏ (Ảnh: Getty Images)

Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước đòi hỏi phải tăng cường sản xuất điện và khả năng điều hướng tốt hơn dọc theo con sông lớn nhất Trung Quốc, đó là những lý do được đưa ra cho dự án Đập Tam Hiệp.

Các trí thức bất đồng chính kiến ​​đã mạnh mẽ lên án dự án, người nổi tiếng nhất là nhà báo Dai Qing, người đã vận động chống lại con đập từ những năm 1980 trở đi, và cùng với việc phát hành cuốn sách Yangtze! Dương Tử! vào mùa xuân năm 1989, quy tụ 40 nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà báo phản đối dự án. 

Điều này dẫn đến cho ông án tù mười tháng - bao gồm sáu tháng biệt giam. 

Tại thời điểm xây đập, một số nhà môi trường cho rằng dự án có thể tiêu tốn tới 75 tỷ USD cho các vấn đề về môi trường.

Trên thực tế, sống Dương Tử nhận hơn 1 tỷ tấn nước thải mỗi năm từ hơn 3.000 ngành công nghiệp và công ty khai thác mỏ. Khoảng 50 chất ô nhiễm đã được xác định trong nước của sông, bao gồm nhiều chất độc như chì, thủy ngân, cadmium, crom, asen, xyanua và phenol cũng như các sản phẩm gây ô nhiễm từ ngành công nghiệp hóa chất, nhà máy giấy và nông nghiệp (bao gồm nitrat , phốt phát và xenlulo). 

Đến năm 2003, chỉ một số nhà máy xử lý nước thải được hoàn thành. Và dù chính phủ Trung Quốc đã tiêu tốn 2,55 tỷ USD cho các dự án làm sạch, chất lượng nước vẫn không được cải thiện trên sông Dương Tử 

Chất thải đô thị cũng là một phần của 16,6 tỷ tấn chất thải được dòng sông mang theo kể từ năm 1988. Và việc xử lý “biển” chất thải này sẽ khiến dự án Đập Tam Hiệp “lỗ nặng”.

Cố vấn Nhà trắng Navarro đã từng đề cập về hiện trạng này với câu nói “hài hước chua cay”: “‘Nước, nước rất nhiều nhưng không có giọt nào để uống cả!”

Xây một con đập nhưng lại phá hủy một con sông

Vào mùa xuân năm 2011, mặc dù chính phủ Trung Quốc “hiếm khi” thừa nhận những sai phạm với dự án này, điều kịch tính nhất xảy ra khi Quốc vụ viện, do Thủ tướng Ôn Gia Bảo đứng đầu, thừa nhận "những vấn đề cấp bách", trong một tuyên bố nhằm xoa dịu sự tức giận của công chúng. 

Vào năm 2010, các kỹ sư đã đề xuất một đợt di dời nữa của hàng trăm nghìn cư dân gần đó và đầu tư nhiều hơn vào việc khôi phục hệ sinh thái. 

Cùng lúc đó, Quốc vụ viện, nội các ĐCSTQ, tuyên bố cần phải chi thêm 20 tỷ NDT hoặc nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề về sạt lở đất, ô nhiễm và di dời.

Dai Qing, nhà phê bình lâu năm về dự án cho biết: “Chính phủ xây một con đập nhưng lại phá hủy một con sông”

Nhà phân tích Jonathan Watts viết trên The Guardian vào năm 2011 rằng: “ĐCSTQ đã tăng ngân sách cho các nhà máy xử lý nước nhưng những người phản đối đập cho rằng con số ấy không thể đủ. Dù chính phủ có nỗ lực như thế nào để giảm bớt rủi ro, thì điều đó cũng là vô ích. Hội đồng nhà nước đang chi nhiều tiền hơn cho dự án, hơn là cho việc điều tra đầy đủ. Họ không có sự sẵn sàng thực sự để giải quyết vấn đề". 

ĐCSTQ đã phá hủy nhiều di sản văn hóa trong thời “Đại Cách Mạng Văn Hóa”, do đó, các nhà lãnh đạo chính quyền này muốn tự coi mình là “kiến ​​trúc sư” cho một “biểu tượng hùng mạnh” của Trung Quốc thế kỷ XXI, ngay cả khi điều này là “quả bom hẹn giờ” cho an nguy của người dân Trung Quốc, và cho cả sinh mệnh chính trị của đảng cầm quyền này.

VIDEO - GIANG TRẠCH DÂNG VÀ CUỘC DIỆT CHỦNG ĐẪM MÁU

Tâm An - Theo NTDVN

Tài liệu tham khảo

  1. Thierry Sanjuan, Rémi Béreau, “The Three Gorges Dam: Between State Power, Technical Immensity, and Regional Implications”, In Hérodote Volume 102, Issue 3, 2001, pages 19 to 56, https://www.cairn-int.info/article-E_HER_102_0019--the-three-gorges-dam.htm#
  2. Nectar Gan: China's Three Gorges Dam is one of the largest ever created. Was it worth it?, CNN, 1/8/2020, https://edition.cnn.com/style/article/china-three-gorges-dam-intl-hnk-dst/index.html
  3. Brian Handwerk: China's Three Gorges Dam, by the Numbers, Nationalgeographic, 9/6/2006, https://www.nationalgeographic.com/science/2006/06/china-three-gorges-dam-how-big/
  4. Three Gorges dam money 'missing', BBC, 26/1/2007, http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/6301075.stm
  5. Hà Phạm Trù: Lạnh nhìn đập Tam Hiệp, quy trình chế một trái bom, Tiền Phong, 19/7/2020, https://www.tienphong.vn/cong-nghe/lanh-nhin-dap-tam-hiep-quy-trinh-che-mot-trai-bom-1690420.tpo
  6. Jeffrey Hays: Three Gorges Dam: Benefits, Problems and Costs, Facts and Details, http://factsanddetails.com/china/cat13/sub85/item1046.html
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP