Ấn Độ: “Người giàu cũng khóc; bán oxy giá “chấn động” cho người nghèo giữa “sóng thần” Covid-19

Ấn Độ: “Người giàu cũng khóc; bán oxy giá “chấn động” cho người nghèo giữa “sóng thần” Covid-19

Ấn Độ: “Người giàu cũng khóc; bán oxy giá “chấn động” cho người nghèo giữa “sóng thần” Covid-19

Ấn Độ: “Người giàu cũng khóc; bán oxy giá “chấn động” cho người nghèo giữa “sóng thần” Covid-19

Ấn Độ: “Người giàu cũng khóc; bán oxy giá “chấn động” cho người nghèo giữa “sóng thần” Covid-19
Ấn Độ: “Người giàu cũng khóc; bán oxy giá “chấn động” cho người nghèo giữa “sóng thần” Covid-19
Thứ bảy, 11-01-2025 06:10, (GMT+07:00)
Ấn Độ: “Người giàu cũng khóc; bán oxy giá “chấn động” cho người nghèo giữa “sóng thần” Covid-19
28-04-2021 10:40

Người giàu tìm cách tháo chạy khỏi "sóng thần" Covid-19 ở Ấn Độ, trong khi nhận ra rằng tiền không mua được tất cả. Thị trường thuốc, oxy chợ đen ‘hét giá’ chóng mặt, nhưng một quản lý nhà máy thép không gỉ Rimjhin Ispat ở Uttar Pradesh, đã cung cấp miễn phí oxy y tế cho bệnh nhân Covid-19 nghèo - một “hiện tượng lạ” trong cảnh oxy quý hơn vàng giữa đại dịch.

Tình người trong cơn hoạn nạn

Trong ngày 27/4, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận 323.144 ca nhiễm Covid-19 mới, đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp số ca mắc mới tại quốc gia này đạt con số trên 300.000 ca.

Giữa lúc quốc gia bị tàn phá bởi “sóng thần” Covid-19, ông Manoj Gupta cùng người chủ nhà máy là Yogesh Argarwak đã quyết định cung cấp oxy mỗi ngày cho người dân với giá chỉ 0,013 USD (một rupee) một bình. Cơ sở của ông không cung cấp bình chứa, người dân có thể mang bình của họ đến để bơm đầy.

"Trước tình hình dịch bệnh hoành hành, chúng tôi muốn đưa oxy đến những ai đang cần. Vì phải xuất hóa đơn cho lượng oxy sản xuất ra, chúng tôi lấy giá một rupee cho mỗi bình", ông Gupta giải thích.

Nhiều người từ nơi xa đang lặn lội đến nhà máy này để lấy oxy. "Chúng tôi cung cấp hơn 1.500 bình oxy mỗi ngày. Mất một tiếng để bơm đầy một bình. Người dân từ nơi xa như Aligarth, Noida, Lucknow, Banaras đang đổ về đây. Chúng tôi cũng chuyển oxy tới bệnh viện và người cần gấp. Họ chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận y tế là có ngay dưỡng khí", ông Gupta cho hay.

Từng mắc Covid-19, ông Gupta càng có thêm động lực để giúp đỡ mọi người. "Tôi rất hiểu nỗi sợ mà các bệnh nhân đang phải đối mặt. Năm 2020, tôi bị nhiễm virus và phải nhập viện. Kể từ khi nhận kết quả âm tính, tôi mất gần 7 tháng để phục hồi hoàn toàn. Lần này, biến thể nCoV mới nguy hiểm hơn nên tôi muốn góp chút công sức để hỗ trợ người dân", ông chia sẻ.

Bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ phải dùng trợ thở oxy ngay trên đường phố. (Ảnh: By Sakib Ali/Hindustan Times via Getty Images)
Bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ phải dùng trợ thở oxy ngay trên đường phố. (Ảnh: By Sakib Ali/Hindustan Times via Getty Images)

Tại Delhi, các bệnh viện đang quay cuồng vì tình trạng khan hiếm oxy trầm trọng. Nhiều gia đình không còn cách nào khác ngoài tìm đến thị trường chợ đen. Một bình oxy tại đây có giá "cắt cổ" lên tới 400 USD, vượt xa khả năng chi trả của nhiều người. Hành động nghĩa hiệp của ông Manoj Gupta đã gây chấn động Ấn Độ, được nhiều người dân và cơ quan truyền thông ca ngợi.

Người giàu cũng khóc

Theo Fortune India, đại dịch Covid-19 đã nghiêm trọng đến mức tầng lớp siêu giàu - những người chưa từng bị ảnh hưởng bởi nghèo đói, thiên tai, giờ đây cũng cảm thấy không còn được an toàn. Chạy trốn ra nước ngoài trên những chuyến bay tư nhân đắt đỏ được coi là biện pháp khả quan nhất. 

Trong khi những người nghèo khó đành bất lực chờ chết thì những người giàu tại đây đang tìm đủ mọi cách để rời khỏi quê hương. 

Theo trang Gulf News, một trong những điểm đến ưa thích của giới nhà giàu Ấn Độ là Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), nơi chỉ cách Ấn Độ một quãng đường ngắn và thường có hàng trăm chuyến bay đến và đi mỗi ngày.

Bảng giá niêm yết trên các trang web cho thấy, giá vé cho các chuyến bay thương mại một chiều từ Mumbai đến Dubai trong ngày 23 - 24/4 gấp 10 lần so với mức thông thường. Giá vé cho tuyến New Delhi - Dubai gấp 5 lần.

Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ các chuyến bay phải tạm dừng, biên giới đóng cửa, nhiều người giàu nhận ra rằng tiền bạc cũng không giúp họ mua được những đặc quyền giống như trước đây. Ngay cả những bệnh viện dành cho giới thượng lưu cũng cạn kiệt thứ còn đắt hơn cả vàng hiện nay: Oxy.

Người giàu Ấn Độ không thể bỏ tiền ra để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này và cũng không còn nơi nào để đi vì hầu hết các quốc gia như Canada, UAE, Thái Lan, Maldives, Anh... đều lần lượt hạn chế du khách từ Ấn Độ.

Người giàu và người nghèo Ấn Độ hiện nay đều đứng trước nguy cơ bị Covid-19 "nuốt chửng" (Ảnh: tổng hợp)

Người giàu và người nghèo Ấn Độ hiện nay đều đứng trước nguy cơ bị Covid-19 "nuốt chửng" (Ảnh: tổng hợp)

Người giàu và người nghèo Ấn Độ hiện nay đều đứng trước nguy cơ bị Covid-19 "nuốt chửng". Không một ai biết chắc rằng "cơn sóng thần" này đến khi nào mới kết thúc!

Cơ hội mong manh

Ấn Độ hiện tại được ví như tâm chấn của Covid-19: Người chết nằm la liệt ở khắp mọi nơi và các lò hỏa táng luôn đỏ lửa cả ngày lẫn đêm. Những tiếng khóc ai oán, tiếng cầu xin được cấp giường bệnh và oxy không ngừng vang lên trên khắp Ấn Độ trong những ngày vừa qua. 

Một người có người thân mắc Covid-19 cho biết: “Hiệu thuốc mở cửa lúc 8h30 sáng và mọi người đã xếp hàng từ nửa đêm, chỉ 100 người đầu tiên mua được thuốc tiêm. Bây giờ họ đang bán thuốc ở thị trường chợ đen. Giá thực tế của thuốc là 1.200 rupee (16USD) nhưng họ đang rao bán với giá tới 100.000 rupee (1.334USD) và bạn không thể đảm bảo đó là thuốc xịn”.

Thị trường thuốc và oxy "chợ đen" cũng phát triển mạnh. Oxy, remdesivir, xi lanh và nước cất tiêm được bán với giá cắt cổ. Cuối tuần qua, ba người đàn ông đã bị bắt vì bán 40.000 rupee (500 USD) mỗi hộp remdesivir, cao hơn 30 lần giá niêm yết.

Nhu cầu về oxy tăng hơn 20% trong vài ngày. Tại Delhi, các bệnh viện đang quay cuồng vì tình trạng khan hiếm trầm trọng. Đôi khi nguồn cung cạn kiệt trong vòng 30 phút, khiến hàng trăm người gặp nguy hiểm.

Theo BBC, giữa “sóng thần” Covid-19, không phải ai cũng có cơ hội cạnh tranh công bằng. Mối quan hệ cá nhân, khả năng truy cập internet và điện thoại di động, tiền bạc, các quan hệ gia đình và địa vị xã hội cao hơn đều mang lại cơ hội tiếp cận thành công thuốc men, oxy và giường điều trị lớn hơn.

Arpita Chowdhury, 20 tuổi và một nhóm sinh viên tại trường đại học của cô ở thủ đô Delhi đang vận hành một cơ sở dữ liệu trực tuyến về những thông tin họ tự thu thập. "Chúng đang thay đổi từng giờ từng phút; 5 phút trước, tôi được thông báo rằng có một bệnh viện còn 10 giường điều trị trống, nhưng khi tôi gọi thì không còn giường nào", Arpita cho hay.

VIDEO: 600.000 NGƯỜI ẤN ĐỘ SẼ TIẾP TỤC HÀNH HƯƠNG MẶC "SÓNG THẦN" COVID

Xem thêm:

>> Lưu Bá Ôn Bia Ký Triều Minh" thấy trước đại dịch toàn cầu ngày nay và chỉ ra con đường thoát nạn

Tâm An

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP