Ai đang điều khiển giá vàng?

Ai đang điều khiển giá vàng?

Ai đang điều khiển giá vàng?

Ai đang điều khiển giá vàng?

Ai đang điều khiển giá vàng?
Ai đang điều khiển giá vàng?
Chủ nhật, 26-01-2025 00:34, (GMT+07:00)
Ai đang điều khiển giá vàng?
06-08-2020 20:54

Giá vàng luôn tăng mạnh trong bất kỳ cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế nào khi dòng tiền tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn nhất. Tuy nhiên, khác với các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trước đây, lần này giá vàng tăng mạnh còn bởi các sai lầm chính sách kéo dài hàng thập kỷ khiến thị trường vàng bị điều khiển bởi các quỹ đầu tư vàng ETFs dựa trên các công cụ đòn bẩy...

Giá vàng thế giới đã tăng vượt mốc 2,000USD/oz, hiện đang ở mức 2,042 USD/oz, tăng tới 38,66% trong vòng 1 năm qua và 86,7% trong 5 năm gần đây.

Theo CNBC cũng như hầu hết các nhà phân tích, đầu tư lý giải, đơn giản là giá đã tăng và đạt mức cao kỷ lục vào thứ Hai trong bối cảnh lo ngại về đại dịch coronavirus và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiển nhiên, đây không phải là một nhận định sai lầm, mà ngược lại đây là nhận định rất đúng, chỉ là chưa đủ....

Giá vàng vượt mốc 2,000USD/ouce, tăng tới 38,66% so với 1 năm trước đây và 86,7% so với 5 năm trước đây (nguồn: Trading View)
Giá vàng vượt mốc 2,000USD/ouce, tăng tới 38,66% so với 1 năm trước đây và 86,7% so với 5 năm trước đây (nguồn: Trading View)

Dự báo đỉnh giá vàng lên tới 3,500USD/oz: không có bất kỳ dấu hiệu nào trong ngắn hạn có thể ngăn đà tăng của giá vàng

Thị trường vàng "đang rất mạnh" và có thể đạt 3.500 đô-la trong hai năm, một nhà phân tích nói với CNBC hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Biến động của giá vàng trong mối quan hệ với suy thoái kinh tế và khủng hoảng trong 100  năm qua (nguồn: Gold Prices)
Biến động của giá vàng trong mối quan hệ với suy thoái kinh tế và khủng hoảng trong 100  năm qua (nguồn: Gold Prices)

Điều thực sự quan trọng là giá vàng đã nhanh chóng vượt qua ngưỡng 2,000USD/oz, ngưỡng dự báo giai đoạn 2011 -2012 mà vàng đã không thể vượt qua. Ông Barry Dawes, chủ tịch điều hành tại Martin Place Securities nhận định với phóng viên của CNBC "sức tăng của giá vàng về cơ bản cho thấy thị trường vàng còn rất, rất mạnh".

"Tôi dự đoán vàng sẽ tăng lên 3.500 USD trong vòng 2 năm", ông Dawes nói với chương trình "Street Signs Asia" của CNBC.

Không chỉ Dawes, Bank of America đã đưa ra một dự đoán tương tự "mức cao nhất mọi thời đại" cho giá vàng từ hồi tháng 4. Ngân hàng này cho biết kim loại quý này có thể chạm mức 3.000 USD / oz. Chiến lược gia hàng hóa của BofA Securities, Michael Widmer nói rằng sự gia tăng sẽ được thúc đẩy bởi sự bất ổn toàn cầu tiếp tục - ít nhất là trong vài năm tới.

Garth Bregman của BNP Paribas Wealth Management dự đoán rằng giá vàng có thể duy trì quanh mức 2.000 USD/oz trước khi tăng trở lại.

"Chúng tôi không thấy bất kỳ sự kiện nào trong ngắn hạn có thể ngăn đà tăng giá của vàng. Trên thực tế, các yếu tố đưa vàng lên các mức cao mới này vẫn còn rất nhiều", ông Bregman, người đứng đầu dịch vụ đầu tư châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Juerg Kiener, giám đốc điều hành của Swiss Asia Capital, cũng rất lạc quan về thứ kim loại quý này.

"Nếu bạn nhìn vào bức tranh kỹ thuật, bạn thực sự có thể lấy khoảng cách này từ dưới lên và lên trên đỉnh, nó mang lại cho bạn khoảng 2.834 đô-la và đó sẽ là (một) mục tiêu ban đầu mà bạn có thể đạt được khá nhanh", ông nói .

"Tôi nghĩ rằng mục tiêu dài hạn hơn của tôi cao hơn đáng kể", ông nói với "Capital Connection". "Lý do chính là lãi suất thấp và lãi suất được thiết lập ở mức thấp không chỉ trong ngắn hạn, mà còn trong trung hạn đến dài hạn ... Toàn bộ trường hợp giữ cho vàng vẫn tiếp tục tăng giá" - David Gaud.

Trong lịch sử, ông chỉ ra rằng giá vàng đã tăng gấp bảy hoặc tám lần so với mức đáy.

Nghịch lý giá vàng và giá thị trường chứng khoán: Ai đang điều khiển giá vàng?

Biến động giá vàng và giá Dow Jones trên TTCK Mỹ trong 10 năm qua (Nguồn: Gold Prices)
Biến động giá vàng và giá Dow Jones trên TTCK Mỹ trong 10 năm qua (Nguồn: Gold Prices)

Nhìn lại lịch sử giá vàng luôn biến thiên nghịch chiều với giá trên thị trường chứng khoán. Điều này dễ hiểu bởi vàng luôn là nơi trú ngụ an toàn của nhà đầu tư khi các thị trường tài sản khác có rủi ro hoặc mầm mống của rủi ro. Mặt khác, với một lượng tiền lưu hành nhất định, cầu trên thị trường vàng thông thường sẽ chỉ tăng vọt khi các nhà đầu tư thu hẹp đầu tư ở thị trường tài sản khác và chuyển dòng tiền về vàng.

Ngoài ra, giá vàng tăng mạnh giai đoạn 2011-2012 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chủ yếu do ngân hàng trung ương các nước mua vàng để dự trữ ngoại tệ, đặc biệt là Trung Quốc.

Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2012 của Zhang Bingnan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vàng Trung Quốc, về quy mô tối ưu của dự trữ vàng Nhà nước Trung Quốc đã tính toán mức tăng trưởng dự trữ vàng PBoC, ngụ ý rằng PBoC mua khoảng 500 tấn vàng mỗi năm. Cầu vàng dự trữ cao của Trung Quốc tại thời điểm đó được xem là nguyên nhân đẩy cầu vàng thế giới tăng cao và khiến giá vàng lên tới 1,800USD/oz thời điểm đó.

Tuy nhiên, trong lần khủng hoảng này, nghịch lý đã xảy ra: thứ nhất, giá vàng biến thiên cùng chiều, thậm chí cùng tốc độ với tốc độ gia tăng của thị trường chứng khoán; thứ hai, PBoC của Trung Quốc chỉ mua vào 100 tấn vàng vật chất kể từ đầu năm 2019, đây là mức thấp hơn nhiều so với kế hoạch mua 500 tấn vàng mỗi năm trong suốt 10 - 20 năm của PBoC trước đó.

Điều này cho thấy dòng tiền chảy vào vàng dường như không phải do nhà đầu tư rút khỏi thị trường tài sản tài chính khác. Vậy nguồn tiền nào đang chảy vào thị trường vàng đẩy cầu của thị trường vàng tăng mạnh đến thế?

Quỹ ETFs vàng hiện đang là nhà đầu tư vàng lớn nhất thế giới: Theo số liệu mới nhất trên trang web của Hội đồng vàng, cho tới đầu tháng 7/2020, tổng số lượng vàng vật chất mà quỹ ETFs vàng nắm giữ đã là 3,621 tấn. Khối lượng vàng vật chất được mua bởi quỹ ETFs vàng trong nửa đầu năm 2020 đã ở mức 738 tấn vàng. Mức kỷ lục của mọi thời đại trong bối cảnh rủi ro gia tăng bởi đại dịch và sự phục hồi kinh tế ngày một bất trắc.

Đây có thể là nguyên nhân khiến cầu về vàng tăng vọt trong bối cảnh ngân hàng trung ương các nước dù gia tăng mua vàng dự trữ cũng không có nhiều nguồn lực bởi phải thu xếp nguồn tiền cho các gói cứu trợ kỷ lục và các khoản nợ quốc gia hầu hết đều tăng ở mức kỷ lục.

 

Nguồn: Bloomberg và Hội đồng vàng thế giới
Nguồn: Bloomberg và Hội đồng vàng thế giới

ETF vàng là các quỹ giao dịch trao đổi cho phép các nhà đầu tư tiếp xúc với vàng mà không cần phải trực tiếp mua, lưu trữ và bán lại kim loại quý này. Một số quỹ ETF vàng theo dõi trực tiếp giá vàng, trong khi những quỹ khác đầu tư vào các công ty trong ngành khai thác vàng.

Cũng như các loại quỹ ETF khác, công ty phát hành mua cổ phiếu của các công ty liên quan đến vàng hoặc mua và tích trữ vàng miếng cho quỹ của mình. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong quỹ, có giá trị tăng và giảm theo giá vàng cơ bản hoặc giá trị cổ phiếu công ty.

Trong khi đó, các nhà đầu tư đang mua vào các quỹ ETF vàng với số lượng kỷ lục. Trong năm tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu ETF vàng trị giá 33,7 tỷ USD, đã làm lu mờ kỷ lục hàng năm trước đó là 24 tỷ USD được thiết lập vào năm 2016, theo nghiên cứu từ Gold.org.

Các quỹ ETFs không chỉ kiểm soát giá vàng mà còn được cảnh báo là tội đồ tạo 'bong bóng' trên thị trường chứng khoán.

Không chỉ tạo nên kỷ lục giá vàng, trên thị trường chứng khoán toàn cầu, bong bóng quỹ ETFs đã trở nên ám ảnh: Các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là các quỹ đầu tư được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Hầu hết các quỹ ETF đã được tạo ra để tái tạo hiệu suất của các chỉ số thị trường, chẳng hạn như S&P 500... Tài sản của các quỹ ETF toàn cầu đã tăng từ 716 tỷ đô la Mỹ vào năm 207 lên 6,18 nghìn tỷ đô la Mỹ vào tháng 2/2020  (theo statista.com): gấp 8,63 lần về quy mô dòng tiền.

Theo các chuyên gia về đầu tư tài chính, do theo tăng trưởng nên chính sách tiền tệ bị mở rộng quá mức trong thời gian quá lâu, điều này khiến lãi suất không phản ánh rủi ro của thị trường. Lúc này, đầu tư thụ động khiến giá cổ phiếu bị méo mó. Thêm vào đó, việc đầu tư dựa vào chỉ số, mô hình, và bắt chước chiến lược của các quỹ ETFs, quỹ tương hỗ... đã khiến các nhà đầu tư quên mất việc phải phân tích thực trạng doanh nghiệp để tìm ra giá trị thực của tài sản mà mình muốn đầu tư.

Theo Michael J. Burry, một bác sĩ, nhà đầu tư và quản lý quỹ đầu cơ người Mỹ. Ông là người sáng lập quỹ đầu cơ Scion Capital, tình trạng này cực kỳ giống với bong bóng chứng khoán hóa các khoản nợ thế chấp có tài sản đảm bảo (CDO) trước Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Khi đó, phân tích cơ bản giá trị thực của tài sản - chất lượng thực của CDO không được thực hiện. Khi đó dòng vốn đầu tư quá lớn vào tài sản này chỉ dựa trên các mô hình phân tích rủi ro đoạt giải Nobel mà đã được chứng minh là không còn đúng nữa.

Phải chăng giá vàng tăng kỷ lục do giá tiền quá rẻ, dễ dãi tràn ngập thị trường và các công cụ đòn bẩy tài chính khuyến khích nợ?  

Khi nguồn gốc tăng của giá vàng được thúc đẩy bởi các quỹ đầu tư, thậm chí là đầu cơ như các quỹ ETFs vàng, thì tổng nhu cầu với vàng được thổi phồng lên gấp nhiều lần bởi công cụ đòn bảy tài chính - vay nợ.

Lợi nhuận ETFs vàng cũng như bất kỳ quỹ tương hỗ, ETFs nào khác trên sàn chứng khoán luôn được gia tăng mạnh mẽ bởi công cụ đòn bẩy tài chính. Đặc biệt trong bối cảnh hơn một thập kỷ thế giới ngập trong dòng tiền giá rẻ bởi chính sách lãi suất gần 0% thậm chí âm của ngân hàng trung ương trên khắp thế giới.

Nguồn vốn giá rẻ được kỳ vọng sẽ hấp thu vào khu vực sản xuất thực và kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên tăng trưởng trì trệ trong cả thập kỷ qua tại hầu hết các nền kinh tế lớn trên toàn cầu chứng minh rằng nền kinh tế thực không đủ sức hấp thụ hết dòng tiền này, kết quả là dòng tiền tràn sang các thị trường đầu cơ như chứng khoán, thị trường hàng hóa, trong đó có vàng.

Vàng có thể bị đầu cơ và thổi phồng giá trị hay không? Đương nhiên là có, nhưng chỉ trong ngắn hạn. Nên nhớ, bản vị vàng Tác giả Maurier cho rằng: “Cũng giống như tự do, vàng chưa bao giờ chịu khuất phục đến mức phải hạ thấp giá trị của nó”.

Bởi vậy, sự tăng mạnh của giá vàng, dù với mục tiêu đầu cơ hay bị thổi phồng bởi các công cụ đòn bẩy tài chính cho chúng ta thấy trước tương lai lạm phát rất cao của các loại tiền tệ mạnh, các khối bong bóng tài sản có thể vỡ vụn và tiền tệ - không còn nương theo bản vị vàng mà dựa vào quyết định cảm tính của cách chính trị gia - sẽ trở về đúng giá trị của vàng như nó vốn nên là thế.

Trà Nguyễn - Theo NTDVN

1.https://www.statista.com/statistics/224579/worldwide-etf-assets-under-management-since-1997/

2.https://www.gold.org/goldhub/data/global-gold-backed-etf-holdings-and-flows

3.https://www.marketwatch.com/story/global-gold-backed-etfs-tally-biggest-annual-inflow-on-record-just-5-months-into-2020-report-2020-06-04

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP