Ác mộng bên trong trại cải tạo lao động Trung Quốc: Con người bị đối xử “như thú vật”

Ác mộng bên trong trại cải tạo lao động Trung Quốc: Con người bị đối xử “như thú vật”

Ác mộng bên trong trại cải tạo lao động Trung Quốc: Con người bị đối xử “như thú vật”

Ác mộng bên trong trại cải tạo lao động Trung Quốc: Con người bị đối xử “như thú vật”

Ác mộng bên trong trại cải tạo lao động Trung Quốc: Con người bị đối xử “như thú vật”
Ác mộng bên trong trại cải tạo lao động Trung Quốc: Con người bị đối xử “như thú vật”
Thứ bảy, 28-12-2024 15:48, (GMT+07:00)
Ác mộng bên trong trại cải tạo lao động Trung Quốc: Con người bị đối xử “như thú vật”
02-09-2020 10:28

Nhà tù và các trại tạm giam ở Trung Quốc là những nơi khét tiếng về hà khắc, tàn ác. Nơi đây thật sự là cơn ác mộng đối với các tù nhân, vì họ không được đối đãi như một con người.

 

Nhà tù và các trại tạm giam ở Trung Quốc là cơn ác mộng đối với các tù nhân, vì họ không được đối đãi như một con người. (Ảnh qua Getty Images)

Suốt 3 năm ròng rã trong một nhà tù tại Trung Quốc, bà Lý Diện Kỳ – 69 tuổi bị buộc phải làm việc khoảng 17 giờ mỗi ngày, để may những bộ quần áo rẻ tiền. Đây là hình thức lao động không được trả công, và nếu không đạt chỉ tiêu sản xuất, bà Lý sẽ phải đối mặt với các hình phạt từ những người cai ngục.

Bà Lý hiện đang sống tại New York, bà đã bị giam tại cơ sở kể trên từ năm 2007 đến 2010, chỉ vì không chịu từ bỏ tín ngưỡng và ý muốn làm người tốt.

Không yên thân nếu không hoàn thành công việc

Bà Lý nhận định, Nhà tù Phụ nữ Liêu Ninh tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh phía Đông Bắc Trung Quốc “không phải là nơi cho con người ở”. “Họ bắt giữ bạn và bắt bạn phải làm việc. Bạn phải ăn những thứ không khác gì đồ ăn cho lợn, và làm việc như thú vật”.

Ngoài quần áo, nhà tù còn sản xuất ra nhiều loại hàng hóa xuất khẩu, từ hoa giả, mỹ phẩm cho tới đồ chơi lễ hội Halloween.

Bà Lý chỉ là một ví dụ nhỏ bé về hệ thống cưỡng bức lao động quy mô lớn của Trung Quốc – sản xuất ra những sản phẩm giá rẻ để phân phối cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Có một lần, một nhóm khoảng 60 công nhân không đạt đủ chỉ tiêu đã bị buộc phải làm việc liên tục suốt 3 ngày, không được phép ăn hoặc đi vệ sinh. Cai ngục sẽ sốc điện các tù nhân mỗi khi họ ngủ gật.

Bà Lý cho biết, Nhà tù Phụ nữ Liêu Ninh được chia thành nhiều đơn vị lao động, mỗi đơn vị gồm hàng trăm tù nhân, và thời điểm ấy bà thuộc trại giam số 10. 

Công nhân không đạt đủ chỉ tiêu đã bị buộc phải làm việc liên tục suốt 3 ngày, không được phép ăn hoặc đi vệ sinh. (Ảnh qua Epoch Times)

Tại đây, các tù nhân bị buộc phải sản xuất quần áo từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày. Sau đó, mỗi phạm nhân phải làm từ 10 đến 15 cành hoa giả. Thông thường, phải đến sau nửa đêm  bà Lý mới hoàn thành công việc của mình. Những người lớn tuổi thì tốc độ làm việc chậm hơn, do đó có lúc họ phải thức trắng đêm để hoàn thành chỉ tiêu. 

Bà chia sẻ: “Các nhà tù tại Trung Quốc như địa ngục vậy. Không có một chút tự do cá nhân nào hết”.

Bà Lý vẫn còn nhớ mùi chua chát khó chịu, bốc ra từ một trại giam khác sản xuất mỹ phẩm cho một thương hiệu Hàn Quốc. Mùi khét cháy, cùng tình trạng bụi bẩn vương khắp sàn đã khiến cho công nhân bị khó thở và phàn nàn không ngừng. Tuy nhiên, họ không dám để những lời phàn nàn này lọt đến tai các cai ngục, nếu không họ sẽ bị đánh đập.

Một lần, bà Lý tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các cai ngục và biết được rằng: Mỗi năm, nhà tù sẽ nhận được khoảng 10.000 NDT (khoảng hơn 33 triệu đồng) cho mỗi tù nhân mà họ cho “thuê” làm việc.

 

Có thời điểm, trong một buổi họp toàn thể tù nhân, cai ngục đã yêu cầu các tù nhân phải “làm việc cật lực”, bởi vì “nhà tù sẽ phát triển và mở rộng quy mô”.

Nhà tù cũng sản xuất các món đồ trang trí cho lễ hội Halloween để xuất khẩu. Bà Lý phải dùng dây sắt để ghim vải đen xung quanh mô hình những con ma quái dị. Sau này, bà lại nhìn thấy sản phẩm trang trí giống như đúc được gắn trên cửa một căn hộ, khi đi dạo trong một khu phố tại New York vào dịp lễ Halloween.

Người bị hại liên tục kêu cứu

Năm 2012, một phụ nữ tại bang Oregon đã tìm thấy một bức thư tay bên trong một bộ dụng cụ trang trí Halloween mà cô mua tại Kmart. Bức thư được viết bởi một người đàn ông bị giam giữ tại Trại lao động Mã Tam Gia – trại giam khét tiếng của thành phố Thẩm Dương phía Bắc Trung Quốc. 

VIDEO - CHẤN ĐỘNG BỨC THƯ GỬI TỪ "ĐIA NGỤC" MÃ TAM GIA

Người này đã kể lại về việc ông bị tra tấn và ngược đãi như thế nào. Người đàn ông tên là Tôn Di, là một người sống có tín ngưỡng, ông hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn, và muốn trở thành một người tốt. Tư tưởng và suy nghĩ của ông đi ngược lại với ĐCSTQ, vì thế nên ông bị kết án 2,5 năm từ và bị cưỡng bức lao động tại trại Mã Tam Gia vào năm 2008. Trong lúc bị giam và cưỡng bức lao động, ông đã giấu nhiều lá thư cầu cứu trong những món đồ trang trí Halloween mà mình bị buộc phải làm.

Lá thư kêu cứu tìm thấy trong một gói hàng đồ trang trí lễ hội Halloween(Ảnh qua Minh Huệ Net)

Năm 2000, Bà Lý – một nạn nhân khác đến từ thành phố Thẩm Dương, cũng bị giam giữ tại Trại lao động Mã Tam Gia. Tại đây, bà bị ép làm việc từ sáng đến tối để tạo ra những bông hoa nhựa. 

Bà cho hay, mặc dù tạo ra những bông hoa “tuyệt đẹp”, nhưng quá trình để làm ra chúng lại là một sự tra tấn. Các tù nhân không được trang bị găng tay hay khẩu trang, để bảo vệ mình khỏi những chất độc tiết ra từ các hạt nhựa bay trong không khí. Trong khi đó, toàn bộ các cai ngục đều đeo khẩu trang kín mít.

Những người lao động cũng không được phép nghỉ ngơi, ngoại trừ việc đi vệ sinh. Mà để có thể đi vệ sinh thì cũng cần phải có chữ ký của cai ngục. Hơn nữa, các tù nhân cũng không được vệ sinh tay chân.

Bà Lý cho biết: “Điều quan trọng không phải là rửa tay mà là phải làm việc cho cật lực hơn”. 

Hoa Kỳ, cũng đã từng nhiều lần bị giam giữ tại trại lao động Mã Tam Gia. Vào năm 2019, người này đã công bố đoạn phim bí mật mà anh lén đưa ra được từ trại. Đoạn phim được quay vào năm 2008 cho thấy cảnh tượng những người bị giam giữ đang chế tạo điốt bán dẫn – một linh kiện điện tử nhỏ để xuất khẩu ra thị trường quốc tế.Hành vi cưỡng bức lao động của chính quyền Trung Quốc đã dần bị quốc tế để mắt tới. Trong thời gian gần đây, các quan chức hải quan Hoa Kỳ đã tăng cường kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu do tù nhân lao động Trung Quốc sản xuất.

Kể từ tháng 9/2019, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ đã ban hành 4 lệnh tạm giữ đối với các công ty Trung Quốc, cấm hàng hóa của họ nhập cảnh vào quốc gia này.

Việc Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ thu giữ 13 tấn tóc người từ khu vực phía Tây Bắc Tân Cương vào tháng 6/2020, đã gây chú ý cho người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo khác. 

Họ là những đối tượng bị cưỡng bức lao động trong chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ. Do sức ép lớn, các thương hiệu quần áo quốc tế đã buộc phải dừng hoạt động tại các nhà máy ở Tân Cương.

Đáng chú ý là tháng 3/2020, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hàng chục nghìn người Duy Ngô Nhĩ đã bị chuyển đến các nhà máy trên khắp Trung Quốc, và bị cưỡng bức lao động. Những cơ sở này đã sản xuất hàng hóa cho khoảng 83 thương hiệu trên toàn cầu.

Nhà tù và hình thức lao động cưỡng bức là “thứ gì đó đã lây nhiễm vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc”, theo khẳng định của Fred Rocafort – một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, hiện đang làm việc cho công ty luật quốc tế Harris Bricken. 

Rocafort đã có hơn 10 năm làm luật sư thương mại ở Trung Quốc. Tại đây, ông đã thực hiện hơn 100 cuộc điều tra các nhà máy, để kiểm chứng xem họ có bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu nước ngoài mà ông đại diện hay không, và trong một số trường hợp, cũng là để kiểm tra những nhà máy này có hành vi cưỡng bức lao động hay không.

Ông cho biết: “Có một vấn đề khác đã tồn tại từ rất lâu, hơn cả vấn nạn về nhân quyền đang diễn ra tại Tân Cương hiện nay”. 

Ông cho biết, các công ty nước ngoài thường chuyển giao sản xuất cho các nhà cung ứng tại Trung Quốc. Sau đó, những nhà cung ứng này thường sẽ ký hợp đồng với các công ty sử dụng nguồn lực từ các trại lao động, hoặc thậm chí cả các nhà tù thông thường. 

Rocafort chia sẻ: “Nếu bạn là cai ngục của một nhà tù tại Trung Quốc, thì bạn sẽ có một nguồn lực lao động với giá cả vô cùng rẻ cho các nhà cung ứng Trung Quốc”. 

Trung Quốc đã cho xây dựng hàng loạt trại tập trung ở Tân Cương, giam giữ bất hợp pháp hàng trăm ngàn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh qua Arte)

Ông cho biết, các thương hiệu nước ngoài từ trước đến nay thường không để tâm, xem xét các chuỗi cung ứng tại Trung Quốc là có sử dụng hình thức cưỡng bức lao động hay không. 

Nhưng qua nhiều năm, họ đã ngày càng nhận thức được về vấn đề này, và đã có một số thay đổi tiến bộ. Tuy vậy, các doanh nghiệp quốc tế vẫn phải đối mặt với những trở ngại đáng kể, trong việc tiếp cận thông tin chính xác về hình thức lao động của các nhà cung ứng, cũng như phía cung ứng cho các nhà cung ứng này. Rocafort cho biết: “Sự thiếu minh bạch tồn tại xuyên suốt trong chuỗi cung ứng”.

Qua nhiều năm, nhiều người mua hàng tại phương Tây đã phát hiện những dòng ghi chú ẩn trong các sản phẩm, dường như nó được viết bởi những tù nhân lao động Trung Quốc, từ đó khiến tình trạng lạm dụng lao động tại quốc gia này bị dư luận quốc tế để mắt đến. 

Năm 2019, Tesco – một chuỗi bán lẻ lớn của Anh đã ngừng hợp tác với một nhà cung ứng thiệp Giáng sinh của Trung Quốc, sau khi một khách hàng phát hiện ra thông điệp viết bên trong tấm thiệp là lời kêu cứu của các tù nhân bị cưỡng bức lao động tại Đại lục.

Tại sao làm người tốt lại bị giam giữ, cưỡng bức lao động?

Tất cả những người bị hại nêu trên đều là học viên Pháp Luân Công, một môn khí công tu luyện thiền định tốt cho cả tâm lẫn thân. Pháp Luân Công khuyên dạy con người sống theo các giá trị phổ quát là Chân-Thiện-Nhẫn, ngày càng trở thành một người tốt hơn. 

Lần đầu tiên Pháp Luân Công được truyền ra xã hội là vào năm 1992, điểm đặc biệt của môn pháp chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào. Một lượng lớn những người theo tập, dù là đảng viên hay thường dân, sẽ cải biến thành những người tốt và tốt hơn nữa. Có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc, thực sự là chỉ có lợi.

Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này.

Những năm cuối thập niên 90, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát, họ thấy rằng số người theo tập Pháp Luân Công ở các công viên trên toàn quốc ước tính khoảng 100 triệu người. Vào thời điểm ấy, dân số Trung Quốc là gần 1,3 tỷ người. Tức là cứ 13 người thì có 1 người tập. Nghĩa là ở bất cứ nơi nào của Trung Quốc cũng có thể tận mắt chứng kiến sự ôn hòa và vô hại của phong trào Pháp Luân Công. Mỗi người dân Trung Quốc lúc ấy đều tối thiểu có một người trong gia đình hoặc dòng họ theo tập Pháp Luân Công.

Do người tập quá nhiều, lửa đố kỵ của Giang Trạch Dân bốc lên: ĐCSTQ tiếp tục vu khống và đàn áp chính người dân của mình. 

Bức tranh tái hiện cảnh tra tấn tù nhân lương tâm tại nhà tù và trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. (Ảnh qua Falunart)

Ngày 20/07/1999, lúc ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở Đại lục đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn.

Khác với cuộc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, Phật tử Tây Tạng, và người biểu tình ở Hồng Kông, cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra trên toàn Trung Quốc.

Những học viên bị bắt, tra tấn, bị tống vào các nhà tù, trại cải tạo lao động,….vv, rất nhiều học viên đã bị bạo hành đến chết, những ai sống sót cũng không lành lặn. Nhất là tội ác mổ cướp nội tạng để trục lợi của ĐCSTQ, mà phần lớn nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công. Thế giới đang lên án vì đây là tội ác chống lại nhân loại, và nó vẫn đang xảy ra.

Mạng lưới nhà tù rộng lớn

Vương Trí Viễn – Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Liên minh Điều tra các Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Mỹ cho biết: Ngành công nghiệp lao động trong tù tại Trung Quốc là một cỗ máy kinh tế rộng lớn, được giám sát bởi hệ thống tư pháp của chính quyền quốc gia.

Ông nhận định: Việc chính quyền quốc gia có khả năng khai thác nguồn lao động không được báo cáo này, giống như một “vũ khí chiến lược mạnh mẽ”, để thúc đẩy tham vọng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc.

Ông Vương cho hay: “Mặc cho Mỹ có đánh thuế Trung Quốc cao đến đâu, thì ngành công nghiệp tù nhân lao động của ĐCSTQ cũng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể”.

Năm 2019, tổ chức này đã công bố một báo cáo, phát hiện 681 công ty sử dụng lao động tù nhân trên khắp 30 tỉnh thành và khu vực, sản xuất hàng loạt các sản phẩm từ búp bê đến áo len để bán tại nước ngoài. 

Báo cáo cho biết, nhiều công ty thuộc sở hữu của nhà nước, trong khi một số công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát. 

Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã “chính thức lên tiếng” bãi bỏ hệ thống trại lao động vào năm 2013. Nhưng các báo cáo vẫn phát hiện những chi tiết cho thấy, ngành công nghiệp lao động cưỡng bức tại Đại lục vẫn đang tồn tại và tiến triển ổn định.

Các trại lao động chỉ đổi tên cơ sở, rồi gộp vào chung cùng hệ thống nhà tù, mà theo như lời ông Vương nói: “Nó chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi”.

Việt Anh

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP